Tư tưởng duy tân về chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 37 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Tƣ tƣởng duy tân về chính trị, văn hóa – giáo dục, kinh tế của Lƣơng

2.1.1 Tư tưởng duy tân về chính trị

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự xâm chiếm phương Đông của phương Tây đã đem lại một hiện thực chính trị hoàn toàn mới mẻ mà tri thức Hán học không thể lý giải được. Việt Nam phải đối mặt với kẻ thù mới – thực dân Pháp, không chỉ khác xa nước ta về chủng tộc mà còn khác xa về phương thức sản xuất và trình độ tư duy.

Chế độ phong kiến cùng với hệ tư tưởng Nho giáo tỏ ra bất lực trước sứ mệnh ngày càng to lớn của lịch sử. Sự thay đổi này không phải do sự đòi hỏi cấp bách của chính nội tại nền kinh tế – xã hội Việt Nam mà do yêu cầu công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập của dân tộc và do tác động bên ngoài, như sự xâm nhập của nền văn minh phương Tây và các phong trào duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc vào nước ta. Trần Văn Giàu nhận định: “Biết rằng thuở ấy bản thân xã hội Việt Nam chưa cấp bách đòi hỏi phải phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải duy tân, tự cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước” [25, 54]. Trước sứ mệnh lịch sử ấy, một số nhà tư tưởng thức thời tiêu biểu như Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

cùng các nhà duy tân khác đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ việc phê phán chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng đã đến với tư tưởng dân chủ tư sản, bắt đầu xây dựng những phạm trù dân chủ tư sản ở Việt Nam và phát động phong trào duy tân vào đầu thế kỷ XX. Bước chuyển này là một bước quá độ khá đặc biệt, là khâu trung gian để chuyển từ hệ tư tưởng phong kiến hướng sang hệ tư tưởng tư sản.

Từ nhận thức về bản chất của chủ nghĩa thực dân, Lương Văn Can và đồng chí có những quan niệm mới về thế giới, sự vận động của xã hội và sự phân tích thời thế của các ông trong bối cảnh chính trị mới đã cung cấp cho đương thời một nhãn quan chính trị mới mẻ, tiếp cận được với hiện thực lịch sử lúc đó.

Khi đưa ra một quan niệm mới về thời thế, một tư duy mới về chính trị, một đường lối mới để giải phóng dân tộc mang tầm vĩ mô thì các nhà duy tân cũng đưa ra quan niệm về cơ cấu chỉnh thể chính trị.

* Quan niệm về “chính thể”

Nếu như các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX chưa đặt ra vấn đề thay đổi thể chế chính trị – xã hội. Họ “muốn theo đòi tư bản phương Tây mà chưa cắt nổi cái gốc phong kiến phương Đông” [25, 400]. Họ “mâu thuẫn giữa những nét lập hiến, pháp trị, dân chủ của chính quyền với cái ý trung quân tuyệt đối, cái quân chủ có tính chất thần quyền” [25, 400]. Về căn bản, lý tưởng chính trị của họ là phấn đấu vì “đại nghĩa”, “trung quân ái quốc”, khôi phục, bảo vệ chủ quyền giang san để duy trì nền chuyên chế phong kiến với trật tự vua quan cũ. Các nhà Nho duy tân đầu thế kỷ XX, khi đưa ra nhận thức mới về thể chế chính trị, mặc dù xuất thân là các nhà khoa bảng, nhưng họ đã vượt lên quan điểm mô hình phong kiến phương Đông Nho giáo theo trật tự Vua – Quan – Dân để tiếp nhận chính thể theo mô hình dân chủ tư sản dù còn hết sức đơn giản. Họ coi đây là “đạo lý mới”, là lý tưởng của đời mình và đem hết tâm sức để phổ cập tư tưởng đó, thức tỉnh đông đảo nhân dân đổi mới nhận thức về chính trị.

Quan niệm mới về “chính thể” đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong tập sách giáo khoa “Quốc dân độc bản”: “Các nước châu Âu đã thay đổi chính thể, mặc dù vẫn tôn ông vua cũ làm chủ nhưng quyền của vua bị hạn chế. Ấy là chính thể lập hiến, nhà vua hoặc gọi là hoàng đế hoặc gọi là quốc vương nhưng quân quyền được hạn định. Nước có thượng, hạ nghị viện, nghị viện do dân bầu công khai để thảo luận, bàn định các việc như pháp luật, tô thuế. Nếu ông vua cũ bị phế truất, dân hoàn toàn nắm chính quyền thì đó là chính thể cộng hòa, dân sẽ bầu một người lên làm tổng thống.

