Nguồn: Trung tâm truyền máu khu vực Hà Nội thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng
Theo Nguyễn Anh Trí, Trần Quý Tƣờng (2012), số liệu điều tra tại 14 tỉnh/thành có các Trung tâm truyền máu khu vực cho thấy, tại 14 tỉnh/thành phố lớn có 128 bệnh viện nhƣng lƣợng máu tiếp nhận lên đến 42.557 đơn vị máu, chiếm 80,9% lƣợng máu tiếp nhận trong cả nƣớc. Nhƣ vậy, việc tiếp nhận và sử dụng máu chỉ tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn, nơi có các bệnh viện Trung ƣơng và tỉnh, nơi phát triển các kỹ thuật y tế cao và chuyên sâu, thuận lợi về mặt giao thông, có đến 56,7% số đơn vị truyền máu nằm trong khoa xét nghiệm chung, có 36,5% các đơn vị truyền máu là khoa Huyết học - Truyền máu riêng biệt. Khi hoạt động truyền máu chủ yếu nằm tại các khoa Xét nghiệm chung, mặc dù các cơ sở này chủ yếu nằm tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng và tuyến tỉnh thì các hoạt động sẽ rất khó khăn, phụ thuộc và việc đầu tƣ cũng không đƣợc tập trung. Về trình độ của các cán bộ phụ trách Truyền máu ở các bệnh viện, tập trung chủ yếu ở nhóm Thạc sĩ, Bác sĩ CK I, chiếm 44.59% (có 33 cơ sở có các cán bộ trình độ này phụ trách).
Trong số các bệnh viện điều tra, chỉ có 8 bệnh viện thông báo đủ máu, còn có tới 66 bệnh viện có thếu máu (89,2%). Trong số 66 bệnh viện thiếu máu thì có đến 24 bệnh viện thiếu máu cả năm, có 30 bệnh viện thiếu máu vào dịp hè và 12 bệnh viện thiếu máu vào dịp tết. Lƣợng máu tiếp nhận toàn quốc năm 2010 đạt 670.846 đơn vị, nếu tính nhu cầu máu theo tiêu chuẩn của WHO (tối thiểu 2% dân số hiến máu) thì đạt khoảng 40%. Lƣợng chế phẩm là 955.018 đơn vị, nếu tính theo nhu cầu của WHO thì đạt khoảng 55%.
2.1.3. Nhận xét về tổ chức hệ thống truyền máu tại Việt Nam
a. Về hệ thống tổ chức:
Theo mô hình phân tán, cả nƣớc có đến 74 cơ sở tiếp nhận máu cấp Trung ƣơng và tỉnh (không kể các cơ sở tiếp nhận nhỏ, lẻ ở cấp huyện)
- Về nguồn máu: Chủ yếu từ học sinh - sinh viên, ngƣời hiến máu tình nguyện nhắc lại.
- Về nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu: Vẫn đang rất lớn.
- Về cơ sở vật chất: Phần lớn các cơ sở truyền máu vẫn trực thuộc bệnh viện, cơ sở vật chất còn chƣa đáp ứng nhu cầu.
- Về cán bộ và trình độ cán bộ về chuyên môn kỹ thuật: Cán bộ thiếu và trình độ cán bộ chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển của chuyên khoa, đặc biệt là cán bộ sàng lọc, sản xuất và quản lý chất lƣợng.
b. Hoạt động của mạng lưới cung cấp máu, chế phẩm máu
Có 4 trung tâm đã đƣợc đầu tƣ trong dự án Trung tâm truyền máu khu vực, đang hoạt động tốt và phát huy cơ bản hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên vẫn còn một số mục tiêu chƣa đạt yêu cầu. Các trung tâm chƣa quan tâm cụ thể đến truyền máu tuyến huyện, cơ chế quản lý chƣa rõ. Hệ thống truyền máu miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Chƣa tạo đƣợc cơ chế quản lý và hoạt động của hệ thống dịch vụ truyền máu. Việc tiếp nhận máu còn rất phân tán, khó kiểm soát. Thiếu nguồn ngƣời hiến máu. Đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, chƣa đào tạo cán bộ nguồn, độingũ cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu về quản lý và chuyên môn, đặc biệt là ở Trung tâm Huế và Cần Thơ. Chất lƣợng máu và chế phẩm máu còn chƣa thống nhất và chƣa đồng đều trên toàn quốc. Nguyễn Anh Trí (2012).
