Nếu như cuộc chiến ở Seattle được nhân loại ghi nhận là hình ảnh biểu tượng về trận chiến đầu tiên của các phong trào xã hội chống lại toàn cầu hóa trên thế giới thì cuộc chiến Genoa đã trở thành một cuộc chiến thật sự theo nghĩa đen của toàn cầu hóa về sự tàn phá kinh hoàng với lựu đạn cay, các loại xe bị đốt cháy, những người biểu tình mặc đồ đen ném đá và bom xăng vào hàng ngũ bảo vệ của cảnh sát chống bạo động quân sự. “Cuộc chiến này” ghi
43 David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of : The battle of Seattle, AK Press, 2009, tr 1
44 http://news.bbc.co.uk/2/hi/547581.stm
45 Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter, Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006, tr 9
nhận là cuộc đối đầu bạo lực nhất trong các phong trào chống đối toàn cầu hóa.
Phong trào đã bắt đầu khi “Diễn đàn Xã hội Genoa, một tổ chức bảo trợ của khoảng 700 nhóm phản đối đã tiến hành diễn tập các tình huống đối phó với cảnh sát chống bạo loạn”46. Diễn đàn Xã hội Genoa (GSF) đóng vai trò như một căn cứ hoạt động trung tâm nắm các đoàn báo chí, phương tiện truyền thông độc lập, một phòng internet, bệnh xá, và không gian hoạt động cho các hội nghị và hội đồng.
Cuộc phản kháng chính thức diễn ra vào tháng Bảy năm 2001, khoảng 300.000 người biểu tình tụ tập bên ngoài các khu vực màu đỏ do chính phủ Ý đưa ra cho những người biểu tình nhằm vào các cuộc họp G8 tại Genoa, Italy.
Những người biểu tình chống đối đã liên kết và xây dựng được môt “chiến thuật đa dạng về các hình thức tham gia vào các cuộc biểu tình, chia thành các không gian khác nhau để phù hợp hình thức đa dạng trong đó có khối những người mặc quần áo màu trắng, sơn màu trắng để chứng tỏ biểu tình sự phản đối trong hòa bình, khối lễ hội màu hồng và khối chiến thuật đen quân sự”.47
Chính phủ Ý giám sát khá kỹ lưỡng bao gồm cả cảnh sát bí mật và máy bay trực thăng, hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, xây dựng một hàng rào xung quanh khu vực cấm biểu tình. Có tới 140.000 lượt kiểm tra nhận dạng và có hơn hai nghìn người phải ra khỏi biên giới Ý. Trung tâm thành phố bị đóng cửa, Genoa để trống hai ngày trước khi diễn ra hội nghị. Cảng và sân bay đóng lại, các ga tàu cũng được kiểm soát rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, mặc cho những kiểm soát và giới hạn trong ranh giới đỏ, những người biểu tình thuộc nhóm khối quân sự đen vẫn tấn công vào các
46 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-xuong-duong-o-genoa-1981316.html
47 Jeffrey S. Juris ,Violence Performed and Imagined Militant Action, the Black Bloc and the Mass Media in Genoa,Arizona State University, 2011, tr. 413
ngân hàng, cửa hàng, nhà tù và các tòa nhà công cộng. Sau đó, cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng, lựu đạn hơi cay, đạn cao su để khống chế, bao gồm cả nhóm biểu tình ôn hòa ( bác sỹ, y tá , nhiếp ảnh gia và nhà báo) . “Một số nhóm đã phản ứng lại”48, một người biểu tình có tên Carlo Giuliani 23 tuổi, đã bị bắn chết trong một cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Italia. Đây được coi như biểu tượng của cuộc đối đấu đầy bạo lực, phản đối toàn cầu hóa. Xác chết trùm đầu của chàng thanh niên nằm nghiêng trên vũng máu của chính mình sau khi bị bắn hai phát súng vào đầu và lâu sau đó được đưa lên một chiếc xe jeep bọc thép của cảnh sát đã gây nên sự ám ảnh không chỉ trong quy mô cuộc biểu tình mà còn là sự ám ánh về cuộc phản kháng toàn cầu trên khắp thế giới. Giuliani đã trở thành người biểu tình phía Bắc đầu tiên thiệt mạng tại một hội nghị thượng đỉnh lớn, mặc dù trong lịch sử nhiều nhà hoạt động ở các nước đang phát triển đã chết do cảnh sát và quân đội đàn áp như cuộc phản đối IMF tại Venezuela 1980, trong cuộc đàn áp này theo thống kê đã có “hơn 100 người bị bắn chết”.49
Bên cạnh sự kiện đó, trong cuộc chống đối tại Genoa thế giới đã tiếp tục bị sốc bởi hình ảnh của những vết máu khô trên cầu thang, sàn nhà, và các bức tường tại trường Diaz, nơi mà một đơn vị đặc biệt của cảnh sát Ý đã tiến hành một cuộc đột kích ban đêm tàn bạo chống lại người biểu tình khi họ đang ngủ. Kết thúc phong trào chống đối ở Genoa, các báo cáo đã ghi nhận rằng có “hơn 411 người phải nhập viện, hơn một nghìn người bị thương, tổn
48 Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter,
Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006, tr. 4
49 Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Politics, Oxford, 2008, tr15
thất lên tới 125 triệu euro”50 qua đó trở thành một trong những phong trào phản kháng đẫm máu nhất trong lịch sử chống đối toàn cầu hóa.
