CHƢƠNG 3 NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG
3.1. Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám cổ điển thường được tổ chức tuyến truyện theo sự vận động tuyến tính của thời gian. Độc giả hồi hộp theo dõi từ trang này qua trang khác hành trình kiếm tìm tội phạm của thám tử qua các điều tra ngầm hoặc công khai, qua hỏi những nhân chứng, đánh lạc hướng, v.v. để cuối cùng làm sáng tỏ điều bí ẩn. Văn học trinh thám từ chỗ chủ yếu nhằm giải trí công chúng bình dân bằng những tình tiết li kì, những pha rượt đuổi bằng trí tuệ, thủ đoạn, tâm lí đến chỗ giờ đây nó không còn là một thể loại “ngoại văn học” (paralitterature) nữa. Nó được thực sự trở thành một thể loại văn học đáng được quan tâm, nghiên cứu nghiêm túc, trong đó có vấn đề người kể chuyện. Người kể chuyện trong văn học trinh thám hiện đại, nhất là nó được sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại mang nhiều vai trò đồng thời. Nó là người dẫn dắt câu chuyện, chỉ ra các mối quan hệ, các âm mưu, thủ đoạn, các tội ác và chỉ ra tài năng của thám tử. Thám tử trong văn học trinh thám truyền thống hay cổ điển với truyền thống của những Edgar Allan Poe (1809 – 1849), Conan Doyle (1859 – 1930), Agatha Christie (1890 – 1976),… là người tài năng về trí tuệ, sự thông minh, dũng cảm, có thể cả giỏi võ nghệ. (Nhưng nếu ngược mãi lên thời cổ đại, một truyện kể vẫn được các nhà nghiên cứu coi là tiền thân của trinh thám là Oedipe Vua, thì yếu tố “trinh thám” còn bất ngờ,
“khủng” hơn nhiều : thám tử chính là tội phạm; quá trình đi tìm chân lí thì khá sáng suốt, nhưng kết cục lại bị mù ! Điều này cho thấy truyền thống văn học
Và thực chất, chúng tôi cho rằng có lẽ truyền thống duy lí của phương Tây đã khiến cho thể loại trinh thám của họ thực sự có nhiều thành tựu xuất sắc hơn ở những nơi chỉ có truyền thống “duy tình”).
Sang thời “hậu hiện đại” thám tử sẽ có một gương mặt khác hơn, ngoài tài năng, sự dũng cảm,… anh ta còn là người “phân mảnh”, “phi trung tâm”, theo nghĩa, một mặt vẫn theo đuổi sát sao vụ án hoặc những vụ án, anh ta còn am hiểu, quan tâm đến nhiều mặt của đời sống. Việc kể lại những “thành tích” đó của thám tử cần một loại người kể chuyện đặc biệt. Chúng tôi tạm gọi đó là kiểu người kể chuyện “uyên bác”, kể nhiều chuyện trong và ngoài vụ án. Nhưng đường dây cốt truyện chính là vụ án vẫn phải có logic, nhịp nhàng để hấp dẫn độc giả ngày càng khó tính trong thời hậu hiện đại.
Nhân vật người kể chuyện trong Tên của đóa hồng đóng vai trò là với lối kể trổ nhánh, nghĩa là vừa trần thuật theo sát từng bước thầy William, lại vừa kể những sự kiện khác về những sự kiện khác như chúng ta đã thấy, khiến cho người đọc bị lạc bước khi không biết liệu rằng người kể chuyện có muốn kể về vụ án trong một câu chuyện trinh thám hay không. Câu chuyện Tên của đóa hồng không đi theo cách của các nhà trinh thám thường làm. Người kể chuyện nhập vào nhân vật khiến tác phẩm tựa như cái mạng nhện sẵn sàng giăng bẫy. Tất nhiên, truyện kể trinh thám bao giờ cũng được các tác giả “giăng bẫy”, bẫy càng kín đáo, bí mật thì cái kết càng bất ngờ, thú vị và hấp dẫn.