Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 37)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của

trưởng của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 trưởng của giống đậu tương ĐT51

Thời gian sinh trưởng của một cây trồng trên đồng ruộng phản ánh chu kỳ kinh tế của cây trồng đó. Q trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương mang một ý nghĩa lớn đối với khoa học và sản xuất đậu tương, giúp bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý, cũng như phân vùng sản xuất phù hợp điều kiện sinh thái, ngoài ra nếu thời gian sinh trưởng càng ngắn thì càng rút ngắn được thời gian đầu tư, nhanh thu hồi vốn.

Thời gian sinh trưởng của giống đậu dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, mùa vụ, thời tiết khí hậu, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác trong đó có mật độ gieo trồng. Để đánh giá thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 dưới tác động của mật độ gieo trồng trong vụ Hè Thu năm 2017, chúng tôi đánh giá theo các giai đoạn sinh trưởng như: từ ngày cây mọc đến ngày ra hoa, ra hoa đến chin sinh lý, từ gieo hạt đến ngày chín sinh lý.

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.1 như sau: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các cơng thức thí nghiệm có biến động, các công thức gieo trồng với mật độ khác nhau thì các thời kỳ sinh trưởng của chúng khác nhau.

29

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 tai Võ Nhai, Thái Nguyên.

(Đơn vị: ngày)

Mật độ Thời gian từ khi gieo đến…

Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh Chín (TGST)

CT1 5 28 38 65 87

CT2 (đ/c) 5 28 38 65 88

CT3 5 29 39 66 88

CT4 5 29 41 68 90

CT5 5 32 41 68 91

* Giai đoạn từ gieo đến mọc:

Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt giống xuống đất, hạt hút ẩm

trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm xoè ra. Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương yêu cầu giai đoạn này phải có đủ nước, nhiệt độ và oxy. Lượng nước hạt đậu tương hút nhiều nước hơn so với các cây trồng khác. Hạt phải hút một lượng nước trên 50% trọng lượng hạt thì hạt mới nảy mầm. Quá trình nảy mầm rất mẫn cảm đối với nhiệt độ. Nhiệt độ từ 15- 30oC là thích hợp nhất q trình nảy mầm của hạt đậu tương. Trong khoảng nhiệt độ này, chỉ sau gieo 3-7 ngày là hạt đã nảy mầm. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 10oC hạt nảy mầm kéo dài 12-15 ngày mới mọc. Nếu cao trên 30oC hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm yếu. Hàm lượng O2 có liên quan tới ẩm độ đất, nếu ẩm độ đất trên 90% thì khơng đủ O2 để hạt nảy mầm. Khi có đủ nước, oxy, nhiệt độ thì hạt sẽ hút nước trương lên, các men prơteinaza, amyloaza v.v... chứa trong hạt bắt đầu hoạt động chuyển các chất dự trữ ở dạng phức tạp sang đơn giản về ni phơi và hình thành bộ phận mới.

30

Ngồi các yếu tố ngoại cảnh nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng CO2 hay độ sâu lấp đất sự nảy mầm của hạt đậu tương còn chịu tác động bởi các yếu tố nội tại như độ mẩy của hạt, độ chín của hạt và các yếu tố di truyền.

Đây là gian đoạn quan trọng đối với cây đậu tương nó quyết định đến số lượng cây trên đồng ruộng cũng như thời gian sinh trưởng của cây và năng suất cây trồng.

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy: Do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và độ thơng thống của đất là tương đồng nhau nên thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu tương ĐT51 ở các mật độ khác nhau là đồng đều (5 ngày).

* Giai đoạn từ gieo đến phân cành:

Thời kỳ phân cành được tính từ khi cây có 1- 2 lá kép và căn bản kết thúc lúc bắt đầu nở hoa. Tốc độ sinh trưởng thân lá trong thời gian đầu của thời kỳ này tương đối chậm chỉ tới khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ 2 và sắp ra nụ ra hoa mới bắt đầu tăng nhanh. Đây là thời kỳ mầm hoa bắt đầu phân hoá. Thời kỳ này rất quan trọng, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều, sinh trưởng nhanh thì mầm hoa mới phân hoá được nhiều. Nhưng nếu thân lá sinh trưởng quá mạnh lại ức chế mầm hoa phân hoá chậm lại. Thời kỳ này nốt sần bắt đầu được hình thành và khả năng cố định N dần dần được tăng lên. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kỳ này là nhiệt độ: 22-25oC, ẩm độ đất: 70-80% và yêu cầu ánh sáng đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển khỏe. Có thể nói đây là thời kỳ mấu chốt để có cây đậu tương thân to, đốt ngắn, rễ ăn sâu và mầm hoa nhiều.

Qua bảng số liệu 4.1 có thể thấy thời gian từ gieo đến phân cành của cây đậu tương ở các mật độ khác nhau đã có sự phân hóa khác nhau, trong đó ở CT1 và CT2 có thời gian phân cành ngắn hơn, tiếp đó là CT3 và CT4, CT5 có thời gian phân cành dài nhất.

