Đánh giá của công chúng về thực trạng thông tin trên báo in về vấn đề GDHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 81 - 89)

2.2.7 .Giới thiệu nhân vật điển hình

2.4. Đánh giá của công chúng về thực trạng thông tin trên báo in về vấn đề GDHN

vấn đề GDHN

Nhằm đƣa ra các đánh giá của công chúng về thực trạng thông tin trên báo in về vấn đề GDHN, tác giả luận văn đã thực hiện một điều tra xã hội học trên phạm vi nhỏ (200 phiếu) giành cho đối tƣợng học sinh lớp 12 PTTH và sinh viên năm nhất trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Cụ thể là học sinh các trƣờng THPT Lam Sơn, THPT Đào Duy Từ, sinh viên trƣờng ĐH Hồng Đức Thanh Hóa, sinh viên trƣờng CĐ Thƣơng mại TW5 Thanh

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có đến 62,89% nguồn tin về GDHN mà học sinh tiếp cận đƣợc cung cấp bởi các phƣơng tiện TTĐC.

Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của HSSV về GDHN trên các PTTTĐC, phiếu điều tra đặt câu hỏi: Anh (chị) có quan tâm đến các thơng

tin về nghề nghiệp mà mình lựa chọn được phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay không? . Kết quả là có 54 phiếu (chiếm 27%) trả

lời các em rất quan tâm, 107 phiếu (53,5%) quan tâm và chỉ có 39 phiếu (19,5%) cịn lại thể hiện thái độ ít quan tâm hoặc khơng quan tâm đến nguồn tin này.

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lựa chọn của cơng chúng đối với loại hình báo chí khi tiếp nhận nguồn tin GDHN

28% 35% 8% 29% Báo in Báo điện tử Phát thanh Truyền hình

Qua biểu đồ, có thể thấy, loại hình báo chí mà cơng chúng thƣờng xuyên và ƣa thích lựa chọn hơn cả là báo điện tử. Truyền hình chiếm vị trí thứ 2. Báo in vẫn có lƣợng độc giả ổn định với 28% tổng số.

Phần lớn HSSV nói rằng, họ theo dõi nguồn tin về GDHN trên báo in Thanh Niên và Tiền Phong là do tại trƣờng học và gia đình có đặt mua 2 loại báo này và đây cũng là 2 tờ báo in phổ biến nhất tại địa phƣơng mà họ đang sinh sống (42%). Có 35,8% theo dõi vì báo thƣờng xun có những thơng tin phân tích, đánh giá, bình luận về nghề nghiệp lựa chọn mà các loại hình báo

chí khác khơng có. Tỉ lệ cịn lại đọc báo do nhận thấy tính tiện ích của báo in nhƣ: gần gũi, gọn nhẹ, có thể mang đi mọi lúc mọi nơi, đặc biệt có thể mang tới lớp học, giảng đƣờng đọc cùng bạn bè, có thể lƣu trữ thông tin bằng cách cắt, gián tạo thành kho tƣ liệu tham khảo... Số ít ngƣời khác đọc báo in do chi phí mua báo rẻ tiền, phù hợp với túi tiền của bản thân, do thói quen ít hoặc khơng sử dụng internet thành thạo...

Qua điều tra XHH cũng cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng công chúng khơng thích tiếp nhận nguồn tin từ báo in. Trong đó, có tới 113 phiếu chiếm 56,5% số HSSV đƣợc hỏi cho rằng lý do họ không tiếp cận nguồn tin về hƣớng nghiệp trên báo in là do nhận thấy thấy tính thời sự và tính hấp dẫn của báo in kém hơn hẳn truyền hình và internet. Trong trao đổi, trò truyện thêm với ngƣời phỏng vấn, các em khẳng định thƣờng đọc báo Thanh Niên online và Tiền Phong Online hơn so với bản in, do tính tiện ích của internet và quan trọng là phiên bản online cũng đăng tải đầy đủ nội dung mà báo giấy đã thông tin. 40,5% (81 phiếu) khẳng định, lý do chính để khơng đọc báo in là do tại địa phƣơng mà các em sống, báo in khơng phải là loại hình báo chí phổ biến nhất. Tỉ lệ ngƣời đọc báo in không nhiều, chủ yếu tập trung ở bộ phận công chức, nơi làm việc có đặt mua báo in. Một số SV của trƣờng đại học Hồng Đức đến từ các huyện miền núi nhƣ Mƣờng Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy... thừa nhận: Các em gần nhƣ khơng có sự tiếp xúc với báo in nói chung và báo TN hay TP nói riêng. Phƣơng tiện thơng tin đại chúng quen thuộc đối với HSSV vùng miền núi, vùng sâu vùng xa chủ yếu là đài phát thanh hoặc truyền hình VTV. Đáng chú ý hơn là có khoảng 5% số học sinh (tƣơng đƣơng 10 phiếu trả lời) tỏ thái độ thờ ơ và thừa nhận họ chƣa bao giờ xem hoặc đọc báo in để theo dõi các vấn đề về GDHN do nhận thấy bản thân đã có đầy đủ nguồn tin về nghề nghiệp trong tƣơng lai.

