Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh và khả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 50 - 54)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến tình hình sâu bệnh và khả

và khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính là một trong các nguyên nhân làm giảm năng suất của cây đậu tương. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất một cách đáng kể vì nó làm giảm làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn hại một số bộ phận hoặc tồn bộ bộ phận trên cây. Vì vậy việc đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại là hết sức cần thiết đối với đậu tương.

42

Mật độ gieo trồng khác nhau làm ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh hại của giống. Khi tăng mật độ trồng cây chỉ số diện tích lá tăng chiều cao cây tăng làm thay đổi tiểu khí hậu. Theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến sâu bệnh hại tôi thu được số liệu như bảng 4.7.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống đậu tương ĐT51

Mật độ Bệnh lở cổ rễ thời kì cây con (%) Bệnh gỉ sắt (điểm) Sâu cuốn lá thời kì ra hoa làm quả (%) Sâu đục quả thời kì quả non (%) Sâu đục thân (%) Khả năng chống đổ của cây (điểm) CT1 3,34 3 2,19 3,56 2,56 1 CT2 (đ/c) 2,94 3 2,70 3,39 2,74 1 CT3 2,88 3 3,17 2,95 2,58 2 CT4 2,16 5 2,94 3,39 2,75 2 CT5 2,12 5 3,46 3,67 2,40 3 P >0,05 - >0,05 >0,05 >0,05 - Cv% 17,8 - 21,5 21,9 15,2 - LSD.05 - - - - - - - Ghi chú:

Bệnh gỉ sắt: Điểm 1: Rất nhẹ (< 1% diện tích lá); Điểm 3: Nhẹ (1% - 5% diện tích lá); Điểm 5: Trung bình (> 5% - 25%

diện tích lá); Điểm 7: Nặng (> 25% - 50% diện tích lá); Điểm 9: Rất nặng (> 50% diện tích lá)

Khả năng chống đổ của cây: Điểm 1 : Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng). Điểm 2 : Nhẹ (< 25% số cây bị đổ rạp). Điểm 3 : Trung bình (25% - 50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%). Điểm 4 : Nặng (51 - 75% số cây bị đổ rạp). Điểm 5 : Rất nặng (> 75% số cây bị đổ rạp)

- Bệnh lở cổ rễ:

Là loại bệnh hại phổ biến trên cây đậu tương và thường xuất hiện ở giai đoạn khi cây mọc được 7 ngày. Qua theo dõi ta thấy mức độ bị bệnh ở các mật độ khác nhau dao động từ 2,12-3,34% là tương đương nhau.

43

- Bệnh gỉ sắt:

Bệnh gỉ sắt do nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow gây ra, bệnh phổ biến ở Đài Loan, Trung Quốc, Úc, Nga, các nước Đông Á và Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Mỹ (nhất là Trung và Nam Mỹ). Ở Việt Nam, có tài liệu cho biết đã phát hiện ra nấm bệnh từ những năm 1940 và hiện nay bệnh có mặt và gây thiệt hại trên tất cả các vùng trồng đậu tương từ Bắc vào Nam[17].

Bệnh có thể nhận biết rõ ràng khi các túi bào tử như các nốt mụn màu vàng xuất hiện ở phía dưới phiến lá và các túi bào tử vỡ ra bào tử màu nâu đỏ. Các bào tử được phát tán đi bởi gió. Ở điều kiện nhiệt độ thích hợp (15-30oC), ẩm ướt nó nảy mầm và xâm nhập vào lá qua các mơ khí khổng. Vết bệnh có thể hình thành ở các bộ phận cây. Cây đậu tương ở các tuổi đều mẫn cảm với bệnh. Ở nước ta, bệnh thường phát triển mạnh sau khi đậu tương ra hoa, từ những lá tầng thấp rồi lan dẫn lên những lá tầng trên, làm lá vàng khô rồi rụng hàng loạt. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan rộng, nó có thể huỷ hoại toàn cây. Bệnh hại nặng làm năng suất đậu tương giảm tới 40- 50%. Ở nước ta bệnh gây hại quanh năm. Ở các tỉnh miền Bắc, bệnh gây hại nặng cho vụ đậu tương đông xuân. Ở miền Nam bệnh gây hại từ cuối vụ hè thu chuyển sang gây hại nặng trong vụ thu đông.

Qua theo dõi bệnh gỉ sắt gây hại trên đậu tương ở các CT1, CT2, CT3 ở mức nhẹ, CT4 và CT5 ở mức trung bình. Như vậy, khi tăng mật độ trồng cây từ 20 cây/m2 lên 60 cây/m2 thì sẽ làm tăng diện tích lá bị bệnh gỉ sắt từ mức 3 lên mức 5.

- Sâu cuốn lá:

Qua theo dõi cho thấy sâu cuốn lá xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây đậu tương sinh trưởng thân lá mạnh, sâu hại nhiều ở thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa đến làm quả. Tỷ lệ sâu cuốn lá dao động từ 2,19 - 3,46%, trong đó các CT1, CT3, CT4, CT5 có mức độ sâu hại là tương đương nhau và tương đương với CT2 (đ/c)(2,7%).

44

- Sâu đục quả:

Đây là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây đâu tương vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt, loại sâu này thường xuất hiện và gây hại cho đến khi quả chín và thu hoạch. Mật độ cao dẫn đến chỉ số diện tích lá lớn đã tạo mơi trường cho sâu đục quả phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng sâu hại trên các mật độ khác nhau dao động từ 2,95 - 3,67% là tương đương nhau.

- Sâu đục thân:

Đây là loại sâu gây ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ cũng như năng suất của đậu tương trong vườn sản xuất. Qua kết quả nghiên cứu tỷ lệ sâu đục thân hại trên cây đậu tương ở các mật độ khác nhau dao động từ 2,40 - 2,75% là như nhau, khơng có sự sai khác.

- Khả năng chống đổ của cây:

Đậu tương cũng như nhiều loại cây trồng khác, khả năng chống đổ tốt là một trong những tiêu chí quan trọng đối với cơng tác chọn tạo giống. Vì để có quang hợp tốt hút nước vận chuyển dinh dưỡng thuận lợi thì cây phải ở thế đứng thẳng, nếu cây bị đổ thì quang hợp kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh tỷ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ lép tăng, năng suất giảm.

Khả năng chống đổ của cây được quyết định bởi một số đặc trưng như chiều cao cây đường kính thân và đặc tính di truyền của giống thường những giống cao cây đường kính thân nhỏ dễ bị đổ hơn giống thấp cây đường kính thân lớn. Ngồi ra, các yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, ánh sáng, gió bão, đặc tính di truyền giống, chế độ dinh dưỡng, biện pháp canh tác cũng ảnh hưởng tới khả năng chống đổ của đậu tương.

Kết quả theo dõi tính chống đổ của giống đậu tương ĐT51 cho thấy giống này có khả năng chống đổ tốt, ở CT1 và CT2 điểm chống đổ là 1, ở CT3 và CT4 điểm chống đổ là 2, với CT5 điểm chống đổ là 3. Như vậy, khi mật độ tăng lên thì chiều cao cây tăng và đường kính thân nhỏ đi làm khả năng chống đổ của cây giảm.

45

4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các yếu tố cấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)