7. Kết cấu của luận văn
2.3 Vai trò giá trị, hạn chế tƣ tƣởng duy tân của Lƣơng Văn Can
2.3.1 Vai trò giá trị tư tưởng duy tân, đổi mới của Lương Văn Can
Lương Văn Can là một chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, ông và các đồng chí trong Đông Kinh nghĩa thục đã tìm lối thoát cho con đường giải phóng đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng duy tân. Thông qua các cải cách giáo dục – văn hóa – tư tưởng để “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Những hoạt động của các ông đã tạo nên được một phong trào vận động cải cách văn hóa rộng lớn trong nhân dân. Công cuộc duy tân của các ông là điều kiện, tiền đề cho lịch sử tư tưởng Việt Nam tiếp tục tiếp biến, đạt thành quả. Các ông giữ vai trò gạch nối thế hệ trí thức Nho sĩ yêu nước và thế hệ trí thức yêu nước cách mạng sau này.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, người ta ghi nhận những nỗ lực đáng kể của những trí thức Nho học cấp tiến trong đó có Lương Văn Can khi dấy lên phong trào duy tân rộng khắp trong cả nước. Họ đã cụ thể hóa những nội dung duy tân vào thực tiễn đời sống xã hội. Họ đi sâu vào từng khía cạnh tiếp biến văn hóa, khai thác và chắt lọc tinh túy của văn hóa Đông – Tây để xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam dựa trên những yếu tố truyền thống và hiện đại.
Cuộc vận động duy tân xã hội của Đông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can làm hiệu trưởng gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc. Duy tân là một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa yêu nước, là một trong những điều kiện tiên quyết để đổi mới phong trào giải phóng dân tộc. Sự nghiệp duy tân chỉ có thể thành công trọn vẹn nếu có được một nền độc lập thực sự. Những nỗ lực vận động duy tân và giải phóng dân tộc của trí thức Hà Nội đã có ảnh hưởng và sức lan tỏa cả nước.
Tư tưởng duy tân, đổi mới của Lương Văn Can và các đồng chí của ông trong quá trình hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc cải cách văn hóa – giáo dục ở nước ta hiện nay, cả về mục tiêu, nội dung, biện pháp, tài liệu, phương pháp giáo dục… Việc học gắn với lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân rồi từ đó mở rộng lợi ích toàn xã hội. Các nhà yêu nước đã cụ thể hóa nội dung thực học theo phương Tây thành chương trình đào tạo áp dụng thử nghiệm tại Đông Kinh nghĩa thục. Các môn học được giảng dạy là ngôn ngữ, địa lý, lịch sử Việt Nam và thế giới, thiên văn, toán học, vệ sinh học, thổ nhưỡng, kinh tế. Nội dung giảng dạy trong nhà trường trải trên hầu khắp các lĩnh vực từ khoa học cơ bản đến các ngành đào tạo thực nghiệp. Các môn học trong nhà trường Đông Kinh nghĩa thục phản ánh nhu cầu xã hội, có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ phát triển con người trên nhiều mặt.
Đáng chú ý tư tưởng đổi mới tư duy về kinh tế của Lương Văn Can có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế thị trường và xây dựng đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay. Đó là nhận thức đúng đắn vai trò của kinh doanh đối với sự phát triển của đất nước. Làm giàu phải giữ được đạo nghĩa, chữ Tâm, chữ Tín. Có như vậy, kinh doanh mới bền vững được.