Mô hình phân tán có những nhƣợc điểm: thu gom máu với số lƣợng ít, không đều và thụ động. Không chủ động máu và chế phẩm cho cấp cứu, điều trị và dự phòng thảm hoạ cũng nhƣ đảm bảo máu cho an ninh, quốc phòng. Không điều chế đƣợc các sản phẩm máu nên chủ yếu sử dụng máu toàn phần. Chi phí thực tế cho đơn vị máu/chế phẩm máu cao. Thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có đủ uy tín để thực hiện các dịch vụ truyền máu và hƣớng dẫn thầy thuốc lâm sàng sử dụng máu và chế phẩm máu. Không áp dụng đƣợc các kỹ thuật hiện đại sàng lọc máu. Chất lƣợng máu tuỳ thuộc từng bệnh viện.
2.2. Thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu 2.2.1. Công nghệ an toàn trong truyền máu 2.2.1. Công nghệ an toàn trong truyền máu
Với số dân trên 96 triệu ngƣời, nhu cầu máu cho điều trị, cấp cứu đề phòng các thảm họa rất lớn, theo WHO hàng năm Việt Nam cần khoảng 1.680.000 đơn vị máu (1 đơn vị máu = 250ml).
Năm 2015, cả nƣớc tiếp nhận đƣợc 1.160.726 đơn vị máu toàn phần và khối tiểu cầu gạn tách từ một ngƣời hiến.
Thực trạng về an toàn truyền máu ở nƣớc ta vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Các kỹ thuật sàng lọc bằng huyết thanh chƣa bảo đảm an toàn, đang ở mức độ thô sơ; nhiều cơ sở truyền máu còn dùng kỹ thuật ngƣng kết, kít nhanh để xét nghiệm sàng lọc HIV. Trong khi đó nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng kít HIV hỗn hợp cả kháng nguyên và kháng thể (Ag/Ab) và kỹ thuật PCR, NAT để xét nghiệm sàng lọc máu. Do vậy, chất lƣợng máu và an toàn truyền máu là điều hết sức bức xúc. Hệ thống truyền máu lâm sàng chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ nên việc theo dõi và hƣớng dẫn sử dụng máu còn rất lạc hậu.
Bên cạnh việc thiếu kinh phí đầu tƣ trang thiết bị, thiếu đồng bộ, số cơ sở lấy máu ở nƣớc ta còn phân tán quá nhiều, cả nƣớc có 63 tỉnh thành phố (có tới 83 cơ sở thu gom máu cấp tỉnh), có tới hơn 442 điểm lấy máu cấp quận huyện. Sự phân tán này đang cản trở việc sử dụng các thiết bị mới hiện đại và nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền qua đƣòng máu là rất cao.
2.2.2. Công nghệ đảm bảo chất lượng xét nghiệm huyết học truyền máu
Mục tiêu của xét nghiệm là đáp ứng đƣợc yêu cầu lâm sàng. Do vậy công tác đảm bảo chất lƣợng xét nghiệm huyết học là thực hiện những việc cần thiết để đảm bảo kết quả kịp thời, có độ tin cậy cao. Trong công tác xét nghiệm huyết học có bốn hoạt động đảm bảc chất lƣợng.
a. Kiểm tra chất lượng nội bộ
Là các hoạt động của labo nhằm đảm bảo xét nghiệm có độ tin cậy. Kiểm tra độ xác thực, kiểm tra độ lặp lại, kiểm tra phƣơng tiện và sinh phẩm, kiểm tra bằng kỹ thuật khác.
