Phong trào J18 – Lễ hội chống tư bản toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới (Trang 43 - 46)

Ngày 18 tháng sáu năm 1999 được gọi là ngày “quốc tế về hành động” (Call to Action) hay còn gọi là “lễ hội chống lại chủ nghĩa tư bản” (Carnival Against Capital). Nó cũng được gọi là J18 ( tên gọi gồm chữ cái đầu của tháng trong Tiếng Anh và ngày diễn ra sự kiện, các số hiệu này cũng được dùng cho các phong trào khác như Seattle 1999, Washington 2001, Cancun 2003…) đó là một ngày quốc tế phản đối hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 25 tại Cologne, Đức. Khi các nhà lãnh đạo G8 gặp nhau để hình thành chương trình nghị sự cho nền kinh tế toàn cầu .

Mạng lưới của phong trào đã hình thành đều nhằm vào “ trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu, hệ thống tài chính quốc tế diễn ra tại 43 quốc gia trên thế giới”32 .Tất cả công nhận rằng hệ thống tư bản toàn cầu dựa trên việc khai thác của con người và toàn cầu chỉ nhằm mang lại lợi nhuận của một số ít nhưng chính là những gốc rễ của các vấn đề xã hội xã hội và các vấn đề sinh thái.

Mở đầu phong trào là ở London, nước Anh với chiến dịch “The Reclaim the Streets” (RTS - Giành lại các con phố) RST London ở Anh thành lập vào năm 1991 bởi các nhà môi trường đã được liên kết với

Greenpeace và First World. RTS London là tổ chức không phân cấp mà hoạt động dựa vào mạng lưới bao trùm với khẩu hiệu Call to Action (hành động trực tiếp). Bất kỳ nhóm nào muốn tham gia mạng lưới RTS chỉ cần họ đồng ý với cấu trúc tổ chức không phân cấp của tổ chức. Theo mô tả của chính mình, RTS là "sự tham gia vô tổ chức". Chiến thuật này có chiến lược kết hợp các

yếu tố chủ nghĩa khoái lạc và ăn mừng, như nghe nhạc to và nhảy múa, không mặc trang phục khi ra đường tuần hành, kết hợp với các yếu tố chính trị như chiếm công trình công cộng và tư nhân, và truyền đạt một thông điệp chính trị bằng cách treo biểu ngữ và phân phát tờ rơi. Chiến thuật cuộc biểu tình này, khởi điểm từ RTS London sau đó khuếch tán khắp nơi trên thế giới. RTS lưu trữ tất cả các bên đường xảy ra trên toàn thế giới trên trang web của họ và ai cũng có thể ghé thăm để cập nhập những thông tin nóng hổi nhất33.

Các cuộc biểu tình khoảng 10.000 người đã thực hiện các cuộc diễu hành truyền qua lại những quả địa cầu bơm hơi và nhảy điệu samba trên đường phố cũng như mang theo các băng-rôn lớn tiến vào các trung tâm tài chính, lên cầu Tower, và các ngân hàng lớn ở thủ đô. Tấn công các tập đoàn lớn như Mc Donald, một biểu tượng của ngành thực phẩm fast food của Mỹ, cũng là một biểu tượng nổi bật của các tập đoàn xuyên quốc gia. Ngoài ra, các hacker cũng tìm cách để truy cập vào các sàn chứng khoán, phá hủy những số liệu của trung tâm tài chính London.

Trong cùng lúc đó, các phong trào chống lại tư bản toàn cầu cũng “diễn ra trên khắp thế giới”34. Các cuộc “giành lại các con phố” (RTS) diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu như Melbourne, Toronto. Tại Châu Á, Israel cũng có “lễ hội chống tư bản” thu hút hàng nghìn người tham gia, phản đối chính sách của các tập đoàn xuyên quốc gia, Sysney, Úc có cuộc phong tỏa cửa hàng ăn nhanh Mc Donald. Còn tại Seoul, Hàn Quốc các cuộc tuần hành hóa trang như “những S. Marcos hay George Seros”35 để phản đối lại tư bản toàn cầu và toàn cầu hóa. Ngoài ra, tại trung tâm nơi diễn ra hội nghị G8 “có khoảng bốn nghìn nông dân Ấn Độ đã tập trung lại phản đối cuộc họp và đã có khoảng

33 http://rts.gn.apc.org/archive.htm

34 http://www.afed.org.uk/org/issue52/j18.html

hơn hai trăm người bị bắt giữ.”36. Sự kiện này đã lan tỏa trên khắp thế giới và tạo ra một sự mở đầu cho các phong trào chống đối toàn cầu hóa về sau.

Chủ tịch Hội Nông dân toàn Ấn Độ, Vijay Jawandia, cho biết "những người ở miền Bắc phải hiểu được cuộc đấu tranh của chúng tôi và để nhận ra chúng tôi một bộ phận của họ. Ở khắp mọi nơi những người giàu có ngày càng giàu hơn, người nghèo lại càng nghèo hơn, và môi trường đang được cho dù ở Bắc hay Nam…tất cả chúng ta phải đối mặt với một tương lai như vậy”.

Có một câu hỏi rằng, làm thế nào để các phong trào lại xảy ra trên toàn thế giới tại cùng một thời điểm và cùng chung một khẩu hiệu mục tiêu như vậy. Tất nhiên không hề khó đoán, bởi khi J18 diễn ra có rất nhiều thông tin về nó. Họ đã dùng truyền thông và internet là công cụ cho cuộc phản khản với quy mô toàn cầu này. Giống như một người nào đó trong mạng lưới quốc tế đã gửi thông điệp cho một nhóm vô chính phủ ở New York, sau đó được chuyển tiếp tới Chicago, những người lần lượt chuyển tiếp nó đến Boston và đến một số thành phố khác ở Mỹ cho đến khi tới Mexico nơi nó được chuyển tiếp đến những người ủng hộ Zapatista ở Chiapas bằng website, các đường dẫn internet, các email miễn phí và tạo nên một sự liên kết trên quy mô toàn cầu.

Các thông tin của các cuộc biểu tình nhằm chống lại tư bản toàn cầu như những đám cháy rừng. Giống như một loại virus nguy hiểm, nó đã đưa tổ chức của trí tưởng tượng của con người nhanh chóng hòa nhập toàn thế giới và dùng chính những phương tiện của toàn cầu hóa để liên kết nhau lại, chống đối toàn cầu hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử, người ta đã thấy một phong trào xã hội diễn ra trên toàn cầu, sử dụng internet và phương tiện truyền thông để

liên kết với nhau ước tính 18.000 người từ hơn 40 quốc gia đã truy cập vào các website.

Sự kiện đầu tiên mà người biểu tình khắp nơi đã dùng điện thoại ghi chép trực tiếp những diễn biến ngay tại của họ và đăng lên các trang web, để những nơi khác có thể cập nhập tin tức và những video, hình ảnh mới nhất. Nó đã chứng minh rằng, toàn cầu hóa tạo ra những mặt trái vượt quá sức chịu đựng của con người trên khắp thế giới. Đã đến lúc con người trên khắp thế giới không phân biệt Bắc –Nam, cánh tả hay hữu đều phải cùng nhau đoàn kết lại để chống lại những hệ quả do toàn cầu hóa mang lại. J18 đã làm được điều đó khi mở đầu cho một mạng lưới đánh thức và liên kết các phong trào chống đối toàn cầu hóa trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)