Quyền của tổng thống nhẹ hơn, vẫn có hai viện thượng và hạ. Nhưng có nước đôi khi cũng không có gì thay đổi, ấy là chính quyền chuyên chế, không có nghị viện, quyền của nhà vua vô hạn. Châu Mỹ có nhiều nước cộng hòa, châu Âu có nhiều nước lập hiến, châu Á có nhiều nước chuyên chế. So sánh sơ qua thì như vậy ở châu Á, Nhật Bản đã trở thành một nước lập hiến rồi, còn nước ta từ Lê, Lý, Trần đến bản triều, chính thể toàn là chuyên chế, khác với chế độ cộng hòa rất xa, nay thì bị người nước ngoài cai trị” [13, 64].

“Chính thể” là một khái niệm còn hết sức mới mẻ đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam, do đó, để làm rõ khái niệm mới này, Lương Văn Can và các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục đã lấy thực tiễn các nước trong khu vực để giảng giải phù hợp với trình độ dân trí nước ta lúc đó. Đồng thời, các ông cũng đưa thêm vào hàng loạt các khái niệm mới về quốc hội, hội đồng địa phương, bầu cử, quyền của dân, quyền của thượng hạ viện, quyền của tổng thống... Từ đó, các ông đã đem lại một cách nhìn mới về chính trị ở Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước “để thức tỉnh nhân dân ta ra khỏi quan niệm cũ cho rằng nền chính trị phong kiến kiểu Nho giáo có tính “khuôn vàng, thước ngọc” từ xưa tới nay là mẫu mực cho các nước khác trong khu vực không thể thay đổi, các nhà Nho gọi thẳng tên nền chính trị đó là quân chủ chuyên chế và chỉ ra sự ưu việt hơn hẳn của nền chính trị dân chủ, dù đó là lập hiến hay cộng hòa” [58, 46].

Có thể nói, Lương Văn Can và các sĩ phu cấp tiến đầu thế kỷ XX đã có cách nhìn hiện thực xã hội nước ta trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Đây là mặt tích cực trong tư tưởng duy tân của các ông, nó đối lập với cách nhìn hạn hẹp và chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Tuy các nhà Nho duy tân của Đông Kinh nghĩa thục chưa có sự lựa chọn dứt khoát, rõ ràng mô hình chính thể sau khi khôi phục lại chủ quyền là kiểu lập hiến hay cộng hòa, ngôi vua, quan nên truất hay nên tiếp tục duy trì (trong chế độ quân chủ lập hiến) nhưng các ông đã mở rộng, “cải biến” cách hiểu cũ về vua, quan. Đặc biệt, họ đưa ra cách hiểu về vai trò, vị trí, yêu cầu mới và về tư cách người dân trong đời sống xã hội – một điểm mới quan trọng trong đổi mới về tư duy chính trị mà không cắt đứt với truyền thống “thân dân” trong lịch sử dân tộc. Thể hiện tập trung sự đổi mới trong tư duy chính trị của các nhà Nho cấp tiến đầu XX chính là khái niệm mới “Quốc dân”.

Lý tưởng chính trị của các sĩ phu cấp tiến là xây dựng một thể chế chính trị mang màu sắc dân chủ tư sản. Ở đó, vua không còn là “ông chủ của nước”, nắm mọi đặc quyền đặc lợi, dân không còn là “đầy tớ phải theo lệnh của ông chủ mà hầu hạ”: “Ngày nay, dân chỉ xem vua là đại biểu, vua phải theo nguyện vọng của dân mà thi hành chính sự. Cho nên quyền của vua rất nhẹ” [13, 65]. Và “Nói quan là đày tớ của dân là căn cứ vào sự thực chứ không phải là kiêu ngạo. Vả lại, quan tuy đáng tôn đáng kính nhưng cũng chỉ là một người dân nắm chính quyền... Quan không ai to không ai nhỏ mà đều là những người được giao phó chính quyền. Về quan hệ không ai trọng, không ai tầm thường, chỉ có chức vụ khác nhau mà thôi. Không phải người hiền tài thì không thể làm tròn nhiệm vụ, không tuyển chọn thì không tìm người thích đáng. Điều đó các nước đều làm như nhau, cho nên không thể cho quan là đầy tớ mà khinh nhờn được” [13, 65-66].

