Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của giống
là khác nhau dao động từ 6,19-12,4 g/cây. Trong đó CT1 có lượng vật chất khơ là cao hơn CT2 (đ/c) và các công thức khác, các CT3, CT4 và CT5 có lượng vật chất khơ là tương đương với CT2 (đ/c).
Về tỷ lệ chất khô dao động từ 14,25-19,52% và tương đương nhau ở các mật độ khác nhau.
- Thời kỳ chắc xanh:
Thời kỳ này khả năng tích lũy chất khơ của cây đậu tương là cao nhất, lượng chất khơ tích lũy trong thời kỳ này tăng khoảng 3 lần so với thời kỳ trước. Qua theo dõi có thể thấy thời kỳ này khả năng tích lũy vật chất khơ ở các mật độ khác nhau là tương đương nhau.
Về tỷ lệ chất khô dao động từ 22,55-25,82% và tương đương nhau ở các mật độ khác nhau.
Tóm lại, qua 2 thời kỳ theo dõi về khả năng tích lũy vật chất khơ trên giống đậu tương ĐT51 cho thấy khi tăng mật độ thì khả năng tích lũy vật chất khơ của các cây đậu tương giảm xuống.
4.2.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 giống đậu tương ĐT51
Năm 1886 Hellrigel và Wilfarth [4] đã phát hiện ra khả năng cố định Nitơ của cây đậu Hồ Lan bằng thí nghiệm trồng trên cát cây kiều mạch và cây đậu Hoà Lan. Đến năm 1888 Beijerinck [4] đã phân lập được vi khuẩn
40
nốt sần, năm 1889 vi khuẩn nốt sần được đặt tên là Rhizobium. Trong bộ rễ của đâu tương có hình thành nốt sần nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tạo thành hệ thống rễ có thể cố định đạm tự do trong khơng khí để cung cấp cho cây. Số lượng nốt sần trên rễ cây thể hiện khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm sinh học của cây. Khi gặp các điều kiện thuận lợi phù hợp thì nốt sần sẽ phát triển mạnh, số lượng nhiều kích thước lớn, tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao, và ngược lại.
Để đánh giá khả năng hình thành nốt sần ở các mật độ khác nhau, tôi đã theo dõi các chỉ tiêu về nốt sần qua các thời kì sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương ĐT51 và kết quả dược thể hiện qua bảng 4.6.
Qua số liệu ở bảng 4.6 cho thấy số lượng nốt sần tăng dần qua các thời kì theo dõi và giảm dần khi mật độ trồng tăng lên.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mật độ đến sự hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51
Mật độ
Thời kì hoa rộ Thời kì chắc xanh
Số lượng nốt sần (nốt/cây) Khối lượng nốt sần (g/cây) Số lượng nốt sần (nốt/cây) Khối lượng nốt sần (g/cây) CT1 31,00 1,03 37,45 1,96 CT2 (đ/c) 30,44 1,22 28,11 1,82 CT3 27,00 0,84 29,89 1,77 CT4 26,67 0,90 28,22 1,62 CT5 26,22 0,65 28,11 1,58 P >0,05 <0,05 <0,05 >0,05 Cv% 22,7 16,6 10,9 11,9 LSD.05 - 0,29 6,23 -
41
- Thời kì hoa rộ:
Nốt sần trên rễ cây đậu tương được hình thnh từ khá sớm, khi cây bắt đầu có từ 2-3 lá thật, bởi vậy vào thời kỳ hoa rộ số lượng cũng như khối lượng nốt sần là khá cao và tăng lên đáng kể.
Qua theo dõi số lượng nốt sần ở các mật độ khác nhau thì số lượng nốt sần là tương đương nhau, khối lượng nốt sần có sự sai khác qua các cơng thức thí nghiệm. Trong đó khối lượng nốt sần ở CT1 tương đương với khối lượng nốt sần ở CT2 (đ/c), các CT3, CT4, CT5 có khối lượng nốt sần tương đương nhau và nhỏ hơn khối lượng nốt sần ở CT2 và các công thức khác.
- Thời kì chắc xanh:
Ở thời kì này số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần của cây đậu tương tăng mạnh và đạt tối đa. Qua bảng số liệu cho thấy số lượng nốt sần ở các mật độ khác nhau là khác nhau, trong đó CT1 có số lượng nốt sần nhiều hơn CT2 (đ/c) và các công thức khác, các CT3, CT4, CT5 có số lượng nốt sần tương đương nhau và tương đương với CT2 (đ/c). Khối lượng nốt sần ở thời kỳ này qua các mật độ trồng khác nhau là tương đương nhau.
Tóm lại, qua kết quả theo dõi ta có thể thấy số lượng cũng như khối lượng của đậu tương qua các thời kỳ theo dõi (thời kỳ hoa rộ, thời kỳ chắc xanh) đạt cao nhất ở thời kỳ quả chắc xanh.