CHƢƠNG 3 NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG
3.2. Người kể chuyện “uyên bác” trong Tên của đóa hồng
Bạn đọc được đặt vào một tình huống trinh thám bí ẩn ngay từ những trang đầu tiên và cốt truyện trinh thám trong một khung thời gian xác định là 7 ngày trừ “Đoạn mở đầu” có tính chất “phi lộ” và “Trang cuối” khép lại hành trình phá án. Thời gian kể từ khi hai thầy trò William – Adso đặt chân tới tu
viện cho đến lúc họ khám phá ra những bí ẩn đằng sau bức tường tu viện kéo dài trong bảy ngày, được tính “chính xác” theo các giờ Kinh lễ Sáng, Trưa, Chiều, Tối, Đêm. Những cái chết liên tục xảy ra. Nhiều dữ kiện mới liên tục mở ra chằng chịt nảy sinh nhiều hướng suy luận. Đêm cuối cùng hai thầy trò đã được phép lưu lại tu viện, họ đã tìm ra thủ phạm, lí giải được động cơ của tội ác mặc dù kết quả lại được xuất phát từ một hướng suy luận sai lầm.
Phía sau bức tường tu viện, người kể chuyện đã tái hiện ra cái hiện thực đồng thời với những tín điều thiêng liêng, là những dục vọng đen tối, những ám ảnh vô thức,… Những quan niệm lí thú, bất ngờ về chân lí, thần học, tiếng cười, về bản thể con người cũng hiện ra qua những quan sát, đối thoại, những chiêm nghiệm của các nhân vật... Umberto Eco đồng thời còn đan lồng vào câu chuyện của Also một dung lượng lớn những đề tài về lịch sử, tôn giáo, nền văn hóa Ý cổ xưa với giáo đường, đại dinh, mê cung đến những tội ác kinh hoàng của tòa án dị giáo thời Trung cổ. Người kể chuyện sẽ theo sát William, người được phái đến tu viện để làm sáng tỏ bí ẩn về cái chết của Tu sĩ xấu số Adelmo, dọn đường cho cuộc gặp gỡ giữa đại biểu dòng fraciscanh và sứ giả của Giáo hoàng. Bắt tay vào hành trình điều tra, “thám tử” William biết rằng mình đang phải đối mặt với những câu chuyện bí hiểm rùng rợ hơn nhiều so với tính chất ban đầu của sự kiện. Ông khát khao chân lí, nhưng lại hoài nghi chân lí và băn khoăn về công việc kiếm tìm đó liệu có kết quả không. Đứng trước hàng loạt những cái chết lạ lùng bi thảm, William thừa nhận rằng hành trình điều tra đã bị lái theo một hướng sai lầm. Thậm chí, ông ta không thể không đồng tình với lời chối tội của kẻ phạm tội là Jorge khi hắn khẳng định chẳng giết ai cả, mỗi người chết theo số phận tội lỗi của họ. Ông hoài nghi về tính chân thực của sự thật. Mọi thứ tưởng như tồn tại đâu đó trong cuộc đời lại chỉ là ảnh ảo. Thế giới có lẽ đã vận hành theo quy luật của sự ngẫu nhiên.
Umberto Eco một mặt xây dựng tác phẩm với sự kết nối chằng chịt, phức tạp những vấn đề thần học, nhưng ông lại tung hỏa mù bằng những lời “phi lộ” dài dòng khiến bạn đọc có thể kiểm chứng tính chân thực của dữ kiện. Như bên trên luận văn đã nói về việc Tên của đóa hồng được hình thành trên
cơ sở Bản thảo của Dom Adson xứ Melk dịch sang tiếng Pháp từ ấn bản của
Dom J. Mabillon (do Nhà In của Tu viện Source, ở Paris, xuất bản năm 1842)
mà Umberto Eco tình cờ được đọc năm 1968. Qua những lần tìm kiếm vất vả, rồi sau đó ông lại thấy rằng cuốn sách hiếm hoi với lượng tư liệu lớn tái hiện lịch sử của dòng Benedict thế kỷ XIV ấy có thể chỉ là giả mạo. Hồi ký sau này của Adso bao phủ bởi vô vàn bí ẩn mờ ảo, bắt đầu bằng tung tích của tác giả, và chấm dứt bằng vị trí của tu viện mà Adso đã thận trọng nhất quyết không tiết lộ. Hành trình trinh thám của Tu sĩ “thám tử” William trong tác phẩm diễn tiến trên cơ sở một cuốn sách bí ẩn mà đến hồi kết, thám tử biết được rằng đó là bản sao tập hai tác phẩm Thi ca của Aristotle – cái bản sao duy nhất còn sót lại trong “mê cung” của tu viện mà sau đó bị Jorge biến thành thành tro bụi khi ném nó vào lửa. Đây có thể được coi như một kiểu “nhại” và lộ rõ việc tác giả cố tình “đánh lừa” độc giả vào trò chơi đi tìm cuốn sách Thánh hoặc một cuốn sách bí ẩn mang những bí mật to lớn nào đó của Giáo hội hay của cuộc đời ! Hóa ra lại chỉ là cuốn sách sao lại từ tác phẩm Thi
ca của Aristotle ! Ngọn lửa thiêu rụi cuốn sách chính là ẩn dụ việc giải thiêng
chân lý và đặt lại các giả thuyết. Umberto Eco đã “cười vào chân lí” qua hình ảnh cuốn sách bị thiêu rụi và cái chết của nhân vật Jorge Burgos vào cuối tác phẩm. Như thế cũng là “thiêu cháy” những “đại tự sự” để những “tiểu tự sự” ngự trị vốn là cách làm tâm đắc của văn học hậu hiện đại.
