Dự báo về phong trào chống toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới (Trang 76 - 86)

Thế giới đã chuyển qua thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI, trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh giờ đây không còn là 1 cực hay 2 cực rõ rệt mà trở thành một thế giới đa cực, liên quan, ràng buộc với nhau. Các vấn đề quốc tế giờ đây không thế do một quốc gia quyết định mà phải được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các phong trào chống toàn hóa qua thực trạng của phong trào chống đối trên toàn thế giới, bên cạnh những kết quả thu được thì phong trào vẫn mang những hạn chế nhất định làm cho hiệu quả của

phong trào còn chưa cao. Chính từ những hạn chế đó đã rút ra một số kinh nghiệm để trong thời gian tiếp theo khắc phục được nhưngc hạn chế và có kết quả cao hơn.

Phải biết tận dụng và phát huy mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để tập trung cho ưu tiên nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là kinh tế giúp đưa đất nước thoát khỏi kém phát triển.

Phải có một tổ chức lãnh đạo có hệ thống trên toàn thế giới, tập hợp các thành viên của các tổ chức riêng lẻ, cùng thảo luận và thống nhất với nhau trong một mục tiêu chung nhằm tạo ra sự thống nhất mang tính toàn cầu xúng tầm với phong trào là phạm vi toàn thế giới.

Nâng cao trình độ nhận thức của mỗi thành viên tham gia, giúp họ hiểu được rằng tham gia phong trào không chỉ cho lợi ích cá nhân mà còn cho cả thế giới, là lợi ích cộng đồng. Điều này tạo sự thống nhất trong tư tưởng và mục tiêu hành động.

Quán triệt và thực hiện một cách phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh, hạn chế những tổ chức theo tư tưởng bạo lực để đảm bảo tính nhân văn của phong trào.

Trong quá trình thu hút lực lượng tham gia phong trào thì phải biết phân rõ và bố trí sao cho hợp lý với trình độ chuyên môn và vị trí của từng người và phù hợp với mục tiêu của từng tầng lớp.

Một bài học cho phong trào là biết xác định mục tiêu và phân rõ mục tiêu đó ở lĩnh vực nào, phân rõ nó cần những vũ khí nào và phù hợp với hình thức nào để có thể phân công lực lượng và có những chính sách phù hợp cho từng nội dung chứ không phải hòa chung mục tiêu của cả phong trào. Sự thành công của từng lĩnh vực chính là góp phần vào mục tiêu chung của phong trào.

Trong thời gian tới, có lẽ sẽ khó tìm được những phong trào nào diễn ra mạnh mẽ như ở Seattle, Genoa…với những cuộc biểu tình rầm rộ và những cuộc phản kháng gay gắt. Các phong trào sẽ chỉ họp lại tại các diễn đàn như WSF để tiếp tục tìm ra những mặt trái của toàn cầu hóa để thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiểu biết cho các công dân toàn cầu.

Các mạng lưới internet vẫn là những công cụ liên kết chính của các diễn đàn và các tổ chức vô chính phủ nhằm liên kết, quảng bá thông tin, tuyên truyền thông tin cho các thành viên những nhóm liên quan, quan tâm tới những phong trào này.

Tiểu kết:

Trong chương 3, luận văn đánh giá một cách toàn diện những tác động của những phong trào chống đối toàn cầu hóa đối với những khía cạnh kinh tế - chính trị, xã hội của phong trào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong đó, với thế giới các phong trào chống đối toàn cầu hóa cũng có những tác động nhất định như tác động về kinh tế, việc phong trào diễn ra trên đường phố hay ở gần các cuộc họp của các tổ chức thế giới dẫn tới sự tắc

nghẽn giao thông cũng như là ảnh hưởng tới việc giao thương của các khu phố, các trung tâm thương mại. Gây nên mất ổn định xã hội và chính trị, cản trở các cuộc họp của các tổ chức quốc tế. Đồng thời nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động gây ra những thương vong không đáng có, thậm chí là mất đi tính mạng. Có thể nói đây là những tác động không tốt của phong trào.

Tuy nhiên, các phong trào này cũng buộc các tổ chức quốc tế, CNTB và các nước nhìn lại về các chính sách chưa hợp lý của mình để điều chỉnh cho phù hợp với toàn cầu hơn.

Đối với Việt Nam, phong trào chống toàn cầu hóa cũng được Đảng nhìn và cho rằng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vì vậy phải nhìn cả mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa để phát triển. Nghiêm túc loại trừ và đấu tranh với các mặt trái của toàn cầu hóa để đất nước được phát triển đúng đắn và tốt đẹp hơn.

Trong chương 3, luận văn đã đánh giá về phong trào chống toàn cầu hóa. Có thể thấy các phong trào với nhiều thành phần tham gia khác nhau, nhiều mục tiêu tranh đấu khác nhau, và diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Tuy nhiêu với sự liên kết qua mạng lưới internet các phong trào đều mong muốn kêu gọi mọi người hiểu đúng hơn về toàn cầu hóa, những mặt tích cực và tiêu cực qua đó đấu tranh với những mặt tiêu cực để làm cho xã hội phát triển công bằng, dân chủ và văn minh.