Tuy các nhà Nho đã nhận thấy sự độc hại của chế độ chuyên chế, đã chủ trương lập hiến nhưng ngôi vua, quân vương vẫn là cái gì đó chưa thể bỏ

được. Ngôi vua vẫn tồn tại như là biểu tượng cho sự thống nhất và đoàn kết, hội tụ dân tộc. Họ chưa thể nghĩ tới cách mạng, tới nền cộng hòa. Nếu đã nghĩ tới những vấn đề này thì họ không còn là nhà Nho nữa. Một điều đáng trân trọng ở đây là trong quá trình truyền bá tư tưởng mới, các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục đã đề ra chủ trương bầu cử những người xứng đáng vào trong bộ máy nhà nước và tiêu chuẩn để lựa chọn là người thay mặt cho quốc dân: “Nhà nước đặt ra pháp luật cho dân và dân được quyền bầu cử là để tập hợp rộng rãi ý kiến công khai bàn luận chính sự và để dư luận quyết định. Quốc dân nên hưởng ứng yêu cầu của Nhà nước mà bầu được người gánh vác nhiệm vụ, làm đại biểu quốc dân. Nếu vì lợi ích riêng tư nào đó mà chọn người không xứng đáng hoặc sợ phiền phức mà bỏ quyền lợi của mình, đều có thể nói là không biết nghĩa vụ” [13, 20-21]. Ngày nay, chúng ta thấy nội dung đầu tiên về tư tưởng dân chủ này rất bình thường, nhưng tại thời điểm ấy, tư tưởng này có ý nghĩa đột phá. Hướng tới nền chính trị dân chủ tư sản với những giá trị văn minh tiến bộ, các nhà Nho khẳng định pháp luật là gốc của việc lập quốc và thể hiện ý nguyện của toàn dân.

* Pháp luật là gốc của việc lập quốc, là thể hiện ý nguyện của toàn dân

Trong “Tân đính giáo khoa thư”, Lương Văn Can và các tác giả nhấn mạnh “Tuân thủ pháp luật” là nghĩa vụ số một của công dân, là gốc của việc lập quốc. Do đó, nội dung này được thảo luận khá tỉ mỉ, bày tỏ những nhận thức khá mới mẻ về pháp quyền, pháp trị. Các tác giả tỏ ra hiểu được bản chất pháp quyền theo mô hình phương Tây cận đại có những đặc điểm khác biệt về căn bản so với pháp trị thời phong kiến Trung Quốc. Điều này thể hiện khá đầy đủ tư tưởng xã hội, tư tưởng chính trị quân chủ lập hiến giống như nguyên mẫu Nhật Bản: “Nghĩa vụ đầu tiên của dân đối với nước là tuân theo pháp luật. Pháp luật không phải là thủ đoạn để chuyên chế, mà là dùng quyền lực công bằng, chính trực, vô tư mà khống chế dục vọng riêng của mỗi người, bảo vệ lợi ích của nhiều người, trừng phạt kẻ gian tà, che chở người lương thiện, duy trì an ninh của nhà, của nước. Cho nên, ai ai cũng

phải phục tùng” [13, 19]. Tư tưởng luật pháp là gốc của việc lập quốc và thể hiện ý nguyện của toàn dân đã được các soạn giả “Tân đính giáo khoa thư” nhấn mạnh nhiều lần.

* Quan niệm về “quốc thể”

Những sách dạy luân lý và tuyên giáo luân lý xưa luôn lấy vấn đề “trung hiếu” làm vấn đề thảo luận đầu tiên. Trong vấn đề trung đã hàm chứa vấn đề quốc. Các gia huấn xưa cũng đều chú ý tới các vấn đề “trung hiếu”, coi đó là nền tảng, khởi đầu của luân lý. Một điểm mới trong quan niệm chính trị của các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục là khái niệm “quốc thể” được đưa thành mục đầu tiên trong “Tân đính giáo khoa thư”. Lúc này, vua không còn đồng nhất với nước, vì thực tế nước đã không còn là nước của vua, vua chỉ còn là một biểu tượng cho tinh thần nào đó mà thôi.

