CHƢƠNG 3 NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG
3.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong Tên của đóa hồng
Trong cuộc sống khi giao tiếp chúng ta không chỉ quan tâm đến nội dung giao tiếp mà còn phải quan tâm đến vị thế được xác định với người nói, thái độ của bản thân với người nghe v..v.. ngoài ra phải tính đến ngữ điệu và một số yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm như ánh mắt, vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ... để suy thái độ thật hay giả dối, nghiêm túc hay giễu cợt. Từ tiêu điểm thông tin và tiêu điểm biểu cảm gắn với chủ thể giao tiếp người nhận qua thao tác suy ý, nhận ra điểm nhìn của người nói cụ thể trong tình huống cụ thể.
viết này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “điểm nhìn” theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Pháp G.Genette trong công trình Figure III của ông. Theo đó “điểm nhìn” được hiểu là “phương diện”, “điểm nhìn” và “quan điểm”. Cũng theo ông trong công trình nghiên cứu năm 1972: có thể chia ra ba kiểu điểm nhìn đó là : điểm nhìn zéro, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
Kiểu đầu tiên, thường hiện diện trong truyện kể cổ điển, gọi là không – tụ tiêu. Đây là điểm nhìn “biết tuốt”. Điểm nhìn từ bên trong hay cái nhìn “từ bên trong” – tiêu cự hóa nội tại, được hiểu là điểm nhìn của nhân vật tiêu cự, của một chủ thể tiếp nhận nằm ở “bên trong câu chuyện”. Với “điểm nhìn bên trong” này, câu chuyện được kể mang tính chất hiện thực, thuyết phục hơn, sinh động hơn. Người đọc có cảm giác nghe chính nhân vật kể về cuộc đời họ. Cuối cùng là điểm nhìn bên ngoài hay “cái nhìn” từ bên ngoài – tiêu cự hóa ngoại tại. Ở loại này, những biến cố được kể thông qua một người chứng kiến bên ngoài theo cách thức trung tính, khách quan. Độc giả không biết gì về suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật.
Trong tiểu thuyết hiện đại, việc sử dụng các điểm nhìn nêu trên trở nên rất linh hoạt. Các tác giả luôn ý thức khai thác mọi góc cạnh, mọi điểm nhìn cũng như sự luân phiên thay đổi liên tục vai trò người kể chuyện để tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Không ít tác phẩm đã sử dụng triệt để “điểm nhìn bên trong” nhằm tăng thêm phần hấp dẫn, xác thực khi người đọc theo dõi dòng tâm sự, cuộc đời của nhân vật xưng “tôi”.
Vấn đề điểm nhìn còn được chú ý trong cấp độ thấp hơn văn bản như một đoạn, hồi, cảnh... (theo Genette). “Điểm nhìn nghệ thuật thể hiện ở từng câu hay phát ngôn hay từng diễn ngôn: lời kể, lời thoại của nhân vật”.
hiện điểm nhìn. Người kể, rộng ra là người trần thuật không thể kể mà không có điểm nhìn. Điểm nhìn có thể thuộc về người kể chuyện có khi lại được dịch chuyển sang nhân vật và người kể chuyện nhằm thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá của nhân vật. Sự dịch chuyển ngôi kể cũng có khả năng dẫn đến sự dịch chuyển về điểm nhìn. Điểm nhìn không nhất thiết lúc nào cũng đặt vào người kể chuyện. Người kể chuyện có thể hoàn toàn linh hoạt thay đổi điểm nhìn sang nhân vật để “khách quan hóa” hiện tượng.
Thêm vào đó, điểm nhìn gắn với người kể chuyện còn được di chuyển linh hoạt từ bên ngoài vào bên trong giúp người kể chuyện không chỉ bộc bạch bản thân mà còn có khả năng đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật được kể lại. Nếu như điểm nhìn bên ngoài chỉ cho phép người kể chuyện có cái nhìn bên ngoài và hình thành những cảm nhận đánh giá về ngoại hình, diện mạo, trạng thái hoạt động của nhân vật được quan sát và kể lại thì điểm nhìn bên trong lại giúp người kể chuyện đi sâu khám phá về tính cách, cung bậc cảm xúc, tâm sự thầm kín thuộc về thế giới nội tâm của nhân vật.
