Hành trình phá án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết tên của đóa hồng (umberto eco) (Trang 28 - 32)

6. Đóng góp của luận văn

1.3. Hành trình phá án

Trung tâm trong cốt truyện trinh thám là một vụ án bí hiểm. Từ cái cớ bí hiểm đó, các nhà trinh thám phát triển câu chuyện dựa trên sự điều tra. Theo từng trang truyện, người đọc xâm nhập vào hành trình soi sáng sự thật. Laurence Devillairs, tiến sĩ triết học người Pháp cho rằng “Trung tâm của một cốt truyện trinh thám không phải là tội ác mà là cuộc điều tra. Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết không xuất hiện như là một sự phi lí, quá đáng, không thể tưởng tượng nổi, mà nó như một phương trình, một ẩn số thích hợp để cấp cho nó một giá trị”. Tên của đóa hồng mang đầy đủ những yếu tố cần thiết của một cốt truyện trinh thám: có án mạng, kẻ sát nhân với những dấu vết để lại. Tuy nhiên, quyển sách chấm dứt bằng cách đưa ra cho độc giả hai lựa chọn: sự yên lặng của Adso, người tìm thấy bình an trong tâm hồn nhờ

suy ngẫm về cõi hư vô; và sự tìm kiếm của William, người không rõ mục đích của chính mình, nhưng trong tiến trình tìm kiếm đó, người đã xây dựng nên xã hội Trung cổ đầy khiếm khuyết và bấp bênh. Chúng ta có thể thống kê các vụ án mạng như sau:

Bảng thống kê các vụ án mạng

T T

Thời gian Không gian Nạn nhân

1 Canh khuya (trước khi thầy William và Adso đến tu viện)

Dưới chân sườn núi dốc đứng

Adelmo xứ Otranto (tu sĩ trẻ)

2 Ngày thứ hai (Kinh sớm) Sau lễ điện, trong thùng đựng tiết heo

Venantiu xứ Salvamec (học giả tiếng Hy Lạp)

3 Ngày thứ ba (Đêm) Bồn tắm Berengar

4 Ngày thứ năm (Kinh

trưa)

Phòng thí nghiệm của Severinus

Severinus (nhà dược thảo)

5 Ngày thứ sáu (Kinh

sớm)

Giáo đường Malachi (thủ thư)

Câu chuyện mở đầu bằng cái chết bí ẩn của tu sĩ trẻ Adelmo xứ Otranto “Một sáng nọ một người chăn dê phát hiện xác huynh nằm dưới chân vách đá, bên dưới Chính tòa. Vì những tu sĩ khác còn trông thấy huynh ấy trong khu hát kinh tại buổi Kinh tối, qua Kinh sớm không thấy nữa, nên hẳn huynh đã ngã xuống vực vào lúc canh khuya tăm tối. Đêm ấy giông bão to, bông tuyết

sắc tựa như dao, không khác gì mưa đá, thốc lên cuồng loạn trong làn gió từ hướng Nam thổi tới. Người ta tìm thấy xác kẻ bất hạnh dưới chân sườn núi dốc đứng, nát ngướu vì va đập vào những mỏm đá khi rơi xuống, mới đầu cái xác đẫm tuyết, sau đó tuyết tan chảy rồi đông cứng thành từng mảng băng. Một cái chết khốn khổ và bi đát.” [23, 44] Trước cái chết đầy bí ẩn đó, tu viện trưởng bày tỏ sự lo lắng sâu sắc của mình; mong muốn thầy William sẽ tìm ra sự thật nhanh chóng nhất và trao cho thầy quyền được tự do đi lại trong thư viện.

Trong quá trình truy tìm tội phạm, một loạt các án mạng khác đã xảy ra theo trình tự bảy hồi kèn trong sách Khải huyền. Venantius xứ Salvamec được phát hiện ở phía sau lễ điện “ trước các chuồng gia súc, nơi hôm qua có cái thùng lớn đựng tiết heo, một vật thể kì lạ, trong như cây thập giá, ló khỏi miệng thùng, không khác hai cái cọc phủ giẻ cắm xuống đất để xua đuổi chim choc” [23, 123] Berenga được phát hiện trong một cái bồn tắm che màn đầy nước “bên cạnh có một đống áo quần… Mặt trương phềnh. Thân thể trắng bệu, nhẵn nhụi như của một người đàn bà trừ hạ bộ mềm nhũn trông thật khiếm nhã” [23, 286] Severinus được phát hiện tại phòng thí nghiệm của chính ông “nằm giữa một vũng máu, đầu dập nát. Chung quanh dãy kệ như thể vừa bị một trận bão tàn phá: khắp nơi ngổn ngang bình vỡ, chai bể, sách vở, tài liệu tả tơi. Cạnh xác là một lông cầu” [23, 394]. Còn Malachi được phát hiện tại giáo đường “đôi mắt sâu hoắm, thái dương hõm xuống, hai tai nhăn nheo, trắng bệch, dái tai vểnh, da mặt cứng đờ, căng và khô, hai má vàng bủng đầy những đốm đen” [23, 451] Tất cả các vụ án nguyên nhân được cho là bị đầu độc và có liên quan đến thư viện mà tu viện sở hữu. Sau hơn 500 trang sách, người đọc biết được linh mục mù từng làm thủ thư là Jorge là người gián tiếp gây ra cái chết cho các huynh đệ. Jorge xứ Burgos là một người ngoan đạo, ông quyết liệt bảo vệ sự thiêng liêng của Thiên Chúa giáo.