Sau gần một thập kỉ, những hệ quả của nó vẫn chưa thế giải quyết hết. Những người chống bạo động ở Genoa đã phải chịu những phán quyết của toàn án về việc bạo hành những người biểu tình, và chính phủ Italia cũng phải “bồi thường hàng triệu đô la”51 cho những người biểu tình.
Có thể nói đây được cho là một phong trào chống toàn cầu hóa xảy ra thương vong đầu tiên trong lịch sử, nó cho thấy một sự chống đối và phản kháng mạnh mẽ, và thái độ phản ứng quyết liệt với toàn cầu hóa. Đồng thời là lời cảnh cáo từ những làn sóng từ “bên dưới” đối với sự áp bức từ “phía trên”. Phong trào này cũng ghi dấu là một trong những phong trào lớn của chuỗi những phong trào chống đối toàn cầu hóa ở các nước phát triển
2.2 . Chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển
2.2.1 Phong trào chống đối toàn cầu đầu tiên của Zapatista
Dọc theo những chuyển động phức tạp của toàn cầu hóa, sự ra đời của hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ ( NAFTA - North America Free Trade Agreement) tưởng chừng sẽ là một động lực giúp các nước thành viên đẩy mạnh hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nó đã bị chao đảo bới sự phản kháng mạnh mẽ mang tên “phong trào Zapatista” khởi nguồn từ Mexico và trở thành một phong trào xã hội “dưới đáy của toàn cầu hóa” tiên phong cho các nước đang phát triển khắp thế giới và gây ra những ảnh hướng và thách thức lớn về chính trị toàn cầu.
50 Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter, Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006 tr. 5
Phong trào Zapatista bắt đầu từ của nội dậy của Quân giải phóng quốc gia Zapatista (Ejercito Zapatista de Liberación Nacional - EZLN) đây được cho là “tập của vũ trang của hàng ngàn nông dân bản địa”52 đi ra từ núi rừng, đeo mặt nạ, tự gọi mình là Zapatistas, tại bang Chiapas, một bang nghèo nhất nằm ở miền Nam Mexico.
Cuộc nổi dậy diễn ra vào tháng Giêng năm 1994 cùng ngày với hiệp định NAFTA có hiệu lực với mong muốn biến những gì là điển hình cho sự lên án tập trung của địa phương, bản địa thành một thách thức lớn của toàn cầu .
Mục tiêu của Zapatista là nhắm vào chính phủ Mexico và các hiệp định như NAFTA nhằm bảo vệ người dân bản địa và nông dân từ sự đàn áp của nhà nước Mexico và sự tàn phá của chính sách kinh tế tân tự do, “yêu cầu những cái cách văn hóa, chính trị, giáo dục, đất đai cho người dân.”53 Người được cho là đứng đầu của quân nổi dậy Zapatista là S. Marcos trong cuộc họp báo với báo chí đã phủ nhận rằng họ đấu tranh dựa vào hệ tư tưởng Marxist hay những tư tưởng cũ. Họ cũng không có mục đích nắm giữ quyền lực, không sử dụng bạo lực để tiến hành nổi dậy, mà hoạt động hòa bình nhằm hướng tới một xã hội dân chủ, hướng tới những cải cách bởi những tác động của NAFTA và toàn cầu hóa. Đồng thời kêu gọi sự đoàn kết của phong trào xã hội từ khắp nơi trên thế giới, Zapatista và họ đã thành công trong việc bảo vệ người da đỏ Chiapas, buộc chính phủ Mexico phải xem xét lại chính sách của mình về người dân bản địa.
