1.3 .Tiểu kết chương I
2.1.4 Thay đổi từ ngữ vị trí trong thành ngữ gốc Hán
Thành ngữ Hán Việt được người Việt thay đổi về cấu trúc và từ ngữ diễn đạt. Bởi nó có thể bị chi phối bởi các đặc điểm tư duy văn hoá dân tộc. Thành ngữ đó có gốc Hán nhưng đã hoà nhập vào tư duy văn hoá người Việt,
thay đổi cấu trúc từ ngữ, hình ảnh, và sự thay đổi đó do người Việt quy định đồng thời phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ xã hội của Việt Nam.
Thành ngữ Hán
Âm Hán Việt Thành ngữ Việt Phần thay đổi
吹毛求疵 Thổi lông tìm vết Bới lông tìm vết thổi = bới
安分守己 An phận thủ kỳ An phận thủ thường
kỳ = thường
Thay đổi nghĩa của từ để phù hợp với tập tục của người Việt như: Tiếng Hán có thành ngữ 茶余饭后, âm Hán Việt là “Trà dư phạm hậu”. Còn trong tiếng Việt là “Trà dư tửu hậu”, ở đây chữ “phạn” có nghĩa là cơm được thay bằng chữ “tửu” có nghĩa là rượu. Thói quen và văn hoá ngôn ngữ thường dùng của người Việt “rượu chè” (chè = trà), hai từ này thường đi cùng với nhau, cách nói “trà dư tửu hậu” là chỉ những lúc nghỉ ngơi, nhàn rỗi, ngữ nghĩa giống nhau nhưng cách dùng từ trong câu lại được thay đổi cho phù hợp với thói quen lối sống của người dân Việt Nam.
Việc thay thế một hay vài yếu tố gốc Hán bằng từ Hán Việt tương đương có thể giải thích rằng nhằm đảm bảo tính đối xứng về mặt thanh điệu của thành ngữ và những từ được thay thế thường được sử dung phổ biến hơn, mang sắc thái gợi cảm, hình tượng và tăng giá trị biểu trưng của thành ngữ. Giống như trên đã giải thích thành ngữ “Vào sinh ra tử” từ “vào” và “ra” được thay thể đảm bảo tính đối xứng về mặt thanh điệu và ngữ nghĩa. Hay
trong thành ngữ “Trà dư tửu hậu” từ “phạn” thay bằng từ “tửu”, tử đối sánh với trà (rượu - chè) góp phần tăng sắc thái biểu cảm, phù hợp với thói quen của người Việt.
Thành ngữ gốc Hán được người Việt sử dụng trong hình thức dịch một bộ phận sang tiếng Việt, giữ nguyên bộ phận còn lại mang ngữ nghĩa gốc. Ví dụ như dịch yếu tố “hữu” trong thành ngữ “hữu thuỷ hữu chung” tạo thành một hình thức mới mang tính chất Hán Việt là “có thuỷ có chung”. Thành ngữ tiếng Việt vốn là vay mượn từ tiếng Hán thông qua hình thức dịch một phần như câu “Vào sinh ra tử” (Thành ngữ tiếng Hán là “出生入死” âm Hán Việt là “Xuất sinh nhập tử”. Ở đây chữ “xuất” được thay bằn chữ “vào”, chữ “nhập” được thay bằng chữ “ra”, cùng một ý nghĩa là không sợ sống chết hay nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng. Sự thay đổi của từ thay thế nhằm cho phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Hay như, thành ngữ “thập tử nhất sinh” có nguồn gốc từ thành ngữ cửu tử nhất sinh “九死一生” , thay chữ “thập” bằng chữ “cửu”.
Thành ngữ “Đơn thương độc mã” bắt nguồn từ thành ngữ Hán “单枪匹
马” , thành ngữ Hán có nghĩa “đơn thương thất mã” mang ý nghĩ một người xông thẳng vào trận tuyến nguy hiểm không có ai giúp đỡ. Thành ngữ này có nguồn gốc từ thành ngữ Hán, thông qua sự thay đổi từ “thất” sang từ “độc”, qua đó thành ngữ trở nên dễ hiểu hơn, biểu cảm hơn. Từ “đơn” và từ “độc” có ý nghĩa cô độc, một mình nhấn mạnh mức nguy hiểm mà không ai giúp đỡ,
chỉ có một mình, thay đổi từ mà không mất đi nghĩa gốc, ngược lại tăng thêm hiệu quả tu từ cao cho thành ngữ.
Sự thay đổi trên không có nghĩa là thay đổi toàn bộ về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ mà nó chỉ thay đổi về mặt ngôn từ, số lượng từ trong thành ngữ vẫn đảm bảo được ngữ nghĩa mà vừa tăng thêm sắc thái biểu cảm, vừa phù hợp với tư duy, phong tục tập quán của người Việt. Điều này cũng chứng tỏ và lí giải quá trình hình thành nghĩa biểu trưng trong thành ngữ gắn bó chặt chẽ với đặc trưng tư duy văn hoá của mỗi cộng đồng, đồng thời chứng minh ngôn ngữ thay đổi theo môi trường văn hoá và con người.