1.2. Quan niệm về thành ngữ và cách phân biệt tạm thời giữa thành ngữ
1.2.2.4. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Điểm khác biệt đầu tiên thường được các nhà Việt ngữ học nhận diện đó là tính khác biệt về cấp độ của hai loại đơn vị này. Trong khi thành ngữ
nằm ở cấp độ ngữ (có cương vị giống từ) thì cụm từ tự do thuộc bình diện nói năng, bình diện thuộc về những đơn vị không cố định và có thể tháo lắp dễ dàng. Tính khác biệt về cấp độ khiến cho thành ngữ khác với cụm từ tự do ở mặt quan hệ giữa các thành tố trong nội bộ mỗi laọi. “Tính phi cú pháp của thành ngữ được bộc lộ rõ nhất ở tính đối xứng của các thành tố” (tr. 86. Nguyễn Thiện Giáp, sdd). Đó cung còn được gọi là: tính không bình thường về cú pháp” (tr. 22 Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ tục ngữ). Về nội dung ngữ nghĩa, thành ngữ là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ nên có tính hoàn chỉnh về nghĩa (điều này cụm từ tự do không có). Nghĩa của thành ngữ luôn tồn tại ngoài chuõi lời nói nên có tính ổn định cao. Ngược lại, nghĩa của các cụm từ tự do chỉ là sự tổng hợp nhất thời từ các yếu tố cấu thành mà thôi.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận diện về thành ngữ như sau:
(1) Thành ngữ (một dạng cụm từ cố định) là đơn vị có sẵn, hiển nhiên, thường tồn tại dưới dạng cụm từ (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp);
(2) Thành ngữ là loại đơn vị có cấu trúc cố định, rất khó/không thế tuỳ tiện thay thế và sửa đổi thêm bớt về mặt ngôn từ (trừ một số rất ít thành ngữ đang trên đường cố định hoá).
(3) Thành ngữ luôn có nghĩa bóng bẩy, biểu cảm. Nghĩa của thành ngữ là sự tổng hoà nghĩa của các thành tố cấu thành và mang tính biểu trưng.
Ngoài ra có thể nói thành ngữ là những cụm từ chứa đựng sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc là ái ngại, xót thương… Nó không đơn thuần là hình thức tư tuy bên ngoài. Nó mô tả cách tư duy trừu tượng một cách ngắn gọn nhất trong nhận thức. Mỗi dân tộc có cách nhận thức và sắp xếp, mô tả thế giới khác nhau từ đó tạo nên những độc đáo, những nét riêng mang tính dân tộc trong cách tư duy của mình. Về mặt sử dụng, bởi thành ngữ vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm... Nó không chỉ được nhân dân vận dụng trong đời sống giao tiếp , trong suy nghĩ hằng ngày của họ mà còn được các nhà văn vận dụng để mô tả, thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm của họ.
Giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dần từ nhiều nguồn, vào thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận được rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ vốn thường là những từ ngữ độc lập nhưng khi đi vào tạo thành ngữ chúng đã có một bước chuyển về “cơ chế”.
Mặt khác quan hệ giữa các yếu tố trong thành ngữ, xét về cú pháp, ngữ âm (âm vận) và ngữ nghĩa nói chung là rõ ràng, có quy luật. Song cũng có khá nhiều trường hợp, các yếu tố cấu tạo thành ngữ kết hợp với nhau mà không theo quy luật nào mà theo lối nói tắt, nói gộp hoặc theo một cách kết hợp, cách so sánh lạ, dẫn đến xác định xuất xứ của nó trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc tồn tại các biến thể thành ngữ biểu đạt cùng một ý nghĩa hay
biểu đạt các ý nghĩa, các sắc thái nghĩa khác nhau khiến ta khó xác định nguồn gốc của nó từ đó cũng rất khó khăn trong lí giải nội dung thành ngữ. Nhưng qua cấu trúc và quy luật ngữ nghĩa, đa phần thành ngữ sẽ được chúng ta xác định,nhận diện và phân biệt. Những con đường hình thành hệ thống thành ngữ của tiếng Việt có thể hình dung như sau:
Sử dụng thành ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau. Trong tiếng Việt, thành ngữ vay mượn nước ngoài chủ yếu là các thành ngữ gốc Hán được đọc theo âm Hán Việt. Những thành ngữ này khi du nhập vào tiếng Việt có thể được giữ nguyên hình thái - ngữ nghĩa, dịch từng chữ (hoặc một phần hoặc tất cả các yếu tố), hoặc dịch nghĩa chung của thành ngữ, có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo. Thành ngữ vay mượn được sử dụng trong hình thức nguyên dạng chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Theo thống kê, trong số 3567 đơn vị được xác định là thành ngữ chúng tôi thống kê được trong “Từ điển thành ngữ - Tục ngữ Việt Hán” có 1182 thành ngữ gốc Hán (giữ nguyên dạng) và 346 thành ngữ có chứa cả các yếu tố thuần Việt và các yếu tố gốc Hán, chiếm 42,8% (1182+346/3567) , trong 42,8 % này số thành ngữ gốc Hán nguyên dạng chiếm 70,8% (1182-346/1182), số thành ngữ pha trộn cả hai nguồn gốc Hán và Việt chiếm 29,2% (346/1182). Hầu hết các thành ngữ gốc Hán đều được mượn từ tiếng Hán Bạch thoại. Một số thành ngữ vẫn còn giữ nguyên âm Quảng Đông ví dụ như “xập xí xập ngầu”.
