2.3 .Tiểu kết chương II
3.2. So sánh về giá trị nội dung của thành ngữ thuần Việt và thành ngữ có
3.2.2 Khái quát giá trị nội dung của thành ngữ tiếng Việt có yếu tố
Hán Việt
Nội dung của thành ngữ tiếng Việt có yếu tố Hán Việt khá phong phú, nhưng đa số phản ánh đời sống văn hóa tinh thần, hệ tư tưởng của tầng lớp cao, tầng lớp tri thức trong xã hội và thường được sử dụng trong các văn viết, các loại bản hành chính, văn xuôi chính luận, thơ ca điển tịch…
Thành ngữ Hán Việt Tam tòng tứ đức thành ngữ này thể hiện sự ảnh hưởng văn hoá Nho giáo trong dân tộc việt nam, một quan niệm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải có đủ phẩm chất tốt và quan niệm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này là sự ảnh hưởng của nho giáo đến thói quen và quan niệm xã hội của từng người dân. “Tam tòng” tức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “tứ đức” có nghĩa là muốn nói đến “công, dung, ngôn, hạnh” những đức tính tốt cần có của người phụ nữ. Điều này phản ánh một điều trong quan niệm của người Việt, người
phụ nữ việt nam trong xã hội truyền thống bị ảnh hưởng bởi các quan niệm nho giáo, gắn chặt người phụ nữ vào gia đình, phụ thuộc vào gia đình, chồng, con, không có quyền quyết định cuộc sống của mình.
- An cư lạc nghiệp: Ở yên vui nghề nghiệp (có sống yên ổn mới hành nghề giỏi được).
- Ác giả ác báo: Làm ác, gặp ác (ở hiền gặp lành).
- Bài binh bố trận:Dàn quân ra thành thế trận để chuẩn bị chiến đấu. - Bách chiến bách thắng: Đánh trận nào thắng trận đó.
- Đơn thương độc mã: Một giáo một ngựa (ra trận một mình, một con ngựa và một ngọn giáo; ý nói can đảm, liều lĩnh).
- Dĩ thực vi tiên - Lấy miếng ăn làm đầu (tham ăn tham uống; người dân coi nồi cơm là trọng).
- Lão giả an chi - Già yên phận (tranh đấu lúc trẻ, lúc già không đua chen nữa).
- Nam vô tửu như kỳ vô phong - Đàn ông không uống rượu như cờ không có gió (nhưng đừng uống nhiều quá!).
Nếu như thành ngữ thuần Việt đại đa số dùng ngôn ngữ bình dân, lời lẽ giản dị gần gũi đời sống thường nhật thì thành ngữ có yếu tố Hán Việt ngôn ngữ trang trọng, sử dụng nhiều các điển cố văn học, cô đọng súc tích, mang tính chất giáo dục cao. Thành ngữ Hán Việt sử dụng các điển cố để mang lại tính giáo dục như: Tái Ông thất mã. Có câu chuyện kể rằng ở gần biên ải có
người giỏi thuật số, một hôm, con ngựa vô cớ đi mất vào đất Hồ. Mọi người đều chia buồn, người cha nói, Việc đó biết đâu lại là phúc? Sau vài tháng, con ngựa dẫn theo một con tuấn mã đất Hồ về. Mọi người đều chúc mừng, người cha nói việc đó biết đâu chẳng thành hoạ, sau đó người con trai cưỡi ngựa bị gãy chân, người cha nói, biết đâu lại là phúc. Sau đó có chiến tranh xảy ra, do người con trai bị gẫy chân nên không thể tham gia chiến trận, những người tham gia chiến trận đều hy sinh. Hai cha con người này được bình yên. Câu chuyện mang tính chất giáo dục bất kỳ một chuyện xảy ra không hoàn toàn là điều may mắn hay hiểm họa.
Thành ngữ Ngư nhân đắc lợi, người Việt đã thay đổi một số chữ tạo thành thành ngữ Ngư ông đắc lợi, câu thành ngữ gốc xuất phát từ một câu chuyện ngụ ngôn kể về một ngày ấm áp, con trai bò lên bờ há miệng phơi nắng, con cò bay qua lấy chiếc mỏ dài kẹp thịt con trai, con trai kinh hãi vội khép chặt vỏ lại kẹp mỏ con cò, hai bên giằng có không bên nào chịu thua bên nào, đến khi người đánh cá đi qua thấy cả hai con cùng kiệt sức và đến chết cũng không chịu buông ra nên không mất công sức gì mà bắt được cả hai con. Thành ngữ này cho ta nhận thức được khi chuẩn bị làm một việc gì phải suy xét cho thấu đáo, cân nhắc lợi hại rồi mới hành động.