Để tiến hành kiểm tra nội bộ, ngƣời chịu trách nhiệm chất lƣợng xét nghiệm của labo phải nghiên cứu kỹ quy trình kỹ thuật, đặt ra các chế độ kiểm tra thƣờng quy có tính định kỳ, đồng thời đề ra các biện pháp giải quyết các tình huống khác nhau. Nếu sử dụng các phƣơng tiện xét nghiệm có quản lý bằng phần mềm, cần đặt ra trong chƣơng trình các báo động cần thiết để nhắc việc nội kiểm tra.
Với các labo thông thƣờng nhiều khi dễ bỏ qua công tác nội kiểm tra nên cần đặt ra một nguyên tắc, ví dụ ngƣời chịu trách nhiệm chất lƣợng xét nghiệm tế bào máu trƣớc khi ký trả kết quả xét nghiệm phải ký vào tò kết quả xét nghiệm lại các mẫu ngày trƣớc, đồng thời khi xây dựng quy trình cho một ngày làm việc cần có mục tiêu kiểm tra chất lƣợng nội bộ.
b. Đánh giá chất lượng từ ngoài
Có cơ quan chất lƣợng đƣợc thực hiện đúng quy chuẩn độc lập tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất bằng cách gửi mẫu xét nghiệm đến các labo trong hệ thống và thu thập, xử lý kết quả.
Tác dụng của đánh giá chất lƣợng từ ngoài là thống nhất đƣợc hệ thống hay nói cách khác làm cho các phòng xét nghiệm khác nhau cùng đƣa ra một kết quả tƣơng tự đối với một mẫu nghiệm.
c. Giám sát quy trình
Một phòng xét nghiệm hoạt động phải có các quy trình: - Quy trình tổ chức, sắp xếp.
- Quy trình thực hiện công việc: từ sáng đến chiều, ai làm gì, ai chịu trách nhiệm.
- Quy trình tiến hành kỹ thuật.
- Quy trình lƣu, ghi chép, trả kết quả.
Việc kiểm tra thƣờng xuyên xem có theo đúng quy trình này là điều cần thiết, cần có nhân viên kiểm tra việc thực hiện quy trình. Quy trình tổ chức labo tạo một dây chuyền (hay đƣờng đi) của một xét nghiệm sao cho hợp lý, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm thời gian và tránh mọi nhầm lẫn, sai sót, quy trình sắp xếp nhân lực để đảm bảo kết quả xét nghiệm đƣợc thực hiện khách quan và đƣợc ngƣời có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá. Khi xây dựng quy trình tổ chức labo cần lƣu ý đến tất cả các khâu từ địa điểm, hình thức, điều kiện nhận bệnh phẩm đến trả kết quả.
Quy trình đào tạo nhân lực: Đào tạo nhân lực phải đƣợc luôn chú ý, vừa để củng cố kiến thức chuyên sâu, vừa cập nhật các hiểu biết ứng dụng mói. Thƣờng ở một phòng xét nghiệm có nhiều loại công việc từ đơn giản đến phức tạp. Cán bộ khi về nhận công tác đƣợc bố trí công việc và sẽ đƣợc đào tạo dần trong cả quá trình để thực hiện những công việc ngày càng cao.
Quy trình thực hiện công việc và quy trình tiến hành kỹ thuật có môi liên quan rất chặt chẽ. Tuy nhiên, để thực hiện đúng kỹ thuật một khối lƣợng xét nghiệm lớn lại phải đáp ứng về mặt thời gian nên yêu cầu bố trí công việc khoa học để mọi lao động đều đƣợc tận dụng và có hiệu quả.
