Một số nghiên cứu về mật độ của đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 25 - 30)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3 Một số nghiên cứu về mật độ của đậu tương

2.3.1. Một số nghiên cứu về mật độ của đậu tương thế giới

Trong thực tế hiện nay diện tích gieo trồng không phải là vô hạn, để sản xuất đậu tương đạt năng suất, hiệu quả bên cạnh việc chọn tạo giống thì việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật giúp cây sinh trưởng phát triển và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề rất quan trọng. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia nghiều tác giả tập trung nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật thâm canh trong đó có những nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng đậu tương.

Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu trữ chủ yếu ở 15 nước trên thế giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ, Liên Xô ( cũ) với tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 2005) [15].

Mật độ cây trồng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu tương. Do đó mật độ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng này.

17

Ablett và cs (1984) [20], cho rằng ở đậu tương có sự tương tác chặt giữa giống và mật độ trồng. Nghĩa là mỗi giống đậu tương sẽ cho năng suất cao ở một mật độ trồng thích hợp.

Nghiên cứu của Cober và cs (2005) [21], khi gieo đậu tương ở mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây, dễ bị đổ ngã và chín sớm hơn. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất hạt đậu tương.

Nghiên cứu của Mayer và các cs ( 1991) [27] cho biết nếu trồng dày quá thì số cây trên một đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa số quả/ cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ, ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa quả/ cây nhiều, khối lượng 100 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao.

Taylor và cs (1982) cho rằng đậu tương trồng hàng cách nhau 25cm cho năng xuất cao hơn khi trồng với khoảng cách hàng là 1m (dẫn theo Ngô Thế Dân và cs, 1999)[6,tr.210][8].

Theo Duncan và cs (1978) [22], với một giống đậu tương cụ thể mối quan hệ giữa mật độ trồng với năng suất hạt thường biến đổi theo 3 mức sau: Mức 1 là mức tăng năng suất tăng tương quan tuyến tính khi tăng mật độ gieo; mức 2 là mức tăng năng suất hạt đạt được tới đỉnh tối đa; mức 3 là mức năng suất sẽ không tăng khi tăng mật độ trồng và bắt đầu giảm khi tiếp tục tăng mật độ.

Basnet và cs (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng và khoảng cách cây trên hàng của 5 giống đậu tương trong điều kiện có tưới ở vùng Kannas cho thấy khoảng cách 3,8 cm × 46 cm cây cao hơn, đổ cây, ít phân cành và năng xuất cao nhất thu được ở mật độ trồng thấp nhất với khoảng cách hẹp năm 1969 và ở mật độ cao nhất với khoảng cách hàng rộng năm 1970 (dẫn theo Ngô Thế Dân và cs) [8].

18

Egbe O.M (2010) [23] khi nghiên cứu mật độ trồng xen với lúa tại vùng Otobi Nigeria đã bố trí xen đậu tương với 3 mạt độ 200, 330 và 400 nghìn cây/ha nhận thấy rằng, xen đậu tương với mật độ 330 nghìn cây/ha năng xuất đậu tương đạt được là cao nhất và việc trồng với mật độ 330 và 400 nghìn cây/ha cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng xen với mật độ thấp là 200 nghìn cây/ha.

Happer (1977) có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trồng đậu tương với khoảng cách hàng hẹp đã làm năng suất đậu tương tăng lên. Năng suất đậu tương tăng lên do việc trồng với khoảng cách hàng hẹp thay đổi theo giống và mật độ trồng (Sanfo-Kantaka và Lawson, 1980) (dẫn theo Ngô Thế Dân và cs, 1999) [25].

Khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, điều kiện bất thuận; Md. Monshiur Rahman đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng đậu tương ở trường đại học Nông nghiệp Bangladesh và cho kết luận, năng suất đậu tương tăng khi tăng mật độ trồng và năng suất đạt cao nhất ở mật độ 80 – 100 cây/m2. Năng suất hạt, hàm lượng Protein và các chất khoáng như P, Ca, K, S và Zn có tương quan tuyến tính bậc hai với mật độ trồng (Md. Moshiur Rahman, 2011) [28].