Kỹ năng sử dụng của họ về truyền thông chính trị và các phương tiện truyền thông toàn cầu quản lý để liên kết một cách chưa từng có sự phá hủy
52 Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of theZapatistas and their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse University, Nov 2008, tr 71
của các cộng đồng địa phương để quá trình toàn cầu, chính trị hóa các hoạt động đoàn kết truyền thống theo một cách mới
Cuộc nổi dậy đã diễn ra trong vòng hai tuần, với sự tham gia của “một tới hai nghìn người được cho là của năm tỉnh và một thành phố của bang Chiapas”54. Chính phủ Mexico đã có những phản ứng gay gắt khi huy động quân đội, cảnh sát và các lực lượng bảo vệ khác để chống đối lên tới hơn mười nghìn người gồm không quân và bộ binh tấn công vào các khu vực chiếm giữ. Quân nổi dậy Zapatista hiểu được sự chênh lệch lực lượng và sự nghèo nàn trong các phương tiện đấu tranh nên nhắm vào sự đấu tranh hòa bình “xã hội dân chủ nhằm kêu gọi sự ủng hộ trên toàn cầu.”55
Bằng các chiến dịch truyền thông, và việc lần đầu tiên sự dụng những công nghệ mới như email, internet để kêu gọi sự ủng hộ, và mời gọi sự tham gia từ bên ngoài Chiapas đã đánh dấu bước chuyển của cuộc nổi dậy trở thành một phong trào xã hội quốc tế. Và mạng lưới internet đóng vai trò trung tâm trong phong trào đưa tầm ảnh hưởng của nó “vượt ra ngoài biên giới”56, trở thành công cụ để phát triển phong trào. Ước tính sô người tham gia qua internet là 81.000 người với 47 quốc gia gây ra sức ảnh hưởng lớn đối với phong trào chống đối toàn cầu hóa
Sự phát triển của phong trào Zapatista đã dẫn tới hàng loạt các cuộc gặp mặt quốc tế. Mùa hè năm 1996, EZLN đã có cuộc họp mặt quốc tế tập hợp những nhóm, tổ chức chống lại chủ nghĩa tân tự do trong rừng rậm
Chiapas. Và cuộc họp thứ hai là vào mùa hè 1997 ở Tây ban Nha. Trong cuộc
54 David Ronfeldt , The Zapatista social netwar in Mexico, , Rand, 1998, tr. 1
55 Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of theZapatistas and their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse University, Nov 2008, tr 72
56 Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an Alternative Political Farbic, Journal of International Affairs, Vol 51, 1998 tr 629
gặp mặt ở Chiapas có khoảng “3000 người tham dự và ở Tây Ban Nha là khoảng 4000 người hơn 40 quốc gia và năm châu lục”57
Một cuộc họp tiếp theo tại Geneva vào năm 1998 dẫn đến sự hình thành của People’s Global Action (Hành động của nhân dân toàn cầu – PGA), một mạng lưới tổ chức độc lập thống nhất chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, và sự thống trị văn hóa.
Điều đặc biệt là các EZLN né tránh mô hình truyền thống là sự phân cấp của lãnh đạo và chỉ huy ở cấp trung ương mà sử dụng Internet để tạo ra một sức mạnh rộng lớn toàn cầu. Nó đã thật sự hiệu quả vì đã nhận được sự ủng hộ của khắp nơi ví dụ như báo chí Mỹ đã đưa những tin tức về phong trào này nhằm tác động tới chính phủ Mexico buộc chính phủ Mexico phải dừng những phương án vũ trang và ngồi vào “đàm phán với quân nổi dậy Zapatista trong suốt những năm 1996”.58 Đây được coi là một bước ngoặt của phong trào và có tác động và ý nghĩa hết sức to lớn với các phong trào xã hội ở khu vực Mỹ Latinh và trên toàn thế giới. Có nhiều cuộc biểu tình ăn mừng đã diễn ra tại nhiều nước. Tại Mexico City, 100.000 hành quân cùng nhau hô lớn: "First World HAHAHA!". Các thông tin về hiện tượng Zapatista ra khỏi Chiapas và được lưu thông nhanh chóng thông qua internet. Mang tới cho các phong trào xã hội một cảm nhận mới về khả năng dệt nên một mạng lưới điện tử trong các cuộc đấu tranh qua đó các hạt giống của cuộc cách mạng trên thế giới được nảy mầm.