Khi xây dựng quy trình kỹ thuật xét nghiệm cần lƣu ý đến các điều kiện liên quan nhƣ cách lấy bệnh phẩm, thời gian giữ bệnh phẩm tốì đa, điều kiện vận chuyển, lƣu giữ bệnh phẩm... Sau khi có kết quả xét nghiệm, việc ghi chép sổ sách lƣu theo mẫu thông nhất, khoa học để sao cho có thể kiểm tra đánh giá đƣợc. Ngƣời ta căn cứ kết quả từng thông số sau đó lập đồ thị. Nhiều khi dựa vào đồ thị có thể giúp nhận ra quy luật bệnh tật hay phát hiện sai sót trong xét nghiệm.
d. Tiêu chuẩn và chuẩn hóa
Là đặt ra các tiêu chuẩn của cán bộ, của trang bị, của kỹ thuật để tuân thủ. Tiêu chuẩn và chuẩn hóa không phải giống nhau cho tất ca các labo mà tùy cấp, mức độ phục vụ. Tùy điều kiện trang bị mà đặt ra tiêu chuẩn của labo cần đạt. Chuẩn hóa đặt ra yêu cầu rất cao, nhiều thông số đƣợc kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên đã là labo huyết học dù ở mức độ nào cũng phải có các tiêu chuẩn chặt chẽ để đảm bảo kết quả xét nghiệm đạt độ tin cậy cần thiết. Chuẩn hóa là dùng các phƣơng pháp, quy trình, vật liệu đã biết, đã đƣợc đánh giá là tốt để áp dụng trong các labo. Nhiều thông số đặt ra cho việc chuẩn hóa của labo xét nghiệm:
- Chuẩn tham chiếu: một chất, một thiết bị, một quy trình đƣợc gọi là chuẩn khi nó đáp ứng đƣợc những yêu cầu chặt chẽ về chất lƣợng, về độ tin cậy khi tính đến mọi yếu tố.
- Vật liệu tham chiếu: vật liệu đã đƣợc nhiều trung tâm nghiên cứu đánh giá phù hợp cho một xét nghiệm đặc thù dùng để làm chuẩn.
- Phƣơng pháp tham chiếu: kỹ thuật đƣợc mô tả chính xác, rõ ràng cho một xét nghiệm cụ thể đƣợc hội đồng chuyên môn xem xét và xác nhận, phƣơng pháp này dùng để đánh giá các phƣơng pháp labo khác. Phƣơng pháp chuẩn quốc tế là phƣơng pháp đƣợc thiết lập nhờ hội đồng khoa học quốc tế.
- Lựa chọn phƣơng pháp xét nghiệm: dựa vào phƣơng pháp chuẩn tham chiếu, căn cứ vào điều kiện kinh tế, trang bị, lao động để lựa chọn phƣơng pháp sử dụng hàng ngày thích hựp vừa đảm bảo mức độ chính xác cần thiết vừa tính đến yếu tố tiết kiệm và khả thi. Ví dụ: phƣơng pháp chuẩn để xét nghiệm thăm dò bệnh hemophilia là định lƣợng yếu tố VIII hay yếu tố IX bằng các kỹ thuật nhạy, trực tiếp. Một labo đông máu tuyến tỉnh có thể căn cứ vào điều kiện thực tế xét thấy xét nghiệm APTT là hợp lý, vừa kinh tế, có thể thực hiện đƣợc, lại không bỏ sót bệnh nhân dù không phải xét nghiệm khẳng
định. Một labo tuyến huyện có thể phải chấp nhận sử dụng phƣơng pháp xét nghiệm thời gian.
Nhiều thông số đƣợc chuẩn hóa khác nhƣ kít chẩn đoán, điều kiện chuẩn... Tất cả phải đƣợc tính đến để làm căn cứ cho các thông số cụ thể của labo chọn lựa sử dụng.
