Việt Nam và quan điểm về phong trào chống toàn cầu hóa.
Việt Nam cũng nằm trong làn sóng tác động của toàn cầu hóa nên không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của nó, đồng thời cũng chịu những tác động nhất định của những phong trào chống đối toàn cầu hóa. Mặc dù không tham gia vào các phong trào chống đối toàn cầu hóa. Nhưng Việt Nam cũng nhận định rõ các mặt trái của toàn cầu hóa và đưa ra những đánh giá nhằm có một hướng đi đúng đắn. Với phong trào này Đảng ta nhìn nhận và nêu ra trong các văn kiện của Đại hội. Trong Văn kiện đại hội IX đã thấy rõ “tính hai mặt của toàn cầu hóa”73 và phong trào chống mặt trái của toàn cầu
73 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 19-4-2001 đến ngày 22-4-2001 tại thủ đô Hà Nội
hóa là một tất yếu khách quan. Đảng ta quan niệm phong trào chống mặt trái toàn cầu hóa về thực chất là một cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, mà chủ thể là các lợi ích này là các giai cấp, dân tộc, quốc gia, tập đoàn. Nhận thức rõ nội dung của phong trào là thiết lập một trật tự thế giới mới như mục đích của thế giới đã đề ra.
Trong bối cảnh thế giới như vậy, Việt Nam xác định phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừa hợp vừa bảo vệ của chính mình vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của những thế lực cường quyền, của các tập đoãn lũng đoạn xuyên quốc gia.
Đảng quán triệt phải nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, những lợi ích trùng hợp thì hợp tác còn ngược lại thì đấu tranh. “Trong hợp tác có đấu tranh để bảo vệ lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đấu tranh để tiến tới hợp tác chứ không phải để thủ tiêu hợp tác” 74. Cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn bình đẳng bởi các nước lớn muốn bao trùm nhưng họ cũng phải hợp tác, vì thế chúng ta tranh thủ mở rộng mối quan hệ đa phương tạo môi trường hòa bình ổn định nhưng hợp tác với những nguyên tắc nhất định.
Đảng ta cũng hoàn chỉnh và bổ sung các chính sách về hội nhâp kinh tế quốc tế. Đảng đấu tranh nhưng trong hòa bình, dùng mối quan hệ hợp tác để làm mất đi âm mưu thâu tóm của tư bản. Với phương châm là “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”75. Đây là phương pháp đấu tranh hữu hiệu mà Việt Nam đang tiến hành.
74 http://www.xaydungdang.org.vn/Home/dien-dan/2010/2601/Dau-tranh-chong-quan-diem-sai-trai- thu-dich-mot-nhiem.aspx 75 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noi- dung-co-ban-van-kien/2011/2472/Quan-triet-nhung-quan-diem-moi-trong-duong-loi-chinh-sach- doi.aspx
Tác động của phong trào đối với Việt Nam Về mặt kinh tế:
Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới xây dựng kinh tế, và luôn mong muốn mở cửa hội nhập với thế giới. Với các phong trào chống đối toàn cầu diễn ra trên khắp thế giới trong những thập niên cuối của thể kỉ XX và đầu XXI cũng đã có ít nhiều tác động tới kinh tế Việt Nam. Ví dụ như tình hình biểu tình của các phong trào cũng làm cho tình hình giao thương bị đình trệ như cuộc biểu tình ở Mỹ, Anh,…
Về mặt xã hội:
Các phong trào chống đối toàn cầu hóa ở Việt Nam vẫn chưa thật sự được biết tới rộng rãi. Tuy nhiên các phong trào cũng đã ít nhiều tác động cho thấy được những mặt trái của toàn cầu hóa với thế giới. Để qua đó người Việt Nam nâng cao được nhận thức và tinh thần đấu tranh chống lại những bất công trong xã hội, chống lại sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những công ty tập đoàn đa quốc gia tới đầu tư ở các vùng kinh tế mới như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…cũng có nhiều nơi điều kiện làm việc không tốt và trả lương chưa cao. Tuy nhiên chúng ta cũng không có những hình thức chống phá, đó là một biểu hiện tốt nhưng cũng nên nâng cao nhận thức về các vấn đề này.
Về mặt chính trị:
Việt Nam có tham gia một số những phong trào trong đó có nội dung chống mặt trái của toàn cầu hóa như Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF). Trong tất cả các diễn đàn hay các phong trào Việt Nam đều tham gia với mong muốn tạo mối quan hệ hợp tác và hữu nghị. Khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế và đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa chứng tỏ là thành viên của thế giới. Nhưng không phải một mực
phản đối mọi tác động của toàn cầu hóa mà Việt Nam bên cạnh thúc đẩy việc hợp tác thì còn nỗ lực tham gia chống đói nghèo, thu hẹp ranh giới giàu nghèo, phát triển hài hòa các lĩnh vực, bảo vệ môi trường vì lợi ích không chỉ của quốc gia mà của cả nhân dân thế giới. Đồng thời tham gia những phong trào này Việt Nam dựa trên tinh thần hợp tác, không tham gia vào các cuộc biểu tình nhằm mất an ninh và trật tự như Đảng ta đã khẳng định: “Tham gia toàn cầu hóa là tất yếu khách quan và nhận thức đúng tác động của nó là cần thiết trong bối cảnh hiện nay”76.
Nhấn mạnh mặt trái của toàn cầu hóa, sự bất ổn và bất công trong quá trình đó khong phải là phủ nhận nó mà là để hạn chế những mặt tiêu cực đó.
Trước những tác động của phong trào, Việt Nam cần có những hiểu biết và bước chuẩn bị nhất định, để tránh những tác động tiêu cực, những trường hợp phản kháng không đúng và đáng nên tham gia. Trước hết phải phát huy mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để tập trung cho ưu tiên nâng cao trình độ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế sớm đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển. Đảng phải xác định quá trình hội nhập chính là quá trình tham gia vào toàn cầu hóa, đây là quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác và cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ hội và không ít thách thức vì vậy cần thực sự tỉnh táo và sáng suốt.
Phải quán triệt và chấp hành sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong quá trình toàn cầu hóa và đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa. Phải có những chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để có mục tiêu rõ ràng và xác thực cho từng mặt của phong trào. Nâng cao nhận thức và trình độ cho từng người để có thể nhận thức đúng đắn về toàn cầu hóa và đấu tranh chống toàn cầu hoá, biết kết hợp với mục tiêu cá nhân với mục tiêu hòa bình và công bằng xã hội trên thế giới. Việt Nam phải biết lựa chọn và kết hợp
nhuần nhuyễn các hình thức đấu tranh, khai thác hết mọi ưu điểm của các hình thức đó để thu lại hiệu quả tốt nhất.
Mặt khác, trong lực lượng tham gia phong trào thì Việt Nam thì đủ tư cách để có đa dạng các lực lượng tham gia dưới nhiều tầng lớp và giai cấp nhưng phải trang bị cho họ những kiến thức và nhận thức nhất định để có thể tham gia một cách chủ động.
Khi tham gia hội nhập kinh tế thì luôn phải nắm bắt được những quy luật của thế giới để có thể hòa nhập nhưng phải luôn giữ vững các nguyên tắc bảo về độc lập dân tộc và chủ quền của quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc mình trong bố cảnh này.