31

* Giai đoạn từ gieo đến ra hoa:

Đây là thời kì sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Giai đoạn này là thời kì bộ rễ, thân lá sinh trưởng phát triển, các vi khuẩn nốt sần hình thành nốt sần trong rễ và giúp cây đậu tương cố định đạm, thời kì cây phân hóa hoa là thời kì quyết định đến số hoa và quyết định đến số quả sau này của đậu tương.

Kết quả theo dõi qua bảng 4.1 cho thấy ở thời gian này với các mật độ trồng khác nhau có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch là không nhiều từ 38-40 ngày, qua đây cho thấy khi tăng mật độ thì thời gian này có xu hướng kéo dài hơn.

* Giai đoạn ra gieo đến chín:

Đây là thời gian quyết định đến số quả, số hạt, số hạt chắc trên cây, độ lớn của hạt và cũng là thời gian quyết định đến năng suất của đậu tương. Qua số liệu theo dõi cho thấy giống đậu tương ĐT51 được trồng ở mật độ khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau, cụ thế là mật độ càng dày thì thời gian sinh trưởng của cây càng dài từ 87 - 91 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng: từ số liệu trên bảng 4.1 ta thấy thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 có biến động ở các mật độ khác nhau, giữa các mật độ thời gian sinh trưởng tăng lên khi tăng mật độ. Trong đó ở mật độ 20 cây/m2 thời gian sinh trưởng (TGST) là ngắn nhất (87 ngày ) và TGST dài nhất là ở mật độ 60 cây/m2 (91 ngày).

4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu tương ĐT51 giống đậu tương ĐT51

Chiều cao thân chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng và mức độ thích nghi của giống trong điều kiện cụ thể. Chiều cao thân chính liên quan đến số đốt trên thân, số đốt mang quả và khả năng chống đổ của cây.

32

Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình trịn, trên thân có nhiều lơng nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi cịn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi cịn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ. Tồn thân có một lớp lơng tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống khơng có lơng tơ. Những giống có mật độ lơng tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khoẻ. Ngược lại những giống khơng có lơng tơ thường sinh trưởng khơng bình thường, sức chống chịu kém. Thân có lơng tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau.

Chiều cao thân chính chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác và đặc điểm di truyền giống, trên giống đậu tương ĐT51 chiều cao cây tăng lên khi mật độ của cây tăng lên, khi tăng mật độ gieo trồng lên mức 50-60 cây/m2 thì chiều cao cây tăng mạnh và cao nhất ở mật độ 60 cây/m2.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng giống đậu tương ĐT51 tại các mật độ khác nhau

(Đơn vị: cm)

Giai đoạn

CT Phân cành Ra hoa Chắc xanh Chín

CT1 28,85 40,95 58,95 59,70 CT2 (đ/c) 31,16 44,97 59,82 60,59 CT3 29,60 44,7 61,23 61,48 CT4 33,27 47,53 67,48 67,82 CT5 34,48 52,75 72,5 73,08 P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 Cv (%) 6,20 4,50 9,37 7,80 LSD.05 3,65 3,90 7,80 9,45

33

Hình 4.1: Biểu đồ chiều cao cây trung bình ở một số giai đoạn sinh trưởng giống đậu tương ĐT51 tại các mật độ khác nhau.

Kết quả theo dõi bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:

Chiều cao trung bình của một số giai đoạn ở giống đậu tương ĐT51 tăng dần qua các mật độ khác nhau.

- Giai đoạn phân cành:

Chiều cao cây ở giai đoạn này tăng dần từ CT1 đến CT5, dao động từ 28,5 - 34,48 cm. Trong đó CT1, CT3, CT4 tương đương với CT2 (đ/c) và CT4 có chiều cao cây cao hơn CT1. CT5 có chiều cao cây cao hơn hẳn CT2 (đ/c) .

- Giai đoạn ra hoa:

Ở thời kì này chiều cao cây tiếp tục tăng lên, dao động từ 40,95- 52,75 cm. Trong đó CT1 có chiều cao cây thấp hơn hẳn CT2 ( đ/c); CT3, CT4 có chiều cao cây tương đương nhau và tương đương CT2 (đ/c), CT5 có chiều cao cây là cao nhất (52,75cm) cao hơn hẳn công thức đối chứng và các công thức còn lại và ở mức tin cậy là 95%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

phân cành ra hoa chắc xanh chín

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

34

- Giai đoạn chắc xanh:

Ở giai đoạn này các chiều cao cây ở các mật độ khác nhau có chiều cao cây khác nhau dao động từ 58,95- 72,50 cm. Chiều cao cây ở CT1, CT3, CT4 tương đương với CT2 (đ/c), trong đó CT1 và CT3, CT3 và CT4 tương đương nhau, CT4 có chiều cao cây lớn hơn CT1. CT5 có chiều cao cây tương đương với CT4 và CT5 cao hơn chiều cao cây của CT2 và các cơng thức cịn lại, mức độ tin cậy là 95%.

