Người kể chuyện – nhân vật – độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết tên của đóa hồng (umberto eco) (Trang 79 - 88)

CHƢƠNG 3 NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG

3.4. Người kể chuyện – nhân vật – độc giả

Lí thuyết tự sự học đặc biệt chú ý đến khía cạnh người kể chuyện và các mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật và với người đọc giả định. Tz. Todorov cho rằng: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt”. Theo đó, giữa người kể chuyện và nhân vật có điểm chung nhưng không đồng nhất. Là một phạm trù quan trọng của tự sự học, người kể chuyện cũng không đồng nhất với “tác giả thực ngoài cuộc đời”. Người kể chuyện và nhân vật thực chất chỉ là những “sinh thể giấy”. Trong mối quan hệ với câu chuyện được kể, người kể chuyện có thể có mặt hoặc vắng mặt trong thế giới đó. Các dấu hiệu của người kể chuyện đều tồn tại trong chính câu chuyện, được nhà văn hư cấu nên, nó có thể ở ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ hai hoặc ngôi kể thứ ba, có nhiệm vụ mang lời kể trần thuật (narration) và chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng.

Truyện trinh thám, như Van Dine tổng kết, có sự có sự đối ứng tác giả: độc giả  tội phạm: thám tử. Nhà điều tra (và cả bạn đọc) lần theo các manh mối của kẻ phạm tội (cũng là những chỉ dẫn mà tác giả đưa ra trong truyện kể) để tìm lơi giải đáp cho những điều bí ản. Diễn biến của câu chuyện chính là quá trình thám tử và người dọc dần dần giải mã văn bản dể tìm ra sự thật thông qua sự chỉ dẫn của tác giả - người nắm giữ chìa khóa của điều bí ẩn. Chính vì vậy, khi tiếp cận tiểu thuyết Tên của đóa hồng độc giả nạn ra rằng

hình ảnh của tác giả dường như biến mất, độc giả bị cuốn hút vào việc đọc, cố gắng để lấp đầy những khoảng tróng và tìm kiếm sự liên hệ giữa các hiện thực khác nhau. Mối quan hệ giữa người kể chuyện, nhân vật và độc giả một lần nữa tạo thành mê trận của những ranh giới.

Độc giả khi tiếp nhận tác phẩm một lần nữa kết hợp giữa hư cấu và trải nghiệm cá nhân để hoàn thiện cái kết cho câu chuyện. Tên của đóa hồng

nhằm vào đủ mọi tầng lớp độc giả người ta đọc và hiểu nó như một cái hộp nhiệm màu hay để giải trí, nhờ tính chất hồi hộp và sinh động của một truyện trinh thám, xen lẫn với những suy ngẫm triết lý. Vì sự háo hức, đợi chờ kết cục và sức quyến rũ của tác phẩm, độc giả nào cầm trong tay quyển sách cũng có thể thưởng thức được một trong những sự kiện như vậy. Với mục đích này, cấu trúc quyển sách rất phức tạp, vì nó đưa ra nhiều khúc mắc nhưng không cho cái nào nổi trội lên. Thế nên, đọc Tên của đóa hồng như đi vào một phòng thí nghiệm, trong đó mỗi sự giải thích phải được gạn lọc bằng một ý nghĩa khác nhau và tất cả các đoạn văn đều quan trọng. Là một “Tiểu thuyết lịch sử” cho những ai xem đó là một công trình tỉ mỉ sống động của một thời đại, là một “tư duy triết lý” cho đọc giả nào xem các khúc mắc là cái cớ để suy luận sâu xa hơn; hay là môt “truyện trinh thám” cho người nào thích tình tiết hấp dẫn.

Sự phóng khoáng này làm cho độc giả “giải trí một cách trí thức”, người đọc bị lôi cuốn bởi một quyển tiểu thuyết “khúc mắc nhưng thú vị”. Đó là kết quả của một công trình uyên bác của một nhà văn đã từng nghiên cứu luật quân bình ảnh hưởng đến người kể chuyện như thế nào. Chính Umberto Eco trước khi thành văn sĩ đã từng là nhà phê bình, và là một độc giả rất chăm chú. Vì thế không phải là một quyển sách đòi hỏi sự thông minh của người đọc, tác giả chỉ cần độc giả mà ông “nhắm vào” một ít kiên nhẫn để vượt qua những trang đầu, rồi lặng lẽ theo hai tu sĩ đến chân tường của tu viện.