Như vậy, trong trần thuật vấn đề điểm nhìn gắn với người kể chuyện đóng vai trò hết sức quan trọng. Điểm nhìn được di chuyển linh hoạt từ người kể sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ ngoài vào trong giúp cho tác giả có thể thể hiện được quan điểm một cách toàn diện và câu chuyện kể cũng được soi xét dưới nhiều góc độ tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm.
Trong một truyện kể trinh thám, việc di chuyển điểm nhìn sang các nhân vật khác nhau (các nhân chứng) là điều hết sức bình thường. Trong Tên của
đóa hồng này, người kể chuyện xưng xuất hiện ở ngôi thứ nhất kể câu chuyện
của mình. Vì vậy điểm nhìn chủ yếu thuộc về người kể chuyện “tôi” và đó thường là cái nhìn nội tại từ bên trong. Nhưng để khách quan hóa hiện tượng, không ít lần tác giả có sự dịch chuyển ngôi kể từ thứ nhất sang thứ ba rồi dịch
chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật và linh hoạt dịch chuyển điểm nhìn bên ngoài vào bên trong để nhìn nhận và đánh giá mọi việc được toàn diện hơn, để bộc lộ bản thân nhân vật theo hướng khách quan hơn.
Người kể chuyện đồng sự trực tiếp đứng trong câu chuyện và tham dự vào cấp độ hành động nên tầm nhìn trần thuật bị hạn chế. Với yêu cầu mở rộng thông tin đối với tiểu thuyết lịch sử, người trần thuật đồng sự không thể bao quát hết mọi biến cố, sự kiện. Vì thế, tác giả đã khéo léo tạo ra sự trao quyền kể chuyện từ người trần thuật đồng sự sang người kể chuyện nhường vai tiếp sức. Dạng kể chuyện này đã giúp nhà văn khắc phục hạn chế về tầm nhìn trần thuật. Chính những vai kể này làm phát triển các tuyến phụ của cốt truyện. Nó có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thông tin và phạm vi ý nghĩa của tác phẩm.
Trong tác phẩm, thầy William - người có vai trò rất lớn trong việc duy trì và phát triển của mạch truyện. Chính nhân vật song hành này đã soi sáng và làm rõ nhiều vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết. Những cuộc tra vấn triền miên của cặp nhân vật song hành Adso – thầy William đã mở ra nhiều vấn đề lý thú về thần học. “Chân lý của quần chúng đã biến thành chân lý của giới quyền thế, hữu ích cho Hoàng đế Ludwig hơn cho một sư huynh dòng Cuộc Đời Thương Khó. Làm sao chúng ta vẫn gần gũi được với kinh nghiệm của quần chúng, giữ vững được, tạm gọi thêm sức mạnh hành động và khả năng hành động của họ để thay đổi và cải thiện thế giới. Có nghĩa là ngay cả để giải quyết những công việc thực tiễn, dù nông nghiệp, cơ khí hay quản lý một thành phố đều cần một thứ thần học. Bacon cho rằng nền khoa học tự nhiên mới là công trình to lớn mới của người có học: phối hợp, thông qua sự hiểu biết mới về quy trình tự nhiên, những nhu cầu thiết yếu thể hiện bao kì vọng rối rắm, nhưng đúng đắn và hợp lý của quần chúng” [23, 230-231] về kí hiệu