Thành ngữ Hán Việt Đả thảo kinh xà được dịch tương đương thành ngữ Việt là Đánh rắn động cỏ bắt nguồn từ thời Nam Đường, có một người tên là Vương Lỗ, khi đó là huyện lệnh của huyện đồ, tham lam một tay che cả
bầu trời, đàn áp dân lành. Nhân dân trong vùng đã làm đơn kiện, khống cáo người coi giữ sổ sách che giấu việc riêng và nhận hối lộ. Đơn kiện được đưa cho Huyện lệnh, huyện lệnh xem xong lo sợ vì phần lớn việc liên quan đến hắn, hắn liền viết lên bán cáo trạng rằng “Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ kinh xà”, có nghĩa là: mặc dù các ngươi kiện người giữ sổ sách nhưng ta cũng thấy được mức độ nghiêm trọng của nó, giống như đánh rắn động cỏ. Câu thành ngữ này mang tính chất giáo dục người ta khi phát hiện ra tình huống quan trọng thì không nên làm ảnh hưởng đến mục tiêu chính.
Thành ngữ Hán Việt 守株待兔 Thủ tru đãi thố, dịch sang thuần Việt
là Ôm cây đợi thỏ dịch”. Thành ngữ này bắt nguồn từ một điển cố trong cuốn
“Hoài âm tử”. Câu chuyện kể về một người nông dân đang cày ruộng ngoài đồng thì thấy có một con thỏ đâm đầu vào cây chết, người nông dân bèn bỏ việc đồng áng không làm nữa mà chỉ ôm cây để chờ có con thỏ khác chạy đến. Cuối cùng không có con thỏ nào chạy đến mà việc đồng áng lại bỏ bê, ngoài ra còn làm trò cười cho thiên hạ. Thành ngữ “Ôm cây đợi thỏ” giáo dục người ta không nên lười biếng, phê phán thái độ hưởng thụ và tính chất thiếu sáng tạo trong công việc
Thành ngữ Hán Việt trong thành ngữ ngoài có tác dụng giáo dục ra còn có tính chất dùng nhiều trong văn viết vì nội dung ngắn gọn tính biểu trưng cao, góp phần cho thành ngữ trở nên phong phú và đa dạng, giàu trạng thái biểu cảm. Các thành ngữ Hán Việt sử dụng trong văn viết như: Danh chính
ngôn thuận, an cư lạc nghiệp, đồng tâm hợp lực, thiên biến vạn hoá, thiên kinh địa nghĩa, chí công vô tư, tự lực cánh sinh..v.v…Những thành ngữ này thường được dùng trong các văn bản quy định hay các tác phẩm văn học chính luận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và thường sử dụng các thành ngữ trong phong cách chính luận, người thường dùng thành ngữ Hán Việt vì nó mang tính chất biểu cảm phong phú, các thành ngữ người thường dùng như: toàn tâm toàn ý, đồng tâm hiệp lực, đồng cam cộng khổ v..v..
“Phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ đưa ra hình thức, càng không nên đầu voi đuôi chuột”.
Hay nói vè văn hoá quần chúng, Bác Hồ có viết:
“Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không trường giang đại hải, dây cà ra dây muống”.
Người dùng thành ngữ “trường giang đại hải” muốn truyền đạt các sáng tác ấy dài dòng, không đúng trọng tâm.
Hay: “Trong cán bộ, có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm, nhưng cũng có một số đồng chí chỉ tay năm ngón không chịu làm”. “Mới chiến tranh với ba nước mà phe Mỹ đã giập đầu gẫy cánh thì nếu chúng liều mạng mà gây chiến tranh thế giới, chúng sẽ nát thị tan xương”. “Cải tạo là một cuộc đổi người cũ thành người mới, một cuộc thay da đổi óc, một cuộc đấu tranh gay
go và lâu dài” “Nhờ chính sách hợp tác hoá của Đảng và Chính phủ, xã chúng tôi đã thay da đổi thịt, đời sống được cải thiện không ngừng” (trích dẫn báo nhân dân năm 1967, 1951, 1964).
Nhưng với đà phát triển của xã hội, có nhiều thành ngữ sẽ bị mất đi không phù hợp với xã hội hiện đại, vì ngôn ngữ phát triển cùng xã hội mà ngữ Hán Việt có nhiều ngữ khó diễn đạt, nếu diễn đạt được cũng dài dòng, không thuận tiện, chính vì thế mà sẽ có nhiều ngữ thuần Việt trong thành ngữ được sử dụng phổ biến hơn và sẽ được phát triển hơn.