- Giai đoạn chín:

Đây là giai đoạn thể hiện chiều cao cuối cùng của cây đậu tương ở các mật độ khác nhau chiều cao dao động từ 59,7-73,08 cm. Chiều cao cây ở CT1, CT3, CT4 là tương đương nhau và tương đương với CT2 (đ/c). CT5 có chiều cao cây tương đương với CT4 và CT cao hơn chiều cao cây của CT2 và các công thức cịn lại.

Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, khi mật độ gieo trồng tăng thì chiều cao cây cũng tăng lên.

4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 ĐT51

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái của giống đậu tương ĐT51

Mật độ Số đốt trên thân (đốt) Chiều cao đóng quả (cm) Đường kính thân chính (cm) Số cành cấp 1 (cành) CT1 13,33 9,63 0,29 3,27 CT2 (đ/c) 13,17 10,12 0,28 3,03 CT3 12,70 11,32 0,22 1,93 CT4 12,63 14,20 0,21 1,70 CT5 12,97 14,15 0,18 1,40 P >0.05 <0.05 <0.05 <0.05 Cv(%) 4,10 9,1 6,6 16,6 LSD.05 - 2,04 0,03 0,71

35

* Số đốt trên thân:

Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35-40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3-10 cm. Cây đậu tương trong vụ hè thường có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu tương thường cao từ 0,3m - 1,0m. Giống đậu tương dại cao 2-3 m. Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió bão [17].

Theo dõi bảng 4.3, có thể thấy số lượng số đốt trên thân chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền giống, qua các mật độ trồng khác nhau số đốt trên thân là tương đương nhau khơng có sự khác biệt.

* Chiều cao đóng quả:

Chiều cao đóng quả được xác định bằng khoảng cách từ vết lá mầm đến đốt mang quả dưới cùng. Đây là một căn cứ để xác định khả năng chống đổ của giống. Nếu chiều cao đóng quả lớn thì khả năng chống đổ kém và ngược lại, nếu chiều cao đóng quả thấp thì khả năng chống đổ tốt hơn.

Khi mật độ tăng, chiều cao cây tăng lên thì chiều cao đóng quả cũng tăng lên tương ứng. Chiều cao đóng quả ở các CT1, CT3 là tương đương nhau và tương đương với CT2 ( đ/c). CT4 và CT5 có chiều cao đóng quả là tương đương nhau, cao hơn CT2 (đ/c) và các cơng thức cịn lại.

* Đường kính thân chính:

Cùng với chiều cao cây, chiều cao đóng quả, đường kính thân chính cũng liên quan đến khả năng chống đổ và sức sinh trưởng của cây đậu tương. Nếu chiều cao cây thấp kết hợp với đường kính thân lớn và vị trí đóng quả thấp

36

sẽ tăng khả năng chống đổ cho cây. Đường kính thân lớn hay bé phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, biện pháp canh tác, chế độ dinh dưỡng.

Theo dõi bảng 4.3 ta thấy đường kính thân chính của cây dao động từ 0,182- 0,293 cm. CT1 có đường kính thân lớn nhất và tương đương với đường kính thân của CT2 (đ/c), CT3, CT4 và CT5 có đường kính thân tương đương với CT2 (đ/c).

Như vậy có thể nói mật độ trồng có ảnh hưởng đến đường kính thân, khi tăng mật độ trồng thì đường kính thân có xu hướng nhỏ đi.

* Số cành cấp 1 trên thân:

Số cành cấp 1 có ý nghĩa quyết đinh đến số cành mang quả và quyết định một phần đến năng suất. Số cành cấp 1 trên cây chịu sự tác động của nhiều yếu tố như sự đi truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc.

Qua bảng theo dõi thấy: Mật độ trồng có ảnh hưởng đến số cành cấp 1 trên thân chính, khi tăng mật độ thì số cành cấp 1 trên thân chính sẽ giảm xuống. Ở độ tin cậy là 95%, số cành cấp 1 trên thân chính của CT1 là tương đương với CT2 (đ/c) và CT3, CT4, CT5 có số cành cấp 1 thương đương nhau và ít hơn số cành cấp 1 ở CT2 (đ/c).

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT51 trong vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51.

Chỉ số diện tích lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của các giống và liên quan đến năng suất hạt. Theo Liu và các cộng sự (2008) [26]: Năng suất đậu tương sẽ tăng cho đến khi ruộng đậu tương đạt đến chỉ số diện tích lá tối ưu. Tác giả cho rằng trong một môi trường sinh thái nhất định, việc xác định chỉ số diên tích lá tối ưu ở từng thời kì đảm bảo cho năng suất cao là một vấn đề cần thiết và rất qua

37

trọng nhằm xác định được các biện pháp kỹ thuật thích hợp để ruộng đậu tương đạt năng suất cao. Kết quả nghiên cứu của Liu và các cộng sự (2008) [26]; Muchow (1985) [29] cho biết chỉ số diện tích lá tối ưu của cây đậu tương biến động từ 3,5-5,0 m2 lá/m2 đất ở thời kì cuối ra hoa và khi đó chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu năm 2017 tại Võ Nhai - Thái Nguyên. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)