Những nguyên tắc của truyện trinh thám cổ điển dã bị phá vỡ hoàn toàn trong lối văn phản trinh thám của Umberto Eco. Các nhân vật thoát khỏi sự giam hãm trong thế giới mà tác giả tạo ra để khám phá chính bản thân mình. Nhà văn không không đem lại cho dộc giả một tác phẩm với cốt truyện, một sự khởi đầu, một cách giải quyết ván đề, thay vào đó, kết thúc câu chuyện lại mở ra một hành trình mới, không phải bởi nhà văn, cũng không phải bởi nhân vật mà bởi chính độc giả.

Tiểu kết

Người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” kể lại câu chuyện của chính bản thân mình. Việc di chuyển điểm nhìn linh hoạt từ người kể chuyện sang nhân vật, điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài tạo cho câu chuyện trở nên phong phú và đa dạng hơn, đồng thời giúp ta khám phá thế giới nội tâm của nhân vật.

Người kể chuyện đã phát huy hết khả năng của mình khi miêu tả các tình huống, tâm sự cá nhân. Thêm vào đó nhà văn sử dụng hàng loạt điểm nhìn trần thuật, nhân vật chính là người kể chuyện xưng tôi. Những người kể chuyện này tự thân đã là nhân vật gây rối hữu hiệu trong tác phẩm. Chúng tạo nên nhiều hệ giọng điệu cũng như các quan điểm về sự vật, hiện tượng. Tất cả làm nên sự độc đáo của tiểu thuyết Tên của đóa hồng

KẾT LUẬN

Truyện trinh thám luôn được đặt trong mối quan hệ thể loại với những quy tắc vố đã được ấn định cho thể loại này. Todorov khi bàn về truyện trinh thám cũng khẳng định: một kiệt tác lớn thường được sáng tạo nên, theo một cách nào đó, một thể loại mới, đồng thời cũng vi phạm những nguyên tắc của thể loại vốn lưu hành trước đó. Như vậy, Tên của đóa hồng chính là một kiệt tác lớn bởi nó vừa vi phạm chuẩn mực mới cho truyện trinh thám cổ điển, vừa tạo ra chuẩn mực mới cho truyện trinh thám hậu hiện đại. Sự trật khớp giữa khái niệm đã định hình và thực tế sáng tác, giữa nguyên tắc và sự phá vỡ nguyên tắc, chính là sự sáng tạo.

Mặc dù Tên của đóa hồng mang hình thức của thể loại tiểu thuyết trinh thám nhưng đã đan cài nhiều tuyến cốt truyện với nhau. Ba tuyến hành trình truy tìm hung thủ, tình yêu với các biểu tượng, mã hóa văn hóa khiến cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tính chất kép cốt truyện này đã tạo nên hiện tượng phi trung tâm cho tác phẩm.

Các nhân vật trong Tên của đóa hồng làm phong phú thêm bức tranh đầy màu sắc của xã hội Trung cổ. Umberto Eco đã xây dựng kiểu nhân vật cặp đôi, tuy nhiên trái với cách tiếp cận của các tiểu thuyết trinh thám cổ điển, nhà văn dã thay đổi vị trí, quyền lực, thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa thám tử và tội phạm. Hành trình theo dõi đối tượng hóa ra lại chính là con đường để thám tử khám phá chính bản thân mình. Như vậy, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết giả trinh thám được xác lập và khẳng định. Cái tài và cái tâm của nhà văn được gửi gắm để làm nên sức sống mãnh liệt cho nhân vật.

Umberto Eco đã tạo ra lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với vô số điểm nhìn trần thuật. Bằng cách tạo điểm nhìn, người kể chuyện xưng tôi và các nhân vật song hành đã vẽ nên một bức tranh xã hội Trung cổ đầy sinh động. Người kể chuyện ở đây không có cái nhìn toàn tri, nên hiện thực bị đứt gãy, không liền mạch.