học “Nếu con thấy một vật ở xa mà không biết nó là gì, con sẽ sẵn sàng hài lòng bảo đó là một vật thể có kích thước nào đấy. Tới gần hơn, có lẽ con sẽ bảo đó là một con thú, dù chưa biết là ngựa hay lừa. Cuối cùng, lại gần hơn nữa, có thể con sẽ bảo đó là một con ngựa, dù chưa biết nó là Brunellus hay Niger. Chỉ sau khi tới đủ gần con sẽ nhận thấy đó là con Brunelus (hoặc là chính con ngựa ấy chứ không phải con nào khác, còn tên gọi tùy ý con thích). Đó chính là sự nhận thức toàn diện thông qua tiếp cận sự đơn lẻ. Cho nên trước đây một giờ ta nghĩ có thể gặp bất cứ con ngựa nào đấy, không phải vì ta hiểu rộng, biết nhiều mà vì điều ta suy luận còn quá nghèo nàn. Ta chỉ thỏa mãn lòng khao khát hiểu biết khi trông thấy con ngựa riêng lẻ mà các tu sĩ nắm cương kéo đi. Chỉ bấy giờ ta mới thực sự biết những suy luận trước đó đã đưa ta đến thật gần với sự thật. Như thế, những ý niệm ta dùng trước đó để hình dung về một con ngựa ta chưa từng thấy chỉ thuần túy là những dấu hiệu, giống như những dấu móng chân trên tuyết chỉ là những dấu hiệu của ý niệm ngựa. Chúng ta chỉ dùng dấu hiệu hoặc dấu hiệu của dáu hiệu khi thiếu sự vật” [23, 40]
Những lời kể của các nhân vật song hành trong từng chương được ghép nối vào nhau, xâu chuỗi với nhau tạo nên mảng hiện thực phong phú. Hiện thực đó được nhìn ở nhiều góc cạnh với những người kể chuyện khác nhau tạo nên sự đa dạng, toàn vẹn, nhiều chiều. Vì thế hiện thực càng trở nên rộng lớn hơn.
TT NKC Thời gian Sự kiện
1 Benno Kinh trưa (ngày thứ
hai)
Tiết lộ những việc trái luân thường đạo lý trong đời sống tu viện
2 Tu viện trưởng Kinh xế trưa (ngày
thứ hai)
Thể hiện sự tự hào về của cải của thư viện và bày tỏ lo lắng trước bọn tà giáo
3 Tu sĩ già Alinardo Sau kinh chiều
(ngày thứ hai)
Kể nhiều chuyện hay ho về mê cung và cách thâm nhập vào đó
4 Salvatore Kinh trưa (ngày thứ
3)
Giãi bày với Adso về thời thơ ấu đầy khốn khổ của mình
5 Ubertino Sau kinh tối (ngày
thứ 3)
Kể cho Adso nghe về Fra Dolcino
6 Salvatore Kinh tối (ngày thứ 4) Kể về thứ bùa yêu lạ thường
7 Jorge Kinh tối (Ngày thứ 5) Bài giảng về tên Phản Chúa sắp đến
8 Nicholas Kinh đầu (ngày thứ 6) Kể chuyện về kho tàng dưới hầm
mộ
9 Tu viện trưởng Kinh xế trưa (ngày
thứ 6)
Kể chuyện về ngôn ngữ của đá quý và tỏ ý muốn William chấm dứt việc tiếp tục điều tra những sự cố đau buồn
Đi qua từng chương truyện, độc giả nhận thấy bức tranh cuộc sống dường như cứ lớn dần lên. Các nhân vật song hành kể những câu chuyện khác nhau nhưng câu chuyện sau lại nới rộng thêm trường nhìn và thêm vào những câu chuyện khác khiến người đọc như choáng ngợp giữa một không gian hiện thực rộng lớn mà không tìm được trung tâm. Việc trao quyền kể chuyện này đã khiến cho cuộc điều tra đã vốn rối rắm lại càng trở nên phức tạp hơn với vô số nhân vật và người kể chuyện xưng tôi.
Hình thức tự sự kép gắn với sự nhường vai, tiếp sức trong trần thuật làm cho cốt truyện chính (chuyện điều tra) bị gián đoạn, phân nhánh, tạo nên tính chất đa tuyến và nhiều khoảng trống để mời gọi người đọc tham gia luận giải. Mỗi câu chuyện là một bè riêng nhưng lại hướng đến bản hợp xướng về bản thể của con người.