Qua điều tra XHH và sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, có thể khẳng định, cơng chúng đặc biệt là HSSV có nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu về vấn

đề hƣớng nghiệp. Trong đó báo in dù có những hạn chế nhất định so với các loại hình báo chí khác nhƣng vẫn thu hút đƣợc lƣợng độc giả tƣơng đối. Phần lớn độc giả tìm đến báo in để đƣợc theo dõi những tin bài có tính phân tích, bình luận sâu sắc, tính định hƣớng rõ ràng là thế mạnh mà những loại hình báo chí khác khơng thể phát huy.

Qua khảo sát cho thấy, nội dung GDHN đƣợc công chúng tiếp nhận chủ yếu là thơng tin về tuyển sinh ĐH,CĐ,TCCN, đào tạo nghề vì đây là vấn đề sát sƣờn, thiết thực đối với các em HSSV đặc biệt là bậc PTTH. Việc báo chí cung cấp bức tranh toàn cảnh về nội dung tuyển sinh của các trƣờng, chỉ tiêu đào tạo ngành nghề giúp các em xây dựng đƣợc kho tƣ liệu qua đó có thể so sánh, lựa chọn trƣờng, ngành nghề phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân.

Bảng 2.4. Bảng khảo sát ý kiến của HSSV về nội dung thông tin HN được đọc nhiều

nhất trên báo in TP, TN (6/2012 - 6/2013)

TT Nội dung thông tin Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1

Thông tin về đƣờng lối chính sách, chủ trƣơng mới của Đảng Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục & Đào tạo về vấn đề GDHN

20 10

2 Thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN, đào tạo nghề. 75 37,5

3 Thông tin giới thiệu các cơ sở đào tạo; giới thiệu và

chỉ dẫn về các ngành, nghề trong xã hội 33 16,5 4 Thông tin về nhu cầu nhân lực; phân tích, tƣ vấn

lựa chọn ngành, nghề 72 36

Nguồn tin quan trọng thứ 2 mà công chúng tiếp nhận từ báo chí là thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội, các bài viết phân tích, tƣ vấn lựa chọn ngành nghề của chuyên gia. Đây là nội dung chiếm tỉ lệ (36%) ít hơn thơng tin tuyển sinh khơng đáng kể (1,5%).

Khác với những năm trƣớc đây, khi mà HSSV khi bƣớc vào chọn trƣờng, chọn nghề chỉ chú tâm tới các con số về chỉ tiêu, điểm chuẩn... của

ngành học; đến nay do đòi hỏi của thị trƣờng lao động cũng nhƣ sự biến động không ngừng của nền kinh tế, việc lựa chọn ngành nghề hợp lý tránh tình trạng thất nghiệp tràn lan đang là một vấn đề, thì vấn đề hƣớng nghiệp càng cần đƣợc HSSV quan tâm và cân nhắc đến nhiều hơn. Do đó số lƣợng các bài báo phản ánh về thị trƣờng lao động, nhu cầu việc làm; những bài báo tƣ vấn chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu xã hội ngày càng nhiều lên. Điều này cũng cho thấy, báo chí càng phản ánh những vấn đề liên quan đến lợi ích con ngƣời thì càng thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả.

Đánh giá về nội dung thông tin hƣớng nghiệp trên báo in TN và TP có 20% số HSSV đƣợc hỏi cho rằng chất lƣợng nội dung rất tốt, 30% nhận xét tốt, 27% chƣa tốt lắm và 23% ý kiến phản hồi kém.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của độc giả đối với nội dung thông tin hướng nghiệp trên báo in

38% 32% 30% Hài lòng Tạm hài lòng Khơng hài lịng

Qua biểu đồ cho thấy, mức độ hài lịng của cơng chúng về các nội dung GDHN đăng tải trên báo in còn thấp hơn so với nhu cầu thật sự của công chúng. Cơng chúng mong muốn có nguồn tin HN đa dạng và hƣớng tới nhiều đối tƣợng hơn nữa. Đánh giá của công chúng về hình thức thơng tin HN trên báo in đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Bảng khảo sát ý kiến của HSSV về hình thức thơng tin HN trên báo in TP, TN

TT Hình thức thơng tin dễ tiếp cận nhất Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Tin 80 40

2 Bài phản ánh 70 35

3 Phỏng vấn 27 13,5

4 Các thể loại khác 23 11,5

Bảng khảo sát ý kiến cho thấy, tin là thể loại báo chí mà cơng chúng thích đọc nhất do tính ngắn gọn, cơ đọng xúc tích rất phù hợp với nhu cầu tiếp cận nguồn tin nhanh, nhiều trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Tiếp đến là các bài phản ánh cũng đƣợc công chúng quan tâm hơn cả do đặc điểm tái hiện đƣợc toàn cảnh vấn đề, đƣa ra đƣợc thực trạng cũng nhƣ các góc khuất mà dƣ luận quan tâm, luận giải nó trên nhiều bình diện khác nhau do đó đáp ứng nhu cầu thơng tin sâu, đa chiều của độc giả. Các thể loại khác, độc giả thƣờng đọc sơ hoặc bỏ qua, ít mang lại hiệu quả.

