Thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội và cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Khảo sát nội dung thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in

2.2.3. Thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội và cơ cấu ngành nghề

Muốn chọn nghề, xây dựng nghề nghiệp và hình thành sở thích nghề nghiệp trƣớc hết phải có thơng tin cơ bản: nghề đó là gì, nghề đó nhƣ thế nào...? Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, số lƣợng nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú nhƣng cũng luôn biến đổi. Cùng với sự thay đổi của phƣơng thức sản xuất, nghề nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu nhân lực vì thế cũng biến động. Do vậy, nhu cầu thông tin về nhân lực cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề trong xã hội luôn rất lớn. Mặt khác, nguồn thông tin nghề nghiệp cũng là nguồn thông tin căn bản ban đầu trong quá trình định hƣớng nghề nghiệp của học sinh. Muốn hƣớng nghiệp tốt thì thơng tin về nhân sự, về cơ cấu ngành nghề phải chính xác, cập nhật liên tục, thƣờng xun và đặc biệt phải có tính dự báo.

Nắm bắt đƣợc nhu cầu của công chúng trong việc tiếp nhận thông tin về nhu cầu nhân lực và cơ cấu ngành nghề, các báo đã không ngừng cung cấp cho công chúng những tƣ liệu mới nhất, xác thực nhất, đa dạng nhất về thế giới nghề nghiệp để từ đó có thể so sánh, sàng lọc và lựa chọn nghề phù hợp.

- Báo chí phản ánh về tình trạng thất nghiệp tràn lan của thị trƣờng lao động:

Theo đà biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua cũng gặp nhiều khó khăn, hiện tƣợng thất nghiệp xảy ngày càng nhiều. Đây cũng là một trong những chủ đề đƣợc 2 tờ báo TP và TN phản ánh nhiều nhất trong nội dung thông tin về nhu cầu nhân lực với khoảng gần 20 tin, bài.

Phản ánh tổng thể về bức tranh việc làm cho ngƣời lao động trên thế giới báo Thanh niên số ra ngày 24/1/2013 có bài Gần 200 triệu người thất nghiệp công bố các số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): "Trong năm 2012, thế giới có 197 triệu người thất nghiệp, tăng 4,2 triệu người so với

năm trước và chiếm 5,9% số người thuộc độ tuổi lao động. Tình trạng này sẽ khó được cải thiện trong 5 năm tới và đến năm 2017, số không kiếm được việc làm sẽ lên đến 210 triệu người.

Về tình trạng việc làm của thanh niên Việt Nam, báo TP ngày 14/5/2013 cũng đƣa ra những con số: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố báo

cáo “Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2013”. Theo đó, tại Việt Nam, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao gấp 3 lần người trưởng thành.

Dự đốn về tình hình việc làm của lao động trẻ trong những năm tiếp theo báo TN đƣa ra nhận định: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo

năm 2013, trong bối cảnh kinh tế xấu đi, thất nghiệp tồn cầu tăng trở lại và có thể gia tăng trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, thị trường lao động vẫn

tiếp tục ảm đạm với lao động trẻ. (Thất nghiệp gia tăng trong lao động trẻ,

TN. 21/2/2013).

Báo TP và TN cũng có nhiều bài báo phản ánh về hiện tƣợng thất nghiệp của lao động trong nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Cùng bàn về hiện tƣợng thất nghiệp của thanh niên ở Nghệ An, báo TN (23/2/2013) có bài "Hàng

ngàn cử nhân thất nghiệp , báo TP (1/3/2013) cũng có bài Hơn 7000 cử

nhân thất nghiệp ở Nghệ An . Hai bài báo cùng đƣa ra những con số đáng báo

động: "Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở

GD&ĐT Nghệ An) cho biết, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An vừa thực hiện khảo sát tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp. Kết quả đến đầu năm 2013 cho thấy, có 12.191 SV đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên nhưng chưa có việc làm (trong đó có 1 thạc sĩ, 3.047 ĐH, 4.042 CĐ).

