2.3 .Tiểu kết chương II
3.1.1. Sự giống và khác nhau về kết cấu
Điểm giống nhau giữa thành ngữ thuần Việt và thành ngữ có yếu tố Hán Việt là chúng đều là những cụm từ cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ; hoàn chỉnh và bóng bẩy về mặt ý nghĩa. Chúng thường gồm ba chữ trở lên, kết cấu theo kiểu hai kiểu đăng đối hoặc tự do.
Nói chung số lượng từ trong thành ngữ có yếu tố Hán Việt có bốn chữ và kết cấu đăng đối chỉnh thể chiếm đa số. Chẳng hạn: An bần lạc đạo, Bách niên giai lão, Bách chiến bách thắng, Bạo thiên nghịch địa, Chức trọng quyền cao, Sơn hào hải vị, Cứu khổ cứu nạn, Đa cảm đa sầu, Dương đông kích tây, Đa mưu túc kế, Ý hợp tâm đầu, Ỷ quyền ỷ thế, Xuất quỷ nhập thần, Tửu hậu trà dư, Thuần phong mỹ tục, Thông kim bác cổ, Cầu toàn trách bị, Cao đàm khoát luận…
Ngược lại các thành ngữ thuần Việt có thể là ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ hoặc nhiều hơn. Nói chung số lượng từ rất tự do và kết cấu cũng rất tự do. Số lượng những thành ngữ loại này chiếm tỉ lệ đa số. Chẳng
hạn: Hét ra lửa; Dốt như bò; Mồm cá ngão; Giấy rách giữ lề; Chim chích ghẹo bồ nông; Gối rơm theo phận gối rơm; Hùm mất hươu hơn mèo mất thịt; Đói cho sạch; rách cho thơm; Phượng hoàng đua, chim sẻ cũng đua; Quạt mo đòi có nhài; Mèo già lại thua gan chuột nhắt…
Chúng ta xem bảng so sánh dưới đây:
Thành ngữ có yếu tố Hán Việt Thành ngữ thuần Việt
Ác giả ác báo Ao tù nước đọng Liễu yếu đào tơ Câm như hến Bĩ cực thái lai Nghèo lõ đít
Bách chiến bách thắng Thêm mắm dặm muối
Sơn hào hải vị Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ Có thủy có chung Phượng hoàng ăn lẫn với gà Hữu dũng vô mưu Thở ngắn than dài
Ích kỉ hại nhân Chê cam sành vớ phải quýt hôi Kinh thiên động địa Bắt tận tay day tận trán