Ý nghĩa của phong trào Zapatista đã đánh dấu một bước chuyển mới của phong trào xã hội ở các nước đang phát triển. Đó là một cuộc tổng nổi dậy phi thường đã thay đổi cảnh quan của sự bắt đầu cho một giai đoạn phản kháng trên toàn cầu, tạo tiền đề cho mạng lưới rộng lớn hỗ trợ phong trào
57 Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an Alternative Political Farbic, Journal of International Affairs, Vol 51, 1998 630
Zapatista. Ở một số nước, phong trào này cũng đã trở thành phương tiện thúc đẩy hơn nữa nhận thức và những thách thức của chủ nghĩa tư bản tân tự do dẫn tới sự cần thiết phải hành động vì công lý toàn cầu.
Phong trào Zapatista nổi dậy ban sức mạnh cho phong trào xã hội mới nổi và với khả năng để phản đối sức mạnh kinh tế, chính trị và được coi là sự mở màn cho những thách thức đối với Liên Hợp Quốc, các hội nghị thượng đỉnh thế giới, các hoạt động qua biên giới của "phong trào xã hội mới" và sự cần thiết phải giải quyết các chủ đề như nợ, quy tắc đầu tư quốc tế, thương mại và phát triển các vấn đề kinh tế. Các cuộc biểu tình tại các sự kiện như vậy, nhằm mở rộng tầm nhìn và hành động của các mạng lưới xuyên quốc gia liên quan đến các vấn đề toàn cầu và thiết lập trong làn sóng chuyển động của các phong trào xã hội toàn cầu.
2.2.2 Diễn đàn xã hội thế giới (WSF)
Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) được thành lập vào năm 2001 như một sự phản ứng ban đầu chống lại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Tuy nhiên diễn đàn nhằm vào mục tiêu “tập trung phê phán tổng thể vào sự thiếu dân chủ trong các vấn đề kinh tế và chính trị toàn cầu”59 và thông qua diễn đàn để liên kết với nhau thay vì chỉ đi biểu tình hay diễu hành ngoài đường phố.
WSF được tạo ra không phải là một phong trào chính trị hay một chủ thể quan hệ quốc tế, đơn thuần là một “không gian mở” mọi người có thể trao đổi ý kiến về các vấn đề toàn cầu, "một nơi gặp gỡ với tư duy phản chiếu cởi mở, tranh luận dân chủ của các ý tưởng, xây dựng các đề xuất, trao đổi kinh nghiệm, và nối kết cho hành động hiệu quả"60.
59 Globalization The Esseintials, George Ritze, tr 307
60 Jeffrey S. Juris, Social Forums and their Margins: Networking Logics and the Cultural Politics of Autonomous Space, OWB, 2013, tr 259
Sự đa dạng của những người tham gia WSF đến từ các hình nón phía Nam của Mỹ La tinh (đặc biệt là Brazil, Uruguay và Argentina) và Nam Âu (Ý, Pháp và Tây Ban Nha), mục tiêu nỗ lực tạo sự thuận lợi cho sự tham gia của mọi người từ châu Á, châu Phi và và các phần khác Mỹ La Tinh. Gồm liên minh rộng rãi của các tổ chức, tổ chức công đoàn, cùng với một loạt các các mạng lưới xuyên quốc gia làm cho sự phát triển của các đề xuất chính trị được cụ thể hóa.
Khẩu hiệu của phong trào “một thế giới khác là hoàn toàn có thể” với mong muốn thay đổi thế giới, thay thế chủ nghĩa tự do mới đang thống trị thế giới về các mặt kinh tế và chính trị.
Về nguồn gốc, WSF xây dựng dựa trên quá trình gặp gỡ từ trước đó, bao gồm “cuộc họp quốc tế ở Chiapas và Tây Ban Nha của Zapatista, và các cuộc họp tổng thể của Nhân dân Hành động Toàn cầu (PGA). Ủy ban quốc tế