Phần lớn độc giả (chiếm khoảng 60%) cho rằng số lƣợng tin bài về GDHN trên báo in cịn chƣa nhiều, thiếu tính tập trung, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đƣa tin, phản ánh sự kiện, thiếu những bài bình luận, chun luận mang tính khái qt cao. Cách thức thể hiện, truyền tải thông tin chƣa hấp dẫn đông đảo bạn đọc do hạn chế đặc điểm của loại hình báo in chi phối. Mặc dù trong những năm qua, các báo đã cố gắng thay đổi hình thức và phƣơng thức đƣa tin về chủ đề này nhƣng vẫn chƣa làm hài lòng độc giả.

Thực tế cho thấy, trong vòng 1 năm từ tháng 6/2012 - 6/2013, báo in TP, TN nói riêng và hệ thống báo in nói chung đã dành nhiều tin bài, nỗ lực tìm kiếm hƣớng mới, mơ hình hay về HN. Kết hợp với các chƣơng trình hỗ trợ tƣ vấn trực tiếp tham vấn nhiều vấn đề ngành nghề cho nhiều đối tƣợng bạn đọc khác nhau trong xã hội. Những cố gắng của các tờ báo đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả.

Qua điều tra, 60% số HSSV sử dụng nguồn tin GDHN trên báo in nhƣ là nguồn tƣ liệu tham khảo nhằm định hƣớng quá trình chọn lựa nghề nghiệp của mình, 53% vận dụng kiến thức thu nhận đƣợc vào thực tiễn chọn nghề và chỉ 7% cịn lại nói rằng, nguồn tin trên báo in khơng ảnh hƣởng gì đến quyết định nghề nghiệp của họ.

Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định: Truyền thông đại chúng là kênh quan trọng giúp công chúng tiếp nhận thơng tin về GDHN. Trong đó, báo in là một trong những phƣơng tiện mà công chúng mong muốn thu nhận nguồn tin nhiều nhất. Cơng chúng tạm hài lịng với nguồn tin về hoạt động GDHN qua báo in, tuy nhiên nội dung và cả hình thức thơng tin chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu của độc giả. Hiệu quả của thông tin GDHN trên báo đã làm thay đổi nhận thức về việc lựa chọn ngành nghề của công chúng và một phần tác động giúp thay đổi hành vi chọn nghề của công chúng.

* Tiểu kết chương 2

Thông qua thống kê, phân tích, khảo sát thực trạng thơng tin HN trên 2 tờ báo TN và TP thời gian từ 6/2012 - 6/2013 có thể khẳng định, báo chí ngày càng chú trọng công tác truyền thông về GDHN, nội dung và phƣơng thức thông tin về chủ đề này trên báo chí ngày càng cập nhật, phong phú và có nhiều thay đổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của động đảo công chúng. Trong đó, báo in có một lƣợng độc giả lớn quan tâm.

Nội dung phản ánh về đề tài hƣớng nghiệp trên báo in đa dạng bao gồm những thơng tin về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; thông tin về nhu cầu và biến động của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; thông tin về tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; thông tin về hệ thống nghề nghiệp đã và đang phát triển trong tƣơng lai; thông tin về các xu hƣớng biến động của ngành nghề; thông tin về nhu cầu nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc... đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu của nguồn nhân lực trong tƣơng lai giúp HSSV có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp cũng nhƣ bƣớc đầu xác định đƣợc định hƣớng nghề nghiệp cho tƣơng lai... Có thể nói với khả năng của mình báo in đã đƣa nguồn tin rất cập nhật về vấn đề HN đến với công chúng. Nội dung thông tin luôn luôn đƣợc đổi mới, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc, trên cơ sở nguyện vọng, nhu cầu của cơng chúng, báo chí đã tạo nên bức tranh tồn cảnh về HN qua đó giúp độc giả tiếp nhận và xử lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung thông tin, các báo cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tịi cách thức, con đƣờng thể hiện khác nhau nhằm hạn chế nhƣợc điểm của báo in và thu hút độc giả nhƣ việc sử dụng ảnh, box, biểu đồ, đồ thị.... Những cách làm mới đã mang lại hiệu quả, giúp cơng chúng u thích và tìm đến báo in nhiều hơn.

Nguồn tin về GDHN trên báo in có ảnh hƣởng sâu rộng, tác động và làm thay đổi đến tâm lý xã hội, đến tổ chức và doanh nghiệp. Nội dung thơng tin cịn trực tiếp ảnh hƣởng đến nhận thức của phụ huynh và học sinh trong vấn đề lựa chọn nghề và khởi nghiệp. Thơng qua đó góp phần điều chỉnh tâm lý và hành vi chọn nghề lành mạnh của công chúng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ GDHN TRÊN BÁO IN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (khảo sát báo thanh niên, tiền phong tháng 6 2012 6 2013) (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)