Tổng quan về báo Thanh niên và Tiền phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về báo Thanh niên và Tiền phong

2.1.1. Báo Tiền phong

Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam cần có một diễn đàn, một tiếng nói, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đồn TNCS Hồ Chí Minh) đã quyết định thành lập một tờ báo - Cơ quan ngơn luận của mình.

Tiền thân của báo Tiền phong là tờ Hồn nƣớc (1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Đến năm 1949, tờ báo của Đoàn mang tên Sức trẻ, nhƣng ra đƣợc 15 số thì phải dừng vì xƣởng in bị cháy.

Năm 1950-1952, tổ chức Đồn có tạp chí Thanh niên. Ngày 16/11/1953, tại xã Minh Thanh (huyện Sơn Dƣơng, Tuyên Quang) chính thức ra đời tờ báo Tiền phong do đồng chí Nguyễn Lam, lúc bấy giờ là Bí thƣ thứ nhất T.Ƣ Đồn làm chủ nhiệm (sau này đồng chí Nguyễn Lam là Bí thƣ T.Ƣ Đảng, Phó Thủ tƣớng Chính phủ).

Năm 1956, báo Tiền phong ra hai kỳ một tuần, đến năm 1959 lên ba kỳ/ tuần. Giữa những năm 1980, báo Tiền phong ra mỗi tuần một kỳ; giai đoạn từ 1975 đến 1985 là thời kỳ khó khăn, giấy để in báo khơng đủ, đời sống cán bộ, phóng viên rất gian khổ.

Cho đến những năm 1987, 1988, bắt nhịp với công cuộc đổi mới của đất nƣớc, với tinh thần tự lực, tự cƣờng, “tự cứu” nhƣ lời đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, anh chị em cán bộ, phóng viên của báo đã tìm mọi cách thốt ra khỏi những khó khăn, tự tìm nguồn lực (kể cả việc phối hợp với nhà in giấy Tân Mai để có giấy in báo). Báo bắt đầu đổi mới thông tin, đổi mới măng séc, đổi mới cách trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản…

Cuối năm 1988, báo ra số Tiền phong Chủ nhật; ngày 7/11/1992 ra chuyên san Ngƣời đẹp Việt Nam; ngày 25/5/1995, ra thêm hai chuyên san Tiền phong Cuối tháng và Tri thức trẻ. Tháng 7/2001, báo Tiền phong ra 5 số/tuần. Đến năm 2006 thì ra hàng ngày. Từ năm 2005 có báo điện tử…

Sau nhiều lần thay đổi địa điểm trụ sở, đến nay báo Tiền phong số 15 Hồ Xuân Hƣơng (Hà Nội) đã trở thành địa chỉ tin cậy, thân thiết của tuổi trẻ cả nƣớc, của hàng triệu bạn đọc…

Từ một tờ báo ra hàng tuần, Tiền phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có uy tín cao với 6 ấn phẩm phát hành rộng rãi trong cả nƣớc và ngƣời Việt ở nƣớc ngồi. Báo Tiền phong có 6 ban đại diện, nhiều phóng viên thƣờng trú, in cùng giờ ở 5 điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bn Ma Thuột và Vinh (Nghệ An).

Hiện báo Tiền phong phát hành đồng thời 6 ấn phẩm: Tiền phong hàng ngày, Tiền phong Chủ nhật, Tiền phong cuối tháng, Tiền phong Điện tử, Ngƣời đẹp Việt Nam (2 kỳ/tháng), Tri thức trẻ (3 kỳ/tháng).

2.1.2. Báo Thanh niên

Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát hành số đầu tiên vào ngày 3 tháng 01 năm 1986 với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo là ông Huỳnh Tấn Mẫn, ngƣời từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh.

Ban đầu khi thành lập tờ báo chỉ có khoảng 10 cán bộ phóng viên. Đến nay, Thanh niên đã là tờ báo có số lƣợng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản một ngày (có thời điểm phát hành hơn 400.000 bản). Lực lƣợng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên gần 400 ngƣời, có cơ ngơi làm việc khang trang tại Hà Nội, TP. HCM và văn phòng đại diện ở các khu vực với trang thiết bị hiện đại; có văn phịng thƣờng trú tại Thái Lan, Singapore. Doanh thu của báo bao gồm doanh thu phát hành và quảng cáo đạt kết quả tốt

với tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc từ 8% đến 30% đạt mức gần 600 tỉ đồng/năm trong các hoạt động và phong trào thanh thiếu niên cả nƣớc.

Với tinh thần, thái độ ủng hộ cái mới, cái tích cực và góp phần đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực bởi nhiều tin tức nhanh nhạy, khách quan, chính xác, báo Thanh niên đã góp dịng chảy của mình vào sự nghiệp chung của báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần cùng các cơ quan chức năng trong việc làm lành mạnh hoá xã hội, điều chỉnh các chính sách phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân và của các tầng lớp thanh niên; góp phần quan trọng tiếng nói của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, bám sát thực tiễn xã hội, nhất là nhu cầu thông tin, đƣợc trao đổi của tuổi trẻ, của nhân dân, phản ánh khách quan, chân thực, toàn diện sức sống và sự vƣơn lên mạnh mẽ của đất nƣớc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƢ là “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy cái tích cực, đẩy lùi cái tiêu cực”...

Hiện nay Thanh niên đã có hệ thống ấn phẩm truyền thông mạnh bao gồm: Thanh Niên (nhật báo - tiếng Việt), Thanh Niên Tuần San (tạp chí), Thanh Niên Thể thao & Giải trí (nhật báo).Thanh Niên Online tiếng Việt (http://www.thanhnien.com.vn) Thanh Niên Online tiếng Anh (http://www.thanhniennews.com) Thanh Niên Weekly (tuần báo). Trong đó nhật báo có số lƣợng phát hành lớn nhất cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 40 - 43)