Giải thích ngun nhân của tình trạng này, 2 tờ báo đồng quan điểm lý giải: "Sinh viên ra trường thất nghiệp quá nhiều là hệ quả của việc mở quá

nhiều trường ĐH, CĐ trong khi chất lượng đào tạo ở một số trường chưa tốt. Mặt khác, tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ của học sinh trước khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai đã tạo ra áp lực việc làm dù thực tế ở Nghệ An đang thừa thầy thiếu thợ.

Ngồi phản ánh về tình trạng thất nghiệp của thanh niên tại Nghệ An, 2 tờ báo cũng có nhiều bài viết về hành trình tìm kiếm việc làm chật vật của giới trẻ đặc biệt là những "cử nhân" mới tốt nghiệp trên nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Cụ thể nhƣ tin về: Gần 25.000 học sinh, sinh viên tốt

nghiệp chưa có việc làm (TN, 15/3/2013) tại Thanh Hóa; Lao đao tìm việc

cuối năm (TN.1/1/2013) phản ánh tình trạng ngƣời lao động tại TP.HCM

khơng có việc làm trong giai đoạn sát tết, Cử nhân cũng thất nghiệp (TN.

4/5/2013)...

Đặc biệt hơn, báo còn chỉ ra một thực trạng rất đáng lo ngại, trong hồn cảnh nền kinh tế suy thối mạnh mẽ hiện nay ngay cả nhân lực chất lƣợng cao nhƣ thủ khoa đại học, chuyên gia... cũng lo thất nghiệp. Các báo có nhiều bài thu hút chú ý của bạn đọc nhƣ: Cử nhân, chuyên gia cũng thất nghiệp

(TP.28/6/2012), Thủ khoa lo thất nghiệp (TP.3/9/2012); Nhân sự cao cũng lao đao (TN.6/6/2013).

- Báo chí phản ánh cơ cấu ngành nghề và nhu cầu việc làm theo ngành nghề hiện nay.

Dựng lên bức tranh toàn cảnh về nhu cầu nhân lực theo ngành nghề trong những năm tới, báo TN số ra ngày 23/11/ 2012 có bài: Xu hướng việc

làm trong tương lai của tác giả T.Hằng - M.Luân qua đó phân tích: Ngành

tài chính ngân hàng trong những năm tới sẽ cần nhân lực chất lƣợng hơn, ngành sản xuất và tiêu dùng phát triển bền vững; ngành công nghệ, kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng nhu cầu cao. Giải thích cho nhận định trên, tác giả đƣa ra ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng: "Về xu hướng các ngành kinh tế, tài

chính, ngân hàng đang trong giai đoạn bão hòa. Nhưng về dài hạn, đây vẫn là ngành rất quan trọng và là xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển nóng về lượng, trong ngắn hạn 2015 sẽ phát triển về chất. Phải là người có khả năng, kỹ năng làm bài bản, sở trường thiên hướng làm ngân hàng mới có cơ hội trụ lại ở ngành này. Đối với những ngành sản xuất và tiêu dùng có cơ hội phát triển do chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất,

cộng với dân số Việt Nam trẻ nên thị trường tiêu thụ rất lớn. Chưa nói Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu ngành hàng này ra nước ngoài”.

Cũng trên báo TN (12/1/2013) đăng bài Ngành nghề nào đang thu hút

lao động (Mỹ Quyên) trong đó tổng hợp số liệu khảo sát của Trung tâm dự

báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động TP.HCM, giai đoạn 2013-2015: "Nhân lực thuộc các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ luôn ln thiếu. Tại TP.HCM, trong năm 2013, nhóm ngành marketing - kinh doanh - bán hàng chiếm 27,08% nhu cầu nhân lực. Kế đó là nhóm ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ - phục vụ chiếm 19,92%, công nghệ thông tin - điện tử - viễn thơng chiếm 7,79%...”.

