9. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống truyền máu
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu đƣợc quy định tại Điều 3 Thông tƣ 26/2013/TT- BYT hƣớng dẫn hoạt động truyền máu nhƣ sau:
Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Bảo đảm tự nguyện đối với ngƣời hiến máu; không ép buộc ngƣời khác hiến máu, thành phần máu. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến ngƣời hiến máu, ngƣời nhận máu và chế phẩm máu. Bảo đảm an toàn cho ngƣời hiến máu, ngƣời bệnh đƣợc truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với ngƣời bệnh.
Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trƣng riêng của mỗi nhóm máu. Máu của con ngƣời gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng nhƣ, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể ngƣời nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:
- Nhóm máu A: đặc trƣng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tƣơng (nhóm A chiếm khoảng 21%). Những ngƣời mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những ngƣời có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những ngƣời nhóm máu A có thể nhận máu từ những ngƣời có nhóm máu O.
- Nhóm máu B: có thể hiến máu cho những ngƣời khác có cùng nhóm máu B hoặc những ngƣời mang nhóm máu AB (chiếm tỷ lệ 29%). Những ngƣời mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những ngƣời mang nhóm máu O.
- Nhóm máu AB: có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào (chiếm tỷ lệ 5%). Tuy nhiên, những ngƣời mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những ngƣời có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
- Nhóm máu O: đây là nhóm máu phổ biến nhất (chiếm khoảng 45%). Những ngƣời mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những ngƣời có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhƣng trong huyết tƣơng lại có cả kháng thể A và kháng thể B
- Nhóm máu Rh (D): yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi ngƣời đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thƣờng gọi là Rh+ (Rh D dƣơng). Những ngƣời không có kháng nguyên D trên hồng cầu đƣợc gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những ngƣời phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tƣơng thích trong cơ thể của mẹ và bé.
Trong trƣờng hợp ngƣời hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác. Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h đƣợc truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến ngƣời nhận tử vong.