Từ những sự kiện, tình tiết rắc rối, chằng chịt nhiều khi “phi trung tâm” vừa nêu trên, vấn đề người kể chuyện được đặt ra. Người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện ở ngôi thứ
nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba. Dù xuất hiện ở hình thức nào người kể chuyện cũng không thể thiếu được trong phương thức trần thuật. Theo Todorov, người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện.
Trong Tên của đóa hồng có thể được chia ra theo một số ngôi người kể chuyện như sau :
1. Ngôi “tôi-tác giả”, tự kể về quá trình hình thành và viết cuốn tiểu thuyết với những “sự thật” về tài liệu có năm tháng “cụ thể” ngay vào sách với tiêu đề “Một cảo bản, dĩ nhiên”:
“Ngày 16 tháng Tám năm 1968, có người trao cho tôi quyển Le manuscript de Dom Adson de Melk, traduit en francas d‟apres l‟esdition de Dom J. Mabillon (Aux Presses de l‟Abbabaye de la Source, Paris, 1842) – Cáo bản của giáo sĩ Adson xứ Melk, dịch sang tiếng Pháp theo ấn bản của giáo sĩ J.Mabillon (Ấn quản Tu viện de la Source, Paris, 1842) do một linh mục Vallet nào đó viết. Quyển sách – có phụ lục về thông tin lịch sử, thật ra rất sơ sài – khẳng định tái tạo trung thực một cáo bản vào thế kỉ 14 đã được học giả vĩ đại nói trên của thế kỉ 17 phát hiện trong tu viện tại Melk; nhờ linh mục mà chúng ta có được nhiều thông tin như thế về lịch sử dòng Benedict. Phát hiện có tính học thuật này (tôi muốn nói của tôi, lần thứ ba tính theo thứ tự thời gian) khiến tôi phấn chấn suốt thời gian phải nấn ná ở Praha, chờ một người bạn than yêu. Sáu ngày sau, quân đội Xô Viết chiếm đóng thành phố bất hạnh này. Tôi xoay xở và không phải không mạo hiểm, đến được Linz ở biên giới Áo, từ đó đi tiếp đến Vienna gặp người than yêu của tôi, rồi cùng nhau đáp thuyền ngược dòng song Danube” [23, 10].
2. Tiếp đó là những “Ghi chú”, cũng vẫn của “tôi-tác giả”, cho bản thảo của Adso về cấu trúc thời gian : “Bản thảo của Adso được chia làm bảy ngày; mỗi ngày thành nhiều đoạn, ứng với các giờ kinh lễ. Tiểu đề các Chương viết
dưới dạng ngôi thứ ba, có lẽ do Vallet thêm vào. Loại tiểu đề này không xa lạ gì đối với văn học dân gian thời bấy giờ, và vì chúng giúp bạn đọc dễ định hướng câu chuyện, nên tôi thấy cần phải loại bỏ” [23, 17].
3. Vào tác phẩm cái “tôi-tác giả” lập tức nhường lời cho Adso trong “Đoạn mở đầu” : “Nay, gần cuối cuộc đời tội lỗi khốn khổ của mình, tóc đã bạc, tôi đã già đi cùng thế gian này, chờ đến ngày mất hút trong vực sâu thăm thẳm của cõi thiên đường yên ắng và quạnh hiu, dự phần vào ánh sáng của trí tuệ thiên thần.” [23, 20].