Thành ngữ gốc Hán mượn nguyên dạng chủ yếu dùng trong văn viết và mang tính chất sách vở rõ rệt. Chúng ta cũng có thể tìm thấy các thành ngữ này trong các tác phẩm văn học cổ, trong văn phong chính luận. Bởi ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo Trung Quốc. Ví dụ như trong các áng văn thơ cổ thường nói “dân vĩ thực vi tiên” câu này nguyên bản của nó là “民以食为先”.Thành ngữ mượn Hán được
dùng trong hình thức dịch ra tiếng Việt, giữ nguyên bộ phận còn lại và cấu trúc thành ngữ gốc.
Ngoài thành ngữ gốc Hán, trong tiếng Việt còn có một số thành ngữ mượn từ các nước khác trên thế giới có sự ảnh hưởng văn hoá đến Việt Nam như: Anh, Pháp, Nga…
Bộ phận chủ yếu của hệ thống thành ngữ tiếng Việt là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu Việt ngữ theo ba con đường sau đây:
1. Định danh hoá các tổ hợp từ tự do.
2. Tạo thành ngữ mới theo mẫu của thành ngữ đã có trước.
3. Liên kết các thành ngữ có nguồn gốc khác nhau tạo thành một thành ngữ mới.
Trong số các phương thức trên, phương thức biến tổ hợp tự do thành thành ngữ và phương thức loại suy theo mẫu có sẵn giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Như phía trên đã đề cập đến, thành ngữ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn trong hệ thống thành ngữ Việt Nam. Thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Thành ngữ Hán Việt rất đa dạng nhưng thường gồm bốn chữ, năm chữ hoặc tám chữ, trong đó tỷ lệ các thành ngữ bốn chữ chiếm số lượng lớn đến 75-80%. Kết cấu thành ngữ thường theo dạng biền ngẫu, đăng đối dễ dàng nhận thấy trong các thành ngữ bốn chữ hoặc tám chữ, ví dụ như:
Công thành danh toại: Công thành /Danh toại Đại sự hoá tiểu, tiểu sự hoá vô: Đại sự / tiểu sự
Còn dạng năm chữ thì hai chữ Hán đầu và hai chữ Hán cuối là hai vế đối xứng qua một chữ ở giữa, ví dụ:
Đại ngư cật tiểu ngư: Đại ngư <cật> tiểu ngư
Rất nhiều thành ngữ sử dụng các điển cố văn học, là các tích truyện xưa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chẳng hạn: Lục lâm hảo hán: chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ỏ núi Lục Lâm.
Cũng không hiếm khi thành ngữ Hán Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo. Trường hợp chuyển hóa từ thành ngữ Hán
Việt sang thành ngữ thuần Việt thường gặp đối với những thành ngữ sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, nhưng nếu để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn:
Thành ngữ Hán Thành ngữ Việt
Cung kính bất như tòng mệnh
Cung kính không bằng tuân mệnh
Thủy trung lao nguyệt Mò trăng đáy nước Tri kỉ tri bỉ Biết mình biết ta Đại ngư cật tiểu ngư Cá lớn nuốt cá bé
Một số thành ngữ gốc Hán có hai ba biến thể nhưng khi được người Việt du nhập thì sự lựa chọn đã được người Việt thiên về những thành ngữ có tính phổ biến hơn (tần suất sử dụng cao hơn, dẫn đến cảm giác quen thuộc hơn), chẳng hạn:
Thành ngữ Hán Việt ít được sử dụng
Thành ngữ Hán Việt thường xuyên sử dụng
Vạn cổ lưu phương Vạn cổ lưu danh Nhập tình nhập lý Hợp tình hợp lý Tác uy tác phúc Tác oai tác quái
Khi được chuyển hóa sang thành ngữ Hán Việt, nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay một chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt hơn, chẳng hạn:
Thành ngữ Hán Thành ngữ Hán Việt
Xà khẩu phật tâm Khẩu xà tâm phật Nhất lộ bình an Thượng lộ bình an An phận thủ kỳ An phận thủ thường Mã đáo công thành Mã đáo thành công
Một số thành ngữ Hán Việt được Việt hóa có nghĩa tương đương, ví dụ:
Thành ngữ Hán Việt nguyên bản
Thành ngữ Hán Việt đã thay đổi chữ
Dĩ độc trị độc Lấy độc trị độc Văn dĩ tải đạo Văn để tải đạo