Mặc dù J18 là một phong trào kết nối sự chống lại những mặt trái của toàn cầu hóa đầu tiên ở trên thế giới nói chung và ở khu vực châu Âu nói riêng. Tuy nhiên, khi nhắc tới các phong trào chống toàn cầu hóa, người ta sẽ nghĩ về Seattle, 1999. Bởi phong trào này diễn ra trên đất Mỹ, một đất nước được cho là môi trường phát triển của toàn cầu hóa. Nơi tập trung rất đông các tổ chức quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia. Nhưng họ cũng phải chống đã lại một phong trào xã hội chống đối đáng nhớ trong lịch sử của mình.
Tháng mười hai năm 1999. Hơn 15.000 người biểu tình chống lại WTO ( Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Seattle, Mỹ). Đó là cuộc họp của những vòng đàm phán tự do hóa thương mại nhằm mang tới cho thế giới sự hội nhập sau hơn về kinh tế.
Cũng giống như J18, N30 ở Seattle cũng là một cuộc diễu hành đường phố với mong muốn “ tạo ra điều gì đó đáng nhớ”37 và nó đã thành công khi làm cho cuộc họp của WTO phải dừng lại, không thể thực hiện được quá trình
đàm phán. Thành phần tham gia gồm có một phần lớn các nhóm sinh viên đại học, trung học phổ thông, cao đẳng. “Tổ chức Art và Revolution, các nhóm môi trường bảo vệ các loại động vật như nhóm bảo vệ loài rùa với các bộ quần áo mang hình tượng loài rùa cùng các băng rôn kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Đặc biệt trong đó có tổ chức công đoàn AFL-CIO (Liên hiệp lao động) và Đại hội các tổ chức kỹ nghệ Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations) đóng vai trò thành phần chính của phong trào” 38
Thomas Friedman, bổ sung thành phần tham gia phong trào Seattle là “những nhóm người rời rạc đó gắn bó với nhau bằng một sự hiểu biết rằng thế giới đang bị các tập đoàn công ty thống trị, họ lo lắng cho một thế giới bất công, bất bình đẳng”39 cho thấy những thành phần tham gia đa dạng và những mục tiêu khác nhau, đều liên kết lại trong sự kiện này.
Ước tính có khoảng 75.000 người tham gia vào cuộc biểu tình đầy màu sắc với cờ, băng –rôn, những chú rối và các ban nhạc. Nhóm Art và
Revolution họ tạo ra những con rối khổng lồ để mang theo trong các cuộc biểu tình, các ban nhạc thực hiện các hoạt động biểu diễn lấy cảm hứng từ “Reclaim the Streets” của Anh. Trong khi phong trào lao động của AFL – CIO dẫn đầu một cuộc diễu hành hàng loạt các ban ngành, sinh viên, tổ chức vô chính phủ, và các chiến binh bảo vệ môi trường, tổ chức công đoàn, cùng với một loạt các các nhà hoạt động trong mạng lưới xuyên quốc gia “tố cáo tự do hóa thương mại do sự nắm giữ quyền lực các tập đoàn đa quốc gia.”40
Phần lớn các nhà hoạt động biểu tình trong hòa bình. Hình ảnh của họ được phát trên toàn thế giới nhờ truyền thông và các kênh truyền hình. Tuy
38 Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa và các cuộc phản kháng : Hiện trang cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 180
39 Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr. 408
40 David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of : The battle of Seattle, AK Press, 2009, tr 61
nhiên, tâm điểm chú ý bắt đầu khi một số thành phần của người biểu tình, trong đó có các nhà bảo vệ môi trường, công đoàn viên và sinh viên đã tìm cách ngăn các đại biểu trên đường tới phòng hội nghị làm dấy lên một cuộc đàn áp của cảnh sát. Một số băng nhóm người biểu tình đeo mặt nạ đã kích động, đảo lộn đập vỡ cửa sổ cửa hàng và làm đóng cửa các cửa hàng Nike, Starbucks một trong những biểu tượng của toàn cầu hóa “biểu tượng của lối sống Seattle” với lời buộc tội sử dụng các lao động trẻ em và các sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo sức khỏe cho con người.
Cảnh sát đã phải mặc thiết bị chống bạo động, một số trên lưng ngựa và xe bọc thép phong tỏa bằng đạn cao su, lựu đạn hơi cay cố gắng để giải tán đám đông. Một số những người này sau đó đã bị buộc tội đàn áp mạnh tay người dân, bắn hơi cay và đạn nhựa và “bắt giữ 500 người, trong đó có một số công nhân vô tội, người mua hàng và người dân”41. Tình trạng khẩn cấp dân sự được công bố. “Thiệt hại cho các tòa nhà và kinh doanh ướng tính khoảng là £12.5m”.42
Cuối cùng, vòng đàm phán thương mại Seattle bế tắc trong khi các nước và mạng lưới sự chống đối ngày càng phát triển. Phong trào đã trở thành trở ngại lâu dài đối với WTO và tiêu biểu cho một bước ngoặt đối đối với phong trào xã hội. Lần đầu tiên xã hội dân sự toàn cầu đã, tác động trực tiếp kết quả của hội nghị thượng đỉnh chính thức.
Nó đã trở thành động lực thúc đầy các phong trào chống toàn cầu hóa trên toàn cầu, là biểu tượng của phong trào chống lại sự ảnh hưởng của tư bản toàn cầu, chủ nghĩa tự do và các mặt trái của toàn cầu hóa. Sau Seattle vẫn còn rất nhiều những cuộc biểu tình như Bangkok, Thái Lan 2000, Prague
41 AK Thompson, Black Bloc, White Riot: Anti-Globalization and the Genealogy of Dissent, AK Press, 2010, tr 64
2000, Gothenburg phản đối hội nghị thượng đỉnh EU tháng 5 năm 2001, và Genoa 2001.
Kể từ Seattle các cuộc họp xã hội dân sự toàn cầu, triệu tập bởi các liên minh ngày càng phát triển. Mạng lưới xuyên quốc gia và các phong trào xã hội, đã tăng lên nhanh chóng trong tất cả các quốc gia và châu lục.
Phong trào Seattle không có người dẫn đầu cũng không có một cấu trúc chung, nó kế thừa những hoạt động của J18, sự đoàn kết của các thành phần tham gia và nhờ các mạng lưới truyền thông, internet đã tạo nên tiếng vang của phong trào. Seattle ngày nay được coi như nơi đặc biệt của phong trào chính trị thế kỷ XXI , một “địa danh lịch sử” 43 về chống toàn cầu hóa trên thế giới. Đồng thời, nó cũng như lời cảnh bảo cho nước Mỹ. Ngay cả trong giai đoạn của sự bùng nổ kinh tế kỳ diệu của nó “con người không chỉ sống bằng thức ăn”44 mà còn phải được sống trong một thế giới ổn định, công bằng, dân chủ, văn minh. Tờ báo Newweek của Mỹ đã cho rằng “sứ mệnh của toàn cầu hóa bây giờ được dẫn dắt bởi hai thứ: một là thương mại, hai là các hoạt động phong trào xã hội”.45