Công nghệ chuẩn sản xuất chế phẩm máu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu (Trang 55 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng chính sách công nghệ trong hệ thống truyền máu

2.2.3. Công nghệ chuẩn sản xuất chế phẩm máu

Theo Hoàng Văn Phóng (2014), khi nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy. Giai đoạn trƣớc 2012, tại Hải Phòng việc sản xuất chế phẩm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trang thiết bị còn thiếu thốn từ máy ly tâm lạnh, bàn ép huyết tƣơng, túi lấy máu chủ yếu là túi đơn và túi đôi, quy trình sản xuất đôi khi chƣa đƣợc đảm bảo nên chất lƣợng máu còn nhiều hạn chế. Từ năm 2012, theo khuyến cáo của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ƣơng về quản lý chất lƣợng trong dịch vụ truyền máu và sự thành lập và giám sát của hội đồng Truyền máu bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp, đặc biệt là sự vào cuộc của lãnh đạo Trung tâm Huyết học - Truyền máu đã quan tâm đặc biệt đến quy trình sản xuất chế phẩm máu tại Hải Phòng đã điều chỉnh lại từ tốc độ ly tâm cho mỗi loại chế phẩm, thời gian ly tâm, nhiệt độ bảo quản và khâu tiếp nhận đã sử dụng túi 3 để tiếp nhận máu. Chất lƣợng khối hồng cầu đƣợc sản xuất từ đơn vị máu toàn phần 250 ml và 350 ml về chỉ số huyết sắc tố đƣợc cải thiện đáng kể với đơn vị khối hồng cầu đƣợc điều chế từ đơn vị máu toàn phần 250ml trƣớc chƣa có cải thiện về đối tƣợng ngƣời hiến máu và chuẩn hóa kỹ thuật điều chế lƣợng huyết sắc tố chỉ là 29 ± 4,8 g/đơn vị. Đây là bƣớc cải thiện rõ rệt về chất lƣợng khối hồng cầu đƣợc điều chế tại Trung tâm Huyết học-Truyền máu Hải Phòng. Có đƣợc kết quả này phần lớn nhờ vào công tác tuyên truyền vận động HMTN đã mở rộng đƣợc đối tƣợng HMTN có chất lƣợng và chuẩn hóa lại quy trình sản xuất chế phẩm máu, làm tăng tốc độ vòng quay khi ly tâm làm các tế bào máu lắng nhanh khi tiến hành ép tách

huyết tƣơng hạn chế đƣợc hồng cầu lẫn trong huyết tƣơng nên tận thu đƣợc hồng cầu. Kết quả các chỉ số huyết tƣơng tƣơi đông lạnh sau khi vận động HMTN làm thay đổi chất lƣợng ngƣời hiến máu và đặc biệt là sau khi chuẩn hóa quy trình sản xuất và thời gian sản xuất chế phẩm máu trong vòng 8 giờ kể từ khi

kết thúc tiếp nhận máu cho thấy chất lƣợng huyết tƣơng tƣơi đông lạnh đƣợc nâng lên đáng kể.

Nhƣ vậy, kể từ 2012 với việc kiện toàn lại Ban chỉ đạo vận động HMTN thành phố Hải Phòng, tăng cƣờng công tác chỉ đạo giám sát chất lƣợng của Hội đồng Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp, đặc biệt là chuẩn hóa lại quy trình sản xuất chế phẩm máu của Trung tâm Huyết học - Truyền máu Hải Phòng, các chế phẩm máu đã đƣợc cải thiện một cách đáng kể, đảm bảo ATTM ngày càng tốt hơn, mang lại lợi ích cho ngƣời bệnh và đáp ứng nhiệm vụ chung cho toàn ngành Truyền máu Việt Nam là phấn đấu tất cả các cơ sở Truyền máu trên cả nƣớc có chung một chất lƣợng sản phẩm máu. Hoàng Văn Phóng (2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)