Nếu như trong tiểu thuyết trinh thám truyền thống, người kể chuyện phải dưa ra chân lí cuối cùng, giải đáp cho toàn bộ bí ẩn của toàn bộ bị ấn của tác phẩm thì trong Tên của đóa hồng người kể chuyện lại dẫn dắt độc giả đi từ

mê cung này sang mê cung khác, độc giả như tham gia vào cuộc phiêu lưu của cách kể chứ không phải cuộc điều tra của vụ án.

Tác phẩm triệt tiêu khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện. Hình ảnh của tác giả biến mất, độc giả bị cuốn vào việc đọc, cố gắng để ráp nối các mảng hiện thực. Nhà văn tự phủ nhận vai trò toàn tri của mình. Các nhân vạt thoát khỏi thế giới giọng kể của nhà văn để tự viết về mình. Nhân vật – người kể chuyện trở thành người dẫn dắt câu chuyện đi theo logic cuộc sống.

Nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám ở đây được gọi là “giả” do các dấu hiệu về cốt truyện (gay cấn nhưng lỏng lẻo do việc đan cài văn hoá, lịch sử, triết học, tôn giáo,…) rối rắm; nhân vật trinh thám không “chuyên nghiệp”, có khi nhiều lầm lẫn, lạc lối; người kể chuyện đa dạng cho các điểm nhìn không thống nhất. Qua cuốn tiểu thuyết này có thể thấy sự am hiểu sâu sắc của Umberto Eco về nhiều mặt đồng thời với nhà lí thuyết về kí hiệu học, về cấu trúc được kết hợp với tài năng hư cấu của ông đã tạo ra một tác phẩm lớn.

Nền văn học hậu hiện đại đã có nhiều biến chuyển. Những cách tân lối viết xuất hiện mạnh mẽ và ngày càng táo bạo. Văn học hậu hiện đại tạo nên những hình thức sáng tạo độc đáo nhằm giúp con người nhận thức ra cuộc đời mỗi người là một hành trình không ngừng nghỉ của những khám phá, kiếm

tìm và giải mã. Giống như Umberto Eco đã từng khẳng định: Có lẽ sứ mệnh của kẻ yêu nhân loại là làm cho con người cười vào chân lí một cách điên cuồng nhất. Với Tên của đóa hồng, mỗi dộc giả của truyện trinh thám với tư cách là người chơi trong hành trình kiếm tìm sự thật, sẽ tìm ra chân lí cho mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt

1. Văn Thị Thùy An (2004), Kết cấu truyện trinh thám Edgar Allan Poe, luận văn, ĐHKHXH & NV, Hà Nội.

2. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm về thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 8), tr. 43-59.

3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh sưu tầm, biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lí thuyết, Nxb. Hội nhà văn, Trung tâm ngôn ngữ Văn hóa Đông Tây, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội,

Hà Nội.

5. Bakhtin M. (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Borges, Jorge Lui (2002), Edgar Poe và truyện trinh thám, trích Tuyển tập Edgar Allan Poe, Nxb. Văn học, Hà Nội.

7. Borges, Jorge Lui (2002), Về truyện trinh thám, Ngô Tự Lập dịch, http://clbnguoiyeusach.com

8. Diễm Cơ (2004), “Hậu hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 9). 9. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Văn học (số 7).

10. Lê Huy Bắc (2011), “Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện đại”, Tạp chí

Khoa học (số 2), tr. 39-45.

11. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, Nxb. Đại học Sư phạm.

12. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Bình (2003), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội. 10. Bakhtin M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm

Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Mai Chanh (2008), “Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua truyện ngắn “Trong quán rượu” và “Con người cô độc” của Lỗ Tấn”, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 3).

15. Devillairs, Laurence (2009), Tiểu thuyết trinh thám, một niềm may mắn

của văn học, Đào Duy Hiệp dịch.

16. Booth, Wayne (2008), “Khoảng cách và điểm nhìn”, Đào Duy Hiệp dịch, Tạp chí văn học nước ngoài (số 4), tr. 159-168.

17. Lê Nguyên Cẩn (2002), “Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỉ XVIII”, Tạp chí Khoa học (số 5).

18. Lê Nguyên Cẩn (2013), Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=5462#more-5462

19. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

20. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học (số 2).

