Khi đổ BT mặt đường cần lưu ý:

Một phần của tài liệu Thuyet minh BP thi cong (Trang 29 - 31)

Phải cử ra các đội ngũ đã qua huấn luyện để phụ trách công tác đổ bê tông. Không được giao cho các công nhân chưa qua huấn luyện.

Trước khi đổ bê tông mặt đường, đơn vị chúng tôi tiến hành bàn bạc tìm phương án thi công có hiệu quả, đạt yêu cầu kỹ thuật.

Sau khi đã hoàn thiện phần đất mặt đường chúng tôi tiến hành thi công mặt đường bê tông từng đoạn có chiều dài 5m để tiện cho việc vận chuyển tập kết vật tư để thi công và tạo khe co giãn mặt đường. Khi đổ bê tông được tiến hành theo một trình tự kỹ thuật lập trước để tránh những vùng kém chất lượng.

Khối lượng được tập kết hợp lý, tính toán chính xác để tiện cho việc thi công không bị gián đoạn hoặc vận chuyển quá xa làm cho việc đổ bê tông bị gián đoạn.

Đổ bê tông đến đâu tiến hành dùng đầm dùi kết hợp đầm bàn để đầm bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 30

Đầm bê tông: Mục đích là để đảm bảo cho khối bê tông được đồng nhất, đặc chắc không bị rỗng trong hoặc rổ ngoài để toàn khối cùng chịu lực.

Đầm bê tông có thể tiến hành bằng 2 phương pháp thủ công và cơ giới.

Đầm bê tông bằng phương pháp thủ công: chỉ dùng cho kết cấu nhỏ. Dụng cụ chủ yếu là đầm gang kết hợp với que bằng sắt hoặc vồ gỗ nếu dùng đầm gang ta chọn loại nặng từ 8 đến 10 kg dùng để đầm những khối bê tông với độ sụt của vữa dưới 6 cm. Khi đầm ta nâng cao từ 10-15 cm và đầm đều tay. Khi dùng cây sắt (thường dùng với đường kính >12 cm) dùng để đầm những khối bê tông nhỏ mỏng hay để đầm những chỗ có cốt thép dày và độ sụt trên 7 cm. Khi đổ bê tông phải đổ nhiều lớp thì phải chọc xà beng hay que sắt sâu xuống lớp dưới chừng 5 cm để đảm bảo các lớp liên kết với nhau được tốt. Vồ gỗ dùng để gõ vào thành ván khuôn để sau khi tháo ván khuôn khối bê tông sẽ được phẳng nhẵn và không bị rỗ.

Các cách đầm trên thực hiện đến khi vữa bê tông không lún xuống nữa và trên mặt xuất hiện sữa xi măng là được.

Đầm phương pháp cơ giới:

Khi máy gây chấn động, vữa bê tông bị rung lên làm cho các lực ma sát (lực dính) giữa các hạt cốt liệu giảm đi và độ chảy của vữa tăng lên nên các hạt cốt liệu dần dần lắng xuống sít lại gần nhau và đẩy không khí ra ngoài để làm cho BT đặc chắc.

Sử dụng đầm dùi: Dùng để đầm bêtông có khối lượng lớn như móng, tường cánh, thân cống, tường khóa,... chiều dày của lớp bêtông từ 20-30cm. Khi đầm lần đầu đầm dùi phải ăn sâu dưới lớp bêtông phía dưới từ 510 cm để liên kết hai lớp với nhau, thời gian đầm tại mỗi vị trí từ 20-40 giây. Khoảng cách chuyển đầm dùi không được quá 1,5 lần tác dụng bán kính của đầm. Khi chuyển đầm không được tắt máy và phải rút từ từ tránh lưu lại lỗ rỗng trong bêtông ở chỗ mới vừa đổ xong. chiều dày lớp bêtông đổ để đầm không được vượt quá 3/4 của chày đầm. Khoảng cách giữa 2 vị trí đầm phải nhỏ hơn 2 lần bán kính chiều dài ảnh hưởng của đầm.

Đầm bàn dùng để đầm bê tông: Thời gian đầm một chỗ đối với các đầm bàn từ 30- 50s và phải kéo đầm từ từ và phải đảm bảo vị trí để đầm giải đầm sau ấp lên giải đầm trước một khoảng 5-10cm. Khi thấy không có vữa bê tông sụt lún rõ ràng trên mặt bằng phẳng và có nước xi măng nổi lên là được.

Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông mới đổ xong là để tạo điều kiện tốt nhất cho sự đông kết của bê tông. Chất lượng của bê tông chỉ đạt được cao khi nó có sự ninh kết (đông kết, đông cứng và rắn chắc) trong môi trường được cung cấp đầy đủ về nhiệt độ, độ ẩm và tránh va chạm đến nó. Phương pháp bảo dưỡng bê tông thường được tiến hành như sau: Sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, bề mặt của bê tông cần phải được che đậy và giữ độ ẩm. Sau 10 h đổ bê tông cần phải tưới nước bảo dưỡng bê tông. Nếu gặp thời tiết có nắng hoặc có nhiều gió thì sau khi đổ bê tông khoảng 8h công tác bảo dưỡng bê tông cần phải được thực hiện ngay. Mỗi ngày tối thiểu phải hai lần tưới nước bảo dưỡng bê tông. Số lượng lần bảo dưỡng sẽ tăng gấp đôi nếu thời tiết quá nóng và nhiều gió. Người ta thường phủ lên khối bê tông vừa đổ những bao tải ướt khi bê tông bị phơi ra ngoài nắng.

Thời gian bảo dưỡng BT do thí nghiệm quy định thường phụ thuộc vào loại xi măng, thời tiết, khí hậu của từng nơi, từng thời điểm thi công bê tông.

Không được tưới nước bảo dưỡng bê tông khi nhiệt độ bề mặt bê tông đang cao, tránh hiện tượng nhiệt độ trên bề mặt bê tông thay đổi đột ngột và sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn của bề mặt bê tông với bê tông ở trong làm bê tông bị nứt.

Công tác lấy mẫu thí nghiệm cường độ bê tông

Đơn vị dự thầu: Công ty TNHH Hoàng Giang Trang 31

Đối với các cấu kiện móng bó vỉa hè, ... Cứ 20m3 bêtông lấy một tổ mẫu gồm 3 mẫu; Đối với các cấu kiện riêng lẻ có khối lượng ít hơn 20m3 vẫn lấy 1 tổ mẫu.

Đối với bê tông mặt đường: cứ mỗi khoảng đổ khoảng 200m3, cần lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

Các mẫu thí nghiệm cần được ghi rõ số hiệu mẫu, biên bản lấy mẫu phải được mô tả đầy đủ các yếu tố liên quan đến chất lượng bê tông. Có chữ ký xác nhận của giám sát A. Mẫu bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện theo quy định của TCVN 3105-93.

Lấy mẫu bê tông:

Dụng cụ lấy mẫu, bộ khuôn thép 150*150*150 gia công bằng thép tấm 1mm bảo đảm đúng kích thước và không mất nước xi măng.

Lấy mẫu bê tông: Để đảm bảo công việc lấy mẫu được công minh, chúng tôi tiến hành lấy mẫu tại các mẻ trộn bất kỳ theo sự chỉ định của giám sát kỹ thuật.

Đơn vị chúng tôi sẽ tiến hành bảo dưỡng mẫu và được thí nghiệm bởi đơn vị thí nghiệm có tư cách pháp nhân của Nhà nước mà đơn vị thi công ký hợp đồng thuê. Kết quả thí nghiệm mẫu sẽ được đơn vị thí nghiệm tính toán, tổng hợp và cung cấp bằng văn bản.

Hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường:

Khi cốt liệu ẩm cần phải bớt trọng lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu cầu.

Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì có thể đồng thời thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ X/N.

4. Thi công khe co, khe giãn, khe dọc

Khe co, khe giãn, khe dọc được thi công theo thứ tự như sau:

Thi công khe co:

Bê tông được đổ liên tục qua khe co, phía trên vị trí làm khe co tạo thành khoảng hở rộng 0.8cm sâu 5cm trong bê tông ướt bằng cách chấn động một thanh đặt khe dày từ 8mm

Phần khe rộng khe sẽ được cắt hoàn thiện sau bằng máy cắt bê tông đảm bảo chiều rộng theo thiết kế và đổ đầy matit nhựa đường.

Thi công khe giãn:

Tấm gỗ tạp mềm 2cm, cao 15cm được đặt đúng vị trí khe giãn và được định vị chắc chắn vào nền đường

Bê tông được đổ liên tục qua vị trí khe co giãn và tạo khoảng hở rộng 2cm sâu 5cm từ mặt bê tông để chèn matit nhựa đường

Khe giãn được tiến hành cắt hoàn thiện sau khi bê tông định hình và đổ đầy matit theo đúng thiết kế

Thi công khe dọc:

Bê tông ½ mặt đường sau khi đổ, tiến hành đổ bê tông ½ mặt còn lại. Tiến hành làm khe dọc.

Trong quá trình đổ bê tông tạo khoảng hở trên bề mặt tại vị trí tiếp giáp tim tuyến tạo khoảng hở rộng 0.8cm sâu 5cm bằng cách chấn động thanh gỗ dày 0.8x5cm.

Sau khi bê tông khô dùng máy cắt hoàn thiện khe dọc để chèn matit nhựa đường theo thiết kế.

Một phần của tài liệu Thuyet minh BP thi cong (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)