Là một thủ thư, ông biết trong thư viện có nhiều cuốn sách bị cho là sách của bọn dị giáo; trong đó, nguy hiểm nhất là bản sao duy nhất trên đời cuốn “Hài kịch” của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristote (384-322 TCN). Jorge xứ Burgos cho rằng, cái hài, tiếng cười, sự châm biếm được chứng minh qua ngòi bút của một triết gia siêu việt như Aristote sẽ khiến dân chúng không còn tin vào sự thiêng liêng và tôn nghiêm của Thiên Chúa giáo nữa; do vậy, Jorge xứ Burgos đã tìm cách cất giữ cuốn sách và đề phòng những kẻ xem trộm bằng cách tẩm thuốc độc lên trên các trang giấy.

William và Aldso đã trải qua 7 ngày truy tìm hung thủ khó khăn và phức tạp với những trải nghiệm đầy biến cố. Những cuộc khám phá trong mê cung thư viện, những ảo giác kì lạ trước tấm gương trong thư viện hay nỗi sợ hãi khi đối mặt với những xác chết… chính là những chi tiết hấp dẫn li kì lôi cuốn độc giả. Tuy nhiên, không phải lúc nào người đọc trinh thám cũng được thỏa mãn. Với lối kể chuyện không liền mạch, người đọc phải ráp những mảnh ghép với nhau. Xen vào giữa cao trào vụ án, độc giả được chứng kiến nhiều câu chuyện ngoài lề với những khám phá thú vị như cuộc tái ngộ giữa William và Ubertino xứ Casale, cuộc mạn đàm uyên bác giữa William và sư huynh dược thảo Severinus, Benno kể chuyện kì quặc khiến thầy trò Adso biết được những việc trái luân thường đạo lý trong đời sống tu viện…

Câu chuyện của thầy - trò William về việc truy tìm thủ phạm, gắn với quyển sách bí ẩn của Aristote, đã gợi ra một ý nghĩa sâu xa trong sự nỗ lực kiếm tìm chân lý của loài người: thần học kinh viện không thể đày đọa, giam giữ con người trong những lề luật thiêng liêng của giáo hội. Chính sức mạnh của lý trí đã hướng con người đến với chân lý, hoài nghi cả Thánh kinh, phủ nhận sứ mệnh thiêng liêng của Mặc Khải, sấm ngôn của Chúa (Cuối tác phẩm: thư viện rơi vào một cuộc đại hỏa hoạn, nhân vật thủ thư Jorge de

Burgo - một tín đồ tôn giáo ngu muội, bảo thủ, tàn ác, kẻ gây ra những cái chết thảm khốc, đã hủy hoại cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristote và tự thiêu chính mình).

Tên của đóa hồng là một thái độ phê phán mạnh mẽ tư tưởng ngu dân

chủ nghĩa, một sự biện hộ sâu sắc cho tinh thần tự do và tri thức hiểu biết của con người.

Cốt truyện trinh thám đã thực hiện trọn nhiệm vụ của mình khi khám phá ra bí mật vụ án. Nhưng vấn đề trinh thám lại không là điểm nhấn chính trong

Tên của đóa hồng mà đúng hơn nó đóng vai trò đánh lạc hướng người đọc, đưa người đọc vào mê lộ những sự kiện, vấn đề phức tạp. Để sau khi đi hết hành trình trinh thám, người đọc bỗng nhận ra có rất nhiều vấn đề người viết ra chỉ cốt để đối thoại, gợi mở nơi người đọc những hướng cắt nghĩa, hướng khai thác hình tượng. Văn chương trinh thám hậu hiện đại biến quá trình truy tìm thủ phạm thành quá trình tìm kiếm giá trị văn hóa cộng đồng. Cách cấu trúc văn bản mở của trinh thám hậu hiện đại đã tạo nên một mê lộ cho những sự xâm nhập vào cắt nghĩa hành động, tội ác và chân lí của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết tên của đóa hồng (umberto eco) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)