Phân tích một đoạn miêu tả trong Tên của đóa hồng :
“1. Thời tiết đột nhiên xấu đi. Gió lạnh bất thần nổi lên cùng với sương mù. 2. Có thể cảm thấy được mặt trời đang lặn sau vườn rau và phía Đông đang dần tối - phía thầy trò chúng tôi đang men theo khu lễ điện đi tới rìa khu đất. 3. Nơi bức tường ngoài tiếp giáp ngọn tháp phía Đông của Chính Tòa là dãy chuồng heo. 4. Mấy người nuôi heo đang dậy điệm thùng tiết.
5. Chúng tôi để ý thấy bức tường phía sau dãy chuồng này thấp hơn
những chỗ khác, khiến ta có thể ngó qua được. 6. Phía sau bức tường
thẳng đứng, trên mặt dốc đến chóng mặt là một thứ lổn nhổn mà tuyết không thể phủ kín. 7. Rõ ràng đó là lớp rơm rác người ta trút xuống núi, rồi nó tuôn xuống tận nhánh đường mà sáng nay con Brunellus đã chạy vào. 8. Tôi nói "tuôn xuống" vì nó không khác một dòng sông lớn toàn rác rưởi hôi rình, xông tới tận trên này. 9. Chắc nông dân thường tới đây hốt về bón cho đồng ruộng của họ. 10. Song, lẫn với những chất thải của thú
vật và con người, có cả những thứ rác khác, những vật rắn chắc hơn, mà tu viện ngày ngày thải ra, để được thanh tao trong mối quan hệ với đỉnh núi và trời cao. 11. Trong các lối chuồn bên cạnh, những mã phu đang dắt ngựa đến máng ăn. 12. Dọc lối chúng tôi đi, gần sát tường là những
chuồng trại khác nữa; phía bên phải, sát khu lễ điện, là nhà ngủ của các tu sĩ và dãy nhà xí. 13. Ngay góc chỗ bức tường đá phía Đông đánh vòng
xuống phía Nam là lò rèn. 14. Những người thợ cuối cùng đang buông đồ nghề, tắt lửa, chuẩn bị đi lễ. 15. Thầy William tò mò đi tới một góc cơ
xưởng nằm hầu như tách biệt hẳn với những chỗ khác. 16. Trên bàn
huynh ấy là cả một bộ sưu tập tuyệt vời những mảnh thủy tinh màu nho nhỏ, còn những tấm kính lớn được đặt dựa vào tường. 17. Trước mặt
huynh là một hòm đựng thánh tích đang làm dở dang, chỉ mới xong bộ khung bằng bạc. 18. Rõ ràng huynh đang cẩn lên đó những mảnh thủy
tinh và đá đã được huynh cắt gọt còn bằng cỡ viên ngọc trai" [23, 104- 105]
Toàn bộ đoạn miêu tả do người kể chuyện “chúng tôi” đảm nhiệm, có chức năng “thuyết phục” (Jacobson) mang tính “tập thể”. Câu thứ 7, chuyển sang quan sát cá nhân “tôi” mang tính chủ quan và tỉ mỉ hơn. Câu 15, vẫn từ quan sát của “tôi”, nhưng đã chuyển sang “Thầy William tò mò tới một góc cơ xưởng…” và sau đó là các động tác, cử chỉ, hành động của William. Việc di chuyển điểm nhìn rất tự nhiên, chậm rãi khiến độc giả không bị bất ngờ. Đó cũng là một thủ pháp “treo”, “câu giờ” để trì hoãn sự tiến triển của cốt truyện. Đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh vật này còn mang tính “trữ tình” của một tiểu thuyết hiện thực. Nó kéo câu chuyện từ rất xa xưa trở lại với cái hiện tại, quen thuộc. Người kể chuyện không tập trung vào một vấn đề tìm hung thủ, mà trong quá trình tìm kiếm tên giết người, người kể chuyện đánh lạc hướng bằng những câu chuyện khác nhau về tình yêu, lịch sử xã hội… giúp
người đọc có cái nhìn đa chiều hơn và câu chuyện cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.