2.3.2. Một số nghiên cứu về mật độ của đậu tương ở Việt Nam

Mật độ đối với mỗi loại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển, năng suất và sự phát sinh các loại sâu bệnh hại trên loại cây trồng đó. Đối với cây đậu tương mật độ là một trong những yếu tố cấu thành năng suất quan trọng, khi tăng mật độ trồng năng suất tăng nhưng mật độ trồng quá cao sẽ làm cho năng suất giảm. Thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề này.

19

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và cs ( 2001) [12] cho biết: Nếu trồng dày q thì số cây trên một đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa số quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ, ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa quả/ cây nhiều, khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao.

Trong điều kiện vụ Đông, thời vụ gieo từ 15/9-10/10 khi gieo trồng đậu tương trên đất 2 vụ lúa (Nguyễn Danh Đơng, 1993) nhận thấy mật độ thích hợp là 45-50 cây/m2, với này cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời cho năng suất cao và khả năng chống chịu của cây là tốt nhất [10].

Đối với cây đậu tương, với nhóm chín cực sớm mật độ thích hợp cho năng suất cao nhất là khoảng 35-40 cây/m2 và khi mật độ là 50 cây / m2 làm giảm mạnh khả năng phân cành và số lượng quả trên cây. Tuy nhiên tăng lượng quả lên 60 cây /m2 năng suất vẫn không thay đổi nhiều. Nhưng mật độ cao sẽ làm giảm thời gian sinh trưởng 5-7 ngày, điều này có ý nghĩa trong việc bố trí cơng thức ln canh (Nguyễn Thế Cơn, 1996) [3].

Vũ Đình Chính và Ninh Thị Phíp (2000) [19] khi nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho giống đỗ tương D140 ở vùng đồng bằng sông Hồng đã đưa ra kết luận: giống D140 cho năng suất cao nhất ở mật độ trồng 45 cây/m2 trong vụ Xuân và vụ Đông, ở mật độ 35 cây/m2 ở vụ Hè.

Với giống có thời gian sinh trưởng trung bình và số cành 1-2, tác giả Trần Thị Trường và cs (2005) [16] cho rằng vụ xuân nên gieo 30-35 cây/m2, vụ hè 25-30 cây/m2, vụ đơng 40-45 cây/m2. Cịn đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn, trên chân đất pha cát, có thể trồng dày 55-65 cây/m2.

Khi nghiên cứu mật độ cho giống AK06, các tác giả Đỗ Minh Nguyệt, Ngơ Quang Thắng, Hồng Minh Tâm kết luận: Mật độ thích hợp để giống AK06 phát huy năng suất là từ 30-35 cây/m2[2].

20

Trong điều kiện nhiệt đới của nước ta, mật độ trồng thay đổi rất lớn giữa các giống và mùa vụ gieo trồng. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh và cs [11] đối với giống đậu tương Đ2101 trong vụ Đông và vụ Xuân cho thấy: Trong vụ Đông năng suất cao nhất ở mật độ 40-50 cây/m2 đạt 19,8-20,2 tạ/ha, còn vụ Xuân lại cho năng suất cao nhất ở mật độ 20-30 cây/m2 đạt 20-20,8 tạ/ha.

Nghiên cứu của các tác giả Ngô Thế Dân và cs ( 1999) [8], Phạm Văn Thiều (2006)[13] đều chỉ ra rằng mật độ trồng đậu tương được căn cứ vào giống, thời vụ gieo trồng, độ phì của đất và mức độ thâm canh. Nghiên cứu của Luân Thị Đẹp và cs (2008) [7] về phương thức trồng xen ngô với đậu tương xuân trên đất dốc tại Bắc Kạn còn cho thấy: Mật độ trồng đậu tương còn chịu ảnh hưởng của phương thức trồng xen và liên quan đên năng suất của đậu tương.

Với cây đậu tương, quy trình hướng dẫn của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vụ xuân với giống ngắn ngày trồng mật độ 50-60 cây/m2, giống trung ngày 40-50 cây/m2, vụ hè với giống ngắn ngày trồng mật độ 40-50 cây/m2, giống trung ngày 30-40 cây/m2, giống dài ngày trồng 15-20 cây/m2.

21

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)