2.2.3. Công nghệ chuẩn sản xuất chế phẩm máu
Theo Hoàng Văn Phóng (2014), khi nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy. Giai đoạn trƣớc 2012, tại Hải Phòng việc sản xuất chế phẩm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trang thiết bị còn thiếu thốn từ máy ly tâm lạnh, bàn ép huyết tƣơng, túi lấy máu chủ yếu là túi đơn và túi đôi, quy trình sản xuất đôi khi chƣa đƣợc đảm bảo nên chất lƣợng máu còn nhiều hạn chế. Từ năm 2012, theo khuyến cáo của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ƣơng về quản lý chất lƣợng trong dịch vụ truyền máu và sự thành lập và giám sát của hội đồng Truyền máu bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp, đặc biệt là sự vào cuộc của lãnh đạo Trung tâm Huyết học - Truyền máu đã quan tâm đặc biệt đến quy trình sản xuất chế phẩm máu tại Hải Phòng đã điều chỉnh lại từ tốc độ ly tâm cho mỗi loại chế phẩm, thời gian ly tâm, nhiệt độ bảo quản và khâu tiếp nhận đã sử dụng túi 3 để tiếp nhận máu. Chất lƣợng khối hồng cầu đƣợc sản xuất từ đơn vị máu toàn phần 250 ml và 350 ml về chỉ số huyết sắc tố đƣợc cải thiện đáng kể với đơn vị khối hồng cầu đƣợc điều chế từ đơn vị máu toàn phần 250ml trƣớc chƣa có cải thiện về đối tƣợng ngƣời hiến máu và chuẩn hóa kỹ thuật điều chế lƣợng huyết sắc tố chỉ là 29 ± 4,8 g/đơn vị. Đây là bƣớc cải thiện rõ rệt về chất lƣợng khối hồng cầu đƣợc điều chế tại Trung tâm Huyết học-Truyền máu Hải Phòng. Có đƣợc kết quả này phần lớn nhờ vào công tác tuyên truyền vận động HMTN đã mở rộng đƣợc đối tƣợng HMTN có chất lƣợng và chuẩn hóa lại quy trình sản xuất chế phẩm máu, làm tăng tốc độ vòng quay khi ly tâm làm các tế bào máu lắng nhanh khi tiến hành ép tách
huyết tƣơng hạn chế đƣợc hồng cầu lẫn trong huyết tƣơng nên tận thu đƣợc hồng cầu. Kết quả các chỉ số huyết tƣơng tƣơi đông lạnh sau khi vận động HMTN làm thay đổi chất lƣợng ngƣời hiến máu và đặc biệt là sau khi chuẩn hóa quy trình sản xuất và thời gian sản xuất chế phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi
kết thúc tiếp nhận máu cho thấy chất lƣợng huyết tƣơng tƣơi đông lạnh đƣợc nâng lên đáng kể.
Nhƣ vậy, kể từ 2012 với việc kiện toàn lại Ban chỉ đạo vận động HMTN thành phố Hải Phòng, tăng cƣờng công tác chỉ đạo giám sát chất lƣợng của Hội đồng Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp, đặc biệt là chuẩn hóa lại quy trình sản xuất chế phẩm máu của Trung tâm Huyết học - Truyền máu Hải Phòng, các chế phẩm máu đã đƣợc cải thiện một cách đáng kể, đảm bảo ATTM ngày càng tốt hơn, mang lại lợi ích cho ngƣời bệnh và đáp ứng nhiệm vụ chung cho toàn ngành Truyền máu Việt Nam là phấn đấu tất cả các cơ sở Truyền máu trên cả nƣớc có chung một chất lƣợng sản phẩm máu. Hoàng Văn Phóng (2014).
2.2.4. Công nghệ sử dụng máu và chế phẩm máu
Tất cả các công đoạn tạo ra đƣợc một sản phẩm máu có chất lƣợng cuối cùng nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời nhận máu và nâng cao hiệu quả truyền máu. Nhƣ vậy muốn có an toàn và hiệu quả trong truyền máu ngoài việc có chế phẩm máu tốt còn cần những ngƣời làm công tác truyền máu lâm sàng phải hiểu biết kiến thức về truyền máu lâm sàng để chỉ định truyền máu hợp