21. Đặng Anh Đào (2008), “Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7).

22. Phan Cự Đệ (2003), “Tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết trinh thám”, Tạp chí Nhà văn (số 11).

23. Umberto Eco, Tên của đóa hồng, Lê Chu Cầu dịch (2013), Nxb. Văn

học và Công ty CP Văn hóa Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội.

24. Hà Hoàng Hà (2009), Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tên tôi là

Đỏ của Orhan Pamuk, Luận văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2010), “Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster”, Tạp chí Khoa học (số 5), tr. 50-56.

26. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

27. Đặng Thị Bích Hồng (2011), Tự sự phản trinh thám trong Thành phố thủy tinh của Paul Auster, Luận văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà

Nội.

28. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Giọng điệu trong văn chương, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

29. Thiên Lam (2007), Tên tôi là Đỏ, khám phá những bí ẩn trong tâm hồn

dân tộc, http://vietbao.vn/Van-hoa/Ten-toi-la-Do-kham-pha-nhung-bi-an- trong-tam-hon-dantoc/65114911/181/

30. Lyotard, J.F. (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Bùi

Văn Nam Sơn hiệu đính và giới thiệu, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

31. Dư Thị Ngọc (2014), Giả trinh thám trong Tên tôi là Đỏ của Orhan

Pamuk, Luận văn, ĐHKHXH&NV, Hà Nội

32. Trần Thị Bích Ngọc (2003), Motif trinh thám trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, Luận án, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà

Nội.

33. 103 nhà văn đoạt giải Nobel (1901- 2006) - (2007), Đoàn Tử Huyến Nguyễn Văn Thắng, Nxb Lao động, Hà Nội.

34. Nguyễn Hưng Quốc (2005), Các lý thuyết phê bình văn học: Chủ nghĩa hậu hiện đại.

35. Nguyễn Văn Tùng (2009), “Bạn biết gì về văn học trinh thám”, Tạp chí

Văn học Tuổi trẻ (số 4).

36. Todorov T (2004), Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb, ĐHSP, Hà Nội.

37. Umberto Eco (2011), “Thi pháp tác phẩm mở”, Nguyễn Văn Dân dịch,

II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

38. Abrams M.H (1999), A glossary of Litterary term [“Chú giải thuật ngữ văn học”], Heinle & Heinle Editor.

39. Cormier, Robert (2002), Typologie du roman policier [“Loại hình học

tiểu thuyết trinh thám”], Hélène Misserly dịch từ tiếng Anh. Tài liệu được thực hiện bởi Jeanine Vignon, bản PDF.

40. De Lavergne, Elsa (2009), La Naissance du roman policier français :

du Second Empire à la Première Guerre Mondiale [“Sự ra đời của tiểu thuyết

trinh thám Pháp : từ Đế chế thứ hai đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất”], Paris, Classiques Garnier. Genette, Gérard (1982), Palimpsestes : la

littérature au second degré [“Tấm da thuộc : văn học ở cấp độ hai”], Paris : Seuil, 1982

41. Lits, Marc (1999), Le roman policier: introduction à la théorie et à

l'histoire d'un genre littéraire [“Tiểu thuyết trinh thám : Nhập môn lí thuyết và lịch sử thể loại”], Editions du CEFAL.

42. Messac, Régis (1975), Le "detective novel" et l'influence de la pensée

scientifique [“Tiểu thuyết trinh thám” và ảnh hưởng của tư duy khoa học”], Genève: Slatkine Reprints.

43. Thet, Adrien, Littérature policière et littérature contemporaine :

http://ecrit-cont.ens-lyon.fr/spip.php?rubrique53

44. Todorov, Tzvetan (1971), "Typologie du roman policier", in Poétique

de la prose [“Loại hình học tiểu thuyết trinh thám”, in Thi pháp văn xuôi],

Paris, Éditions du Seuil.

45. Reuter, Yves (2009), Le roman policier [“Tiểu thuyết trinh thám”], Armand Colin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết tên của đóa hồng (umberto eco) (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)