Về dự báo phong trào trong tương lai, nếu các quốc gia, các tổ chức quốc tế không thay đổi các chính sách và cách nhìn về toàn cầu hóa thì những phong trào chống đối vẫn còn sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, các phong trào vẫn sẽ khó liên kết thành một phong trào toàn cầu bởi tính chất địa lý và mục tiêu thành phần tranh đấu ở mỗi nơi đều khác nhau.

KẾT LUẬN

Xã hội loài người phát triển kèm theo rất nhiều sự thay đổi vượt bậc của nhiều vấn đề mà ta không thể lường trước được, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước và lợi ích của các nhân mình. Cơn bão toàn cầu hóa phát triển cũng như sự ra đời của nó nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển các quốc gia và cục diện toàn thế giới. tranh thủ mặt tiêu cực nhưng lại không chấp nhận mặt tiêu cực mà toàn cầu hóa mang lại, đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào chống toàn cầu hóa.

Phong trào chống đối toàn cầu hóa diễn ra ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bởi ở đâu toàn cầu hóa cũng có những mặt trái. Với các nước phát triển là các vấn đề xã hội như thất nghiệp, an sinh xã hội, môi trường…Còn ở các nước phát triển là sự vùng lên của các tầng lớp bị bóc lột sức lao động của các tập đoàn xuyên quốc gia, với điều kiện làm viêc tồi tàn, mức lương thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống. Các vấn đề bệnh dịch, môi trường, bất ổn định xã hội và sự biến thể của văn hóa cũng là các yếu tố chống lại toàn cầu hóa.

Với các phong trào xã hội chống lại mặt trái của toàn cầu hóa không có một tên gọi chính xác, cũng không có một hệ tư tưởng nào. Tất cả đều muốn một thế giới bình đẳng hơn, cải thiện những mặt trái của toàn cầu.

Vì thế có rất nhiều những phong trào với các mục tiêu, mục đích khác nhau nhưng lại có thể đứng cùng nhau trong các cuộc biểu tình. Các nhóm, tổ chức chống đối đều nhờ mạng lưới công nghệ internet toàn cầu rộng lớn để kết nối nhau lại. Tập hợp nhau lại để tiến hành các phong trào. Không có người lãnh đạo cũng như những người phát ngôn. Trong mỗi phong trào hoặc các tổ chức thường do các nhà văn, nhà báo đứng ra để nói lên những nguyện vọng của

mình như nhà báo Neomi Klein nổi tiếng với cuốn “No logo” – nói về sự bóc lột của các thương hiệu lớn với người lao động hay Waden Bello cũng là một nhà chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, và thường được coi là người phát ngôn cho một số phong trào.

Vì không có người lãnh đạo, những mục tiêu tranh đấu khác nhau. Nhiều hệ tư tưởng khác nhau và ở nhiều khu vực địa lý khác nhau nên các phong trào vẫn chưa trở thành một phong trào của toàn cầu. Các phong trào vẫn chỉ trong tầm kiểm soát, chưa tạo được uy thế cũng như giải quyết được những mâu thuẫn hay những mặt trái của toàn cầu.

Tuy nhiên, vơi sự phát triển ngày càng rộng lớn như Diễn đàn xã hội thế giới chứng tỏ đây là một phong trào thu hút đông đảo lực lượng tham gia và có ý nghĩa lớn lao. Hiện nay phong trào đang có những bước phát triển đáng kể và ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Có thể nói tương lai phong trào này sẽ vẫn còn có những ảnh hưởng và tác động tới đời sống con người, làm thay đổi nhận thức và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Toàn bộ luận văn viết phong trào toàn cầu hóa đi vào làm rõ các

nguyên nhân, mục tiêu, phương thức hoạt động của các phong trào. Đồng thời phần chính cho thấy những thực trạng của một số phong trào chống đối toàn cầu hóa. Qua đó đánh giá tác động của phong trào đối với thế giới và Việt Nam. Để có những nhận thức đúng đắn trong phong trào chống toàn cầu hóa. Việt Nam đã tham gia tích cực và quá trình toàn cầu hóa nhưng cũng là thành viên trong phong trào chống toàn cầu hóa nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và bảo vệ đất nước mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Anh

Alex Khasnabish , Organization: Peoples' Global Action (PGA), McMaster University, 2005

AK Thompson, Black Bloc, White Riot: Anti-Globalization and the Genealogy of Dissent, AK Press, 2010

Bhagwati, Jagdish, In defense of globalization,Oxford: Oxford Univ, 2004 B. N. Ghosh, Halil M. Guven, Globalization and the third world: A study of negative consequences, New York: Palgrave Macmilan, 2006

Catherine Eschle, Constructing “the anti-globalization movement, International Journal of Peace Studies, 2004

Charles Ackah, Ernest Aryeetey, Globalization, trade, and poverty in Ghana, Saharan Publishers, 2012

Clyde W. Barrow, Critical Theories of the State Marxist, Neo-Marxist, Post- Marxist, The University of Wisconsin Press, 1993

Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of theZapatistas and their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse University, 2008

David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of: The battle of Seattle, AK Press, 2009

David Ronfeldt, John Arquilla, Graham Fuller, Melissa Fuller, The Zapatista social netwar in Mexico, David Ronfeldt, Rand, 1998

Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter, Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006

Engler Marks, Anti-globalization movement: Encyclopedia Activisim and Social Justice, SAGE publications, 2011

George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd, 2011

Goldin, Ian, Globalization for development : Trade, finance, aid, migration, and policy, Washington, DC. - New York : The World Bank : Palgrave Macmillan, 2006

Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an Alternative Political Farbic, Journal of International Affairs, Vol 51, 1998 Hermamn Maiba , Grassroots transitional social movement activism: the case of people’s global action, Sociological Focus, Vol 38, 2005, tr 51

Interface, a journal for and about social movements, 2010

Jeffrey S. Juris ,Violence Performed and Imagined Militant Action, the Black Bloc and the Mass Media in Genoa, Arizona State University, 2011

Jennifer Westaway, Globalization, Transnational Corporations and Human Rights – A New Paradigm, Canadian Center of Science and Education, 2012

Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Politics, Oxford, 2008

Khor, Martin,Globalization and the south: Some critical issues, Penang : Third world network, 2000.

Kevin H. O’Rourke, The international trading system, globalization and history, Cheltenham. - Northampton : Edward Elgar, 2005

Luis A. Fernadez, Policing Dissent Social Control and the Anti- Globalization Movement, Rutgers University Press, 2008

Luuk van Middelaar, On Logos and Grassroots: The anti-globalisation movement between, Institute of Infonomics, 2002

morals, economics and politics

Mandle, Jay R.,Globalization and the Poor ,Cambridge : Cambridge univ. press, 2003

Micheal Albert, The World Social Fourum : Challenging Empires, The Editors, 2004

Naomi Klein, No logo, Great Britain by Flamingo, 2000

Osterhammel, Jurgen, Globalization: A short history, Princeton – Oxford: Princeton univ, 2003

Ph D Alida TOMJA, Dilemma: Americanization or globalization, Aleksandër MoisiuUniversity, 2011

Ray Kiely, The Clash of Globalizations,Neo-Liberalism, the Third Way and Anti-Globalisation, BOSTON 2005

Susanne Soederberg, Georg Menz, Philip G. Cerny, Internalizing

globalization : The rise of neoliberalism and the decline of national varieties of capitalism, Hampshire – New York: Palgrave Mc Milan, 2005

Takis Fotopoulos, Globalization, the reformist Left and the Anti- Globalisation Movement, Democracy & Nature, 2001

Teivo Teivainen, The World Social Forum and global democratisation: learning from Porto Alegre, 2002

Third World Network, Globalization, Liberalization, Protectionism: Impacts on poor rural producers in developing countries,TWN, 2006

Waden Bello, Deglobalization: Ideas for new world economy, University Press, 2004

Tài liệu Tiếng Việt

Bruno Palier, Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.

K.Bubl, R.Kruege, H.Marienburg, Toàn cầu hoá với các nước đang phát triển, NXB DDHQGHN, 2002

Kumssa, Asjan, Toàn cầu hoá và khu vực hoá : Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nôi, 2000 Joseph E. Stiglitz, Toàn cầu hoá và những mặt trái, NXB Trẻ, TP.HCM, 2008 Gregorz W. Kolodo, Toàn cầu hóa và tương lại các nước đanng chuyển đổi, NXBCTQG, HN, 2006

Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều, NXB Thế giới – Hà Nội,

Michalet, Chales Albert, Suy nghĩ về toàn cầu hoá : Khảo luận ngắn dành cho những ai còn do dựng việc ủng hộ hay phản đối toàn cầu hoá ,NXB. Đà Nẵng , Đà Nẵng, 2005

Nguyễn Trọng Chuẩn, Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, NXB Chính trị Quốc gia, 2002

Nguyễn Văn Dân, Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006

Nguyễn Văn Nam, Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006

Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm tổ chức, Mafia và toàn cầu hoá tội phạm ,NXB Công an nhân dân, 2003

Rodeik, Dani, Khu vực hoá và toàn cầu hoá - Hai mặt của tiến trình hội nhập quốc tế, Viện Thông tin Khoa học xã hội,Hà Nội, 2000

Roland Blum, Toàn cầu hoá, Báo cáo , điều tra 1963, Quốc hội, Uỷ ban đối ngoại, 1999

Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa và các cuộc phản kháng: Hiện trang cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001 Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP.HCM, 2005

Trần Nhu, Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ ba, Nxb. Trẻ, TP. HCM, 2001

Trần Văn Tùng, Tính 2 mặt của Toàn cầu hoá,NXB Thế giới – Hà Nội , 2000 Trịnh Quốc Tuấn – PGS. TS Hồ Trọng Hoài, Toàn cầu hoá tôn giáo, NXB Lý luận chính trị, Hà nội2007

Wolton, Dominique, Toàn cầu hoá văn hoá , NX Thế giới,Hà Nội, 2006 UN, Kỷ yếu hội nghị quốc về chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)