Bản thân “quốc thể” là một khái niệm mới mà nhà Nho xưa không quen dùng. Trong “Tân đính giáo khoa thư”, nó được trình bày với tinh thần “quốc thống”, “thể” chính là thể diện, thể thống của quốc gia. Yếu tố nguồn gốc tổ tiên Hồng Lạc, sự truyền thừa mệnh mạch của quan hệ huyết thống của quốc gia được các tác giả đặc biệt nhấn mạnh. Coi quốc gia là một đại gia đình truyền thừa bởi các quan hệ huyết thống, nhỏ là gia, lớn là quốc. “Quốc thể lấy huyết thống làm mạch liên kết, chuỗi liên kết. “Quốc” cũng vẫn được hình dung là sự mở rộng của một gia tộc. Toàn thể nhân dân tưới gội hồng ân của tổ tiên. Do đó, các thành viên của quốc gia phải đoàn kết như anh em một nhà, tương kính, tương ái. Sự gắn kết các thành viên phải xuất phát từ tình cảm tự nhiên như tình cha con, tình anh em, chứ không phải được cố kết bằng lợi, hại hay bằng khế ước xã hội” [85, 48-49].

Trong thời điểm đầu thế kỷ XX, vấn đề tự hào dân tộc, ra sức đoàn kết để chấn hưng dân tộc được coi là vấn đề luân lý tối quan trọng, tối ưu tiên. Các tác giả của “Tân đính giáo khoa thư” đã đem tư tưởng trung thành với “quốc thể” thay cho trung quân tối cao thường gặp trong luân lý cũ. Nó được đặt ra do nhu cầu lịch sử cụ thể của Việt Nam đầu thế kỷ XX. “Quốc thể”

được coi là thứ luân lý quốc gia siêu việt, nhưng nó lại được xây dựng trên cơ sở mô thức quen thuộc của nhà Nho, tức là hình dung quốc gia theo mô hình gia đình mở rộng, quy các quan hệ xã hội thành quan hệ huyết thống gia tộc. Nó lấy tự giác của nhân tính và tình bản thể làm chất keo liên kết.

* Khái niệm về Nước – quốc gia:

Các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục quan niệm Nước gồm ba thành tố:

Phải có ba điều hết sức quan trọng mới thành nước: một là, có lãnh thổ ổn định; hai là, có dân cư; ba là, phải có chủ quyền. Ruộng đất phì nhiêu trải hàng nghìn dặm mà dân cư thất thường nay chỗ này mai chỗ khác, thì không thành nước. Có ức triệu dân mà lãnh thổ không ổn định, cũng không thành nước. Dân cư đông đúc, lãnh thổ rộng lớn mà không có chủ quyền, chính lệnh không được thi hành thì vẫn chưa thành nước. Cho nên, lãnh thổ ổn định, dân cư đông đúc, chủ quyền ba cái đó khuyết một thì chưa thể gọi là nước được. Mà một trong ba cái đó thì chủ quyền là then chốt. Chủ quyền là ưu thế tuyệt đối, vô thượng, để hiệu triệu dân, dân nghe theo răm rắp, nghiêm chỉnh thi hành, trước sau như một. Như vậy, nước mới có tư tưởng độc lập, có sự nghiệp độc lập. Chủ quyền đó tùy từng nước, có thể ở trong tay nhà vua hoặc thuộc về nhân dân” [13, 18].

Với quan niệm về “nước đủ tư cách độc lập”, các tác giả thức tỉnh nhân dân, tiếp nối truyền thống yêu nước căm thù giặc của cha ông, đứng lên giành lại chủ quyền đất nước và quyền làm chủ của người dân.

Trong cách hiểu của Lương Văn Can và các soạn giả, khái niệm “thần dân” (đối lập với quốc theo quan niệm truyền thống) đã có xu hướng chuyển sang khái niệm “quốc dân”, “công dân”. Từ đó, các tác giả kêu gọi chấn hưng dân khí, hiệu triệu, đề cao tinh thần dân tộc bằng những việc làm cụ thể chưa từng có trong lịch sử trước đó: liên hiệp đoàn thể (tổ chức xã hội), minh định hiến pháp (lập hiến pháp)...

Trong “Quốc dân độc bản” đề cập tới quan niệm “quốc dân” – thể hiện bước phát triển đột phá trong tư duy chính trị của Lương Văn Can và các nhà duy tân đầu thế kỷ XX.

“Dân không hẳn đã là quốc dân. Có dân thì có nước. Nước cai trị dân, dân bị nước cai trị. Như vậy nước là nước, dân là dân. Còn quốc dân thì khác. Quốc dân cùng với quốc gia đoàn kết, gắn bó như keo sơn. Quốc gia vui buồn, vinh nhục thì quốc dân cũng coi nỗi buồn, vinh nhục ấy như của chính bản thân mình, tất cả phải bỏ của cải ra mà làm cho quốc gia chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)