Cấu trúc hiển

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC DI TRUYỀN (word - docx) (Trang 58 - 60)

- Làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng

1. NST Ở NGƯỜI VÀ BỆNH HỌC NST Nhiễm sắc thể

1.1.1. Cấu trúc hiển

Dưới kính hiển vi quang học ( sử dụng ánh sáng thường ) có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất vào kì giữa của quá trình phân bào nguyên nhân.

Ở kì giữa của ngun phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn và co ngắn tới mức cực đại trơng như một khối đặc, có hình thái và kích thước đặc trưng.

Mỗi nhiểm sắc thể thường dài từ 0.2µm-50µm, chiều rộng từ 0,2µm-2µm.

Các nhiễm sắc thể thường có dạng hạt, dạng que hoặc điển hình nhất là dạng hình chữ V.

Mỗi nhiểm sắc thể có một tâm động, chia nhiễm sắc thể thành 2 cánh. Tùy vị trí của tâm động mà nhiễm sắc thể có hình dạng khác nhau:

Nếu tâm động nằm chính giữa thì nhiễm sắc thể có dạng hình chữ V cân ( có 2 cánh đều nhau ).

Nếu tâm động nằm lệch về một bên thì nhiễm sắc thể có dạng hình cữ V lệch.

Tâm động nằm ở eo thứ nhất của nhiễm sắc thể, là chỗ gấp giữa 2 cánh của nhiễm sắc thể. Tâm động là điểm trượt của nhiễm sắc thể trên dây thoi vô sắc để về 2 cực tế bào. Ở một số nhiễm sắc thể cịn có eo thứ 2 , là nơi nhiễm sắc thể tổng hợp ra nhân con. Tại các eo, nhiễm sắc thể không xoắn.

Vị trí của tâm động xác định tỉ lệ chiều dài 2 cánh. Đây là chỉ tiêu di truyền tế bào để phân nhóm, xếp loại nhiễm sắc thể theo kích thước và để đánh giá mức độ ổn định hay khơng bình thường của nhiễm sắc thể, liên quan đến sinh lý, sinh hố, năng suất, tính chống chịu và khả năng sinh sản của vật nuôi, cây trồng.

Cấu trúc của nhiễm sắc thể (1) Chromatit

(2) Tâm động - nơi 2 chromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vơ sắc trong q trình ngun phân và giảm phân

(3) Cánh ngắn (4) Cánh dài

* Đặc điểm của bộ NST

Tế bào của mỗi lồi sinh vật khác nhau thì có bộ nhiễm sắc thể khác nhau, đặc trưng về số lượng và hình dạng của mỗi lồi. Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (kí hiệu là 2n). Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (kí hiệu là n). Số lượng bộ nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội khơng phản ánh được trình độ tiến hóa của lồi.

Bộ nhiễm sắc thể của con người là 2n=46 (n=23). (tam nhiễm 2n+1) Bộ nhiễm sắc thể của tinh tinh là 2n=48 (n=24).

Bộ nhiễm sắc thể của gà là 2n=78 (n=39). Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm là 2n=8 (n=4). Bộ nhiễm sắc thể của cá chép là 2n=104 (n=52). Bộ nhiễm sắc thể của ruồi nhà là 2n=12 (n=6). Bộ nhiễm sắc thể của Trâu đầm là 2n=48 (n=24). Bộ nhiễm sắc thể của Khỉ là 2n=42 (n=21). Bộ nhiễm sắc thể của Chó là 2n=72 (n=36). Bộ nhiễm sắc thể của Lợn là 2n=38 (n=19). Bộ nhiễm sắc thể của Thỏ là 2n=44 (n=22). Bộ nhiễm sắc thể của Ngựa là 2n=64 (n=32). Bộ nhiễm sắc thể của Lừa là 2n=62 (n=31)

Bộ nhiễm sắc thể của Chuột cống là 2n=44 (n=22). Bộ nhiễm sắc thể của Chuột nhắt là 2n=40 (n=20). Bộ nhiễm sắc thể của Cá sấu là 2n=48 (n=24). Bộ nhiễm sắc thể của ếch là 2n=26 (n=13) Bộ nhiễm sắc thể của Đỉa là 2n=16 (n=8)

Bộ nhiễm sắc thể của Giun tròn là 2n=11(đực) 2n = 12 giun cái (n=6). Bộ nhiễm sắc thể của Thủy tức là 2n=32 (n=16).

§Thực vật

Bộ nhiễm sắc thể của cà chua là 2n=24 (n=12). Bộ nhiễm sắc thể của đậu Hà Lan là 2n=14 (n=7). Bộ nhiễm sắc thể của ngô là 2n=20 (n=10).

Bộ nhiễm sắc thể của lúa nước là 2n=24 (n=12). Bộ nhiễm sắc thể của cải bắp là 2n=18 (n=9). Bộ nhiễm sắc thể của thuốc lá là 2n=48 (n=24). Bộ nhiễm sắc thể của dâu tằm là 2n=56 (n=28). Bộ nhiễm sắc thể của khoai tây là 2n=48 (n=24). Bộ nhiễm sắc thể của Hành là 2n=16 (n=8).

Bộ nhiễm sắc thể của Lúa mì mềm là 2n=48 (n=24). Bộ nhiễm sắc thể của Tảo lục là 2n=20 (n=10). Bộ nhiễm sắc thể của nấm men là 2n=36 (n=18)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC DI TRUYỀN (word - docx) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w