Cịn lại, có 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm cũng ưu tiên nhân lực, trong đó có du lịch, giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe…Lực lượng lao động cần nhiều nhất là ở trình độ trung cấp 21,52%, CĐ cần 11,21%, ĐH chỉ cần 12,31% và trên ĐH chỉ cần 0,5%.

Phân tích về nhu cầu nhân lực của từng ngành nghề cụ thể báo Thanh niên có rất nhiều bài viết. Báo đƣa ra các ngành học đang cần nhu cầu cao và phân tích cụ thể nhằm định hƣớng cho độc giả. Các ngành đang cần nhân sự nhƣ: Thiếu nhân viên y tế học đường (TN. 15/11/2012), Ngành Công nghệ

thông tin đang tăng trưởng (TN. 23/11/2012), Thiếu trầm trọng giáo viên tư

vấn (TN. 25/12/2012), Thiếu nhân lực y tế trầm trọng (TN.11/8/2012),

Thiếu giáo viên mầm non (TN.15/1/2013)... Bên cạnh đó là những ngành

đang mất dần vị thế: Ít nhu cầu ngành tài chính sức khỏe (TN. 6/10/2012),

Sinh viên tài chính trước nỗi lo thất nghiệp (TN. 3/11/2012), "Sinh viên ngân hàng lo thất nghiệp (9/11/2012), Ngành ngân hàng không cần nhiều nhân lực (TN.2/1/2013), Đào tạo sư phạm tràn lan (TN.26/1/2013), Học ngành điều dưỡng khó kiếm việc làm (TN. 17/5/2013), Khối ngành sức khỏe - tăng chỉ tiêu, tăng thất nghiệp (TN. 30/5/2013)…

- Báo chí cũng đăng tải nhu cầu tuyển dụng nhân sự của nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, là cứ liệu để bạn đọc có thể theo dõi và tìm kiếm cơ hội. Bài Thiếu nhân lực y tế trầm trọng (TN. 11/8/2012) trích dẫn số liệu

của Báo cáo tại Hội nghị đào tạo nhân lực y tế vùng ĐBSCL (tổ chức ngày 10.8 tại Cần Thơ) của Trƣờng ĐH Y dƣợc Cần Thơ, cho thấy: "Tồn vùng

ĐBSCL hiện chỉ có 9.264 bác sĩ (BS), đạt tỷ lệ 5,27 BS/10.000 dân. Tương tự, tỷ lệ dược sĩ đại học (DSĐH) của vùng cũng chỉ đạt 0,73 DSĐH/10.000 dân. Trong khi đó, theo Quyết định 153 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam thì đến năm 2010, chỉ tiêu về nhân lực y tế phải đạt trên 7 BS và 1 DSĐH/10.000 dân. Như vậy, để đáp ứng đủ nhân lực theo quyết định trên, vùng ĐBSCL còn thiếu trên 3.000 BS và 655 DSĐH. Các địa phương thiếu nhiều nhất là An Giang (thiếu 508 BS), Sóc Trăng (thiếu 458 BS), Tiền Giang (thiếu 363 BS) và Hậu Giang (thiếu 235 BS). .

Phản ánh nhu cầu tuyển dụng bác sĩ phục vụ nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận báo Thanh Niên có tin: UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn

bản gửi Trường ĐH Y Dược TP.HCM đề nghị hỗ trợ đào tạo bác sĩ, dược sĩ hệ chính quy nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho các chuyên gia làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân của tỉnh.Tỉnh sẽ chọn thí sinh dự thi vào các trường ĐH y dược năm 2012, có tổng số điểm gần bằng điểm chuẩn đầu vào, gửi đào tạo 20 bác sĩ đa khoa, 10 bác sĩ y học cổ truyền, 10 bác sĩ y học dự phòng và 10 dược sĩ. (TN. 21/8/2012).

Có thể khẳng định, thế giới nghề nghiệp và thơng tin về nhu cầu nhân lực trong cả nƣớc đƣợc đăng tải trên ba tờ báo rất đa dạng giúp học sinh có thể sàng lọc, căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân để có những quyết định chọn lựa ngành nghề phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)