Nghệ thuật phác họa hình tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thành tố thuần việt và hán việt trong thành ngữ việt nam (Trang 57 - 58)

2.3 .Tiểu kết chương II

3.1.4. Nghệ thuật phác họa hình tượng

Các thành ngữ gốc Hán cũng có giá trị gợi cảm, hình tượng như các thành ngữ Việt, nhưng phù hợp hơn với các hình tượng tĩnh, trang nghiêm, bởi lớp vỏ âm Hán Việt rất trang trọng. Mặt khác thành ngữ thuần Việt miêu tả, phác họa hình tượng vô cùng sinh động và chân thực.

Thành ngữ nói chung là một kết cấu ổn đinh, chặt chẽ, giá trị gợi cảm, phác họa hình tượng của nó đã hình thành trên cơ sở tồn tại song song của hai diện ý nghĩa của thành ngữ, nó sẽ được củng cố ở thành ngữ ngay cả khi hình thái bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc quên lãng. Điều này biểu hiện rõ ở các thành ngữ nguyên dạng âm Hán Việt như thành ngữ Lang bạt kỳ hồ có ý nghĩa là con sói đạp cái bọc da ở trước cổ nó, lung túng không đi được.

Không ai biết rõ ý nghĩa này, nhưng giá trị gợi cảm hình tượng của nó vẫn được duy trì nhờ ngữ điệu, kết cấu, thậm chí nhờ ngay những từ đã mờ nghĩa trong thành ngữ. Người Người Việt Nam do liên tưởng với “lang bạt” “lang thang” đã dùng thành ngữ trên với ý nghĩa khác hẳn: đi nơi này đến nơi khác mà không ở cố định chỗ nào.

Đối với những thành ngữ thuần Việt chúng ta chỉ cần nhẩm đọc nhâm nhi hay cất lên thành tiếng là những hình ảnh miêu tả, phác họa ùa về, hiển hiện trong đầu và dường như ở trước mắt: Non xanh nước biếc miêu tả cảnh non nước trập trùng bao la tuyệt đẹp; hay như các thành ngữ rán sành ra mỡ,

vắt cổ chày ra nước, ăn cân sắt ỉa cân đinh đều miêu tả kẻ keo kiệt vô cùng

sinh động, dí dỏm và sâu cay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thành tố thuần việt và hán việt trong thành ngữ việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)