4. Tiếp đó là cái “tôi” của William trong những kiến giải của ông ta về rất nhiều vấn đề về tôn giáo, kiến thức thực vật, những quan sát mang tính chất thám tử. Các trang 34, 35, 36 kể về chuyện hai thầy trò đang đi tới tu viện, sau lời chào viên quản hầm, William nói ngay với y : “Nhưng Huynh đừng lo, con ngựa ấy đã chạy qua đây, rồi rẽ vào con đường nhánh bên phải…” [23, 34] giống hệt “truyện triết học” Zadig hay chủ nghĩa lạc quan của Voltaire khi William chỉ ra những dấu vết như phân ngựa, bụi trên các rặng cây hàng rào bị quét bụi,… theo đúng phương pháp của Sherlock Holmes ! Theo trật tự thời gian thì Voltaire (1694 - 1778), Conan Doyle (1859 - 1930), còn Umberto Eco sinh năm 1932, người trước người sau đều để cho nhân vật “thám tử” của mình thực hiện cùng một phương pháp ! Nhưng, thực ra, trước cả Voltaire, nhiều truyện kể dân gian cũng đã có sự “thông minh” đó. Như vậy, có thể nói như R.Barthes là “mọi văn bản đều là liên văn bản” !
5. Và như mọi chuyện trinh thám, dù đây là giả-trinh thám, vẫn có những lời kể của các nhân chứng. Cuốn tiểu thuyết do đó mà được đan cài nhiều người kể chuyện và từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
Gennete đã phân biệt về mặt phạm trù giữa hai kiểu kể chủ yếu: truyện
kể và người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Sự phân biệt dựa trên “quan hệ với câu chuyện” của người kể chuyện dù anh ta/cô ta hiện diện hay
vắng bóng trong câu chuyện. Trong trần thuật ngôi thứ nhất (homodiegetic) câu chuyện được kể bởi một người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ một thực tế rằng người đóng vai trò là người kể chuyện cũng là một nhân vật trong cấp độ hành động.
Nhân vật Adso chính là kiểu người kể chuyện này với đại từ nhân xưng ngôi “tôi”. Bên cạnh đó, Umberto Eco đã chọn hình thức kể chuyện độc đáo: tự sự phân thân ở ngôi thứ nhất, mà ông gọi đó là trò chơi kép, hay là sự thâm nhập vào “mặt nạ” của cái tôi. Nhân vật tu sinh Adso vào vai người kể chuyện - xưng “tôi”, hồi nhớ lại toàn bộ câu chuyện thời trai trẻ của mình tại một nhà thờ trung cổ huyền bí, thế kỷ XIV. “Nay, gần cuối cuộc đời tội lỗi khốn khổ của mình, tóc đã bạc, tôi đã già đi cùng với thế gian này, chờ đến ngày mất hút trong vực sâu thăm thẳm của cõi thiên đường yên ắng quạnh hiu, dự phần vào ánh sáng của trí tuệ thiên thần. Giờ đây quanh quẩn trong căn phòng này của tu viện Melk yêu quý với tấm thân nặng nề, bệnh hoạn, tôi chuẩn bị để lại trên tờ giấy da này lời chứng của mình về những sự cố diệu kì và khủng khiếp mà tôi đã tình cờ chứng kiến hồi trẻ, nay ghi lại đúng từng chữ tất cả những gì tôi đã tai nghe mắt thấy; tôi không dám tìm kiếm trong đó một thiên cơ, mà chỉ mong truyền lại cho hậu sinh (nếu tên Phản Chúa không hành động trước) những dấu hiệu này, để may ra họ giải mã được chúng, thỏa lòng ước nguyện của tôi” [23, 20] … “Đó là tình hình khi tôi, một chủng sinh non trẻ của dòng Benedict ở tu viện xứ Melk, bị cha tôi – đang chiến đấu trong đoàn tùy tùng của Hoàng đế Ludwig, không phải tầm thường trong số các thuộc hạ của ngài- kéo ra khỏi cảnh yên bình của chủng viện… theo lời khuyên của Marsilius, cha mẹ tôi quyết định giao phó việc rèn cặp tôi cho sư huynh William xứ Baskervile, một học giả dòng Francisco sắp nhận lĩnh một sứ mạng sẽ đưa ông đến những thành phố nổi tiếng và các tu viện cổ ở Ý” [23, 20]. Đây là dạng người kể chuyện lưỡng phân: một cái tôi hồn nhiên ở tuổi mười tám,
ngây thơ trước những đam mê đối với chân lý, đức tin; và một cái tôi từng trải, già dặn ở tuổi tám mươi, với sự chiêm nghiệm sâu sắc trước bản thể con người và sự bí ẩn của Thượng đế.
