- Theo Oat Xơn và Cric (1953) thì phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn (2 chuỗi polinucleotit ) xoắn song song và ngược chiều nhau quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải ). Chiều của mạch là 5’P-3’OH tức là bắt đầu bằng C5’ của đường C5H10O4 ở nucleotit thứ nhất và kết thúc ở C3 ở nucleotit cuối cùng. Đầu 5’P của mạch này cùng phía với đầu 3’OH của mạch kia.
- Mỗi vịng xoắn của ADN có đường kính là 20A0 , có chiều dài là 34A0 và gồm 10 cặp nucleotit. Như vậy mỗi cặp nucleotit chiếm 3,4 A0 trên chiều dài của ADN. Trong phân tử ADN, tổng số các bazơ purin luôn bằng tổng số các bazơ pyrimidin , tức là:
A + G A + G = T + X => = 1 A + G = T + X => = 1
- Các nucleotit giữa 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro , G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro , do đó A=T, G=X và như vậy, cứ 1 bazơ có kích thước lớn (A, G) liên kết với 1 bazơ có kích thước nhỏ (T, X). Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trên 2 mạch đơn của ADN mà khi biết được số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên một mạch đơn ta sẽ biết được số lượng, thành phần, và trình tự sắp xếp của các nucleotit trên mạch đơn còn lại.
- A+G/T+X = 1 là đặc trưng cho ADN của từng lồi sinh vật và từng loại tế bào, có nghĩa là ở mỗi lồi sinh vật thì tỉ số này là một hằng số đặc trưng riêng. Ví dụ : Tỉ số A + G
T + X
- Ở tế bào gan của người: 1.54 - Ở tế bào gan bò đực: 1.37 - Ở tinh trùng cá hồi: 1.43 - Ở men bia: 0.95 - Ở phế cầu khuẩn: 0.92 - Ở vi khuẩn E. coli: 1.00 - Ở thực thể khuẩn T4: 1.87 - Ở tinh trùng người: 1.67 1.3. Tính chất của ADN
ADN có tính đặc thù: ở mỗi lồi, số lượng + thành phần + trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN là nghiêm ngặt và đặc trưng cho loài.
ADN có tính đa dạng: chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của 4 loại nuclêôtit tạo ra các ADN khác nhau.
Tính đa dạng + tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù cho mỗi loài sinh vật.