Phản ánh cuộc sống chính là một nhu cầu tự thân của nhà văn, cũng là một đặc trưng của nghệ thuật, bởi: bất kì nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định… bất kì tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ những vấn đề trong cuộc sống. Thông qua người kể chuyện và nhân vật, hiện thực cuộc sống hiện lên với những mảng màu riêng biệt. Bức tranh xã hội Trung Cổ trong Tên của đóa hồng được hiện lên rõ nét dưới lời kể của nhân vật Adso. “Tôi” là một “biên kí viên” kể lại những ám ảnh về tội ác đã diễn ra trong bóng tối của một nhà thờ huyền bí. Dạng thức cái tôi chứng kiến này đã giúp người kể chuyện khám phá được nhiều vấn đề của lịch sử - tôn giáo, nhất là những tội ác kinh hoàng của tòa án dị giáo thời Trung cổ “Rồi những kẻ xấu xa hơn không chỉ dừng lại ở việc đào bới vùng đất được ban phép thánh, mà rình rập trong rừng như bọn thảo khấu, bất thần tấn công khách vãng lai. Rẹt! Salvatore nói và đưa dao len cổ, rồi Phụp! Rồi bọn khốn nạn nhất trong lũ khốn nạn xán lại mấy đứa bé trai, cho chúng quả trứng hay trái tảo rồi ăn thịt chúng, nhưng Salvatore nói rất nghiêm túc, luôn luôn nấu nướng đàng hoàng. Y kể về một tay đàn ông tới làng bán thịt nấu chin, giá chỉ vài xu; không ai hiểu sao lại có chuyện may mắn như thế, nhưng khi ông linh mục bảo đó là thịt người, dân làng liền nổi điên xé tan xác hắn. Thế nhưng cũng chính đêm ấy, một người dân trong làng đã tới đào mồ kẻ bị giết kia ròi ăn thịt kẻ ăn thịt người; việc bị phát giác, dân làng liền giết luôn cả gã này.” [23, 211-212] Hay như chuyện cô gái mà Adso tương tư bị bắt và bị khép tội phù thủy đã bị thiêu sống. Phiên tòa xử tội viên quản hầm Bernard với những hình phạt tra tấn ghê rợn “Hãy xin Tu viện trưởng một chỗ để các ngươi có thể đặt những dụng cụ tra tấn. Nhưng đừng ra tay ngay nhé. Hãy giam hắn ba ngày,
xiềng tay chân lại. Rồi cho hắn xem những dụng cụ nọ. Cho xem thôi. Rồi ngày thứ tư mới tiến hành... Ra tay từ từ và tăng dần thôi. Và nhất là hãy ghi nhớ điều ta căn dặn đi căn dặn lại: tránh gây tổn hại cơ thể và nguy cơ tử vong. Một trong những ân phước mà cách này ban cho phạm nhân chính là hắn được mong chờ và thưởng thức cái chết sau khi đã thú nhận hết và phải tự nguyện cơ, để tẩy uế mình.” [23, 422-423].
Điểm nhìn trong trần thuật học có liên quan chặt chẽ đến vai trò người kể chuyện. Về mặt chức năng, điểm nhìn chính là sự lựa chọn những thông tin trần thuật từ điểm nhìn của một người nào đó. Trong tác phẩm điểm nhìn bên trong là của Adso, nó thực hiện chức năng quan sát, phân tích, suy ngẫm về những sự kiện, con người xung quanh cùng với sự chia sẻ, cùng lí giải của William để tìm ra thủ pham. Mặt khác, ngôi kể này còn tạo điều kiện để người trần thuật bộc lộ những ám ảnh vô thức “Bài ca tác động vào tôi như liều thuốc mê. Tôi thiếp đi, thiu thiu ngủ thì đúng hơn, rơi vào một trạng thái lơ mơ mệt lử, cuộn tròn người như một thai nhi trong bụng mẹ. Sương mù vây bủa linh hồn tôi, khiến tôi như lạc vào một cõi không thuộc thế gian này và tôi đã có một ảo giác hay một giấc mơ, muốn gọi cách nào cũng được.” [23, 465]. Giấc mơ của Adso về bữa tiệc là sự thâu tóm tất cả những ấn tượng khủng khiếp mà tu sinh này nếm trải trong những ngày ở tu viện “Tôi không rõ mình đang ở hỏa ngục hay cõi thiên đường đầy nước ép trái cây và lủng lẳng xúc xích như Salvatore có thể dã tưởng tượng. Nhưng tôi không có thì giờ để nghĩ vì bị một đám người lùn đầu to như cái bình ùa vào, cuốn theo, đẩy tới ngưỡng cửa nhà ăn, rồi tống tôi vào” [23, 465]. Đó là một thế giới ghê rợn được lắp ghép từ chuỗi ký ức hằn sâu trong vô thức. Trong bữa tiệc đó “Adam nằm ngửa nốc rượu, rượu chảy ra từ sườn ông. Noah ngủ mê chửi Ham, Holofernes ngáy thản nhiên, Jonah ngủ say, Peter thức canh cho tới khi