PHẦN 7 : LẬP KẾ HOẠCH GIAO NHẬN VẬN TẢI
b. Vận đơn thứ cấp ( HAB – House Airwaybill)
c. Giấy chứng nhận xuất xứ:
Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, được ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận ( ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp, bộ công thương).
Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tên và địa chỉ người gửi hàng.
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng. - Phương tiện và tuyến vận tải
- Mục đích sử dụng chính thức - Số thứ tụ của lô hàng
- Mã và số hiệu bao bì
-Tên hàng và mô tả hàng hóa. - Số lượng hàng hóa
- Trọng lượng hàng hóa
- Số và ngày của hóa đơn thương mại
- Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hóa - Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
d. Chứng từ bảo hiểm
e. Các giâý chứng nhận và giấy phépf. Hóa đơn thương mại f. Hóa đơn thương mại
* Khái niệm
Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
* Nội dung của hóa đơn thương mại
Số và ngày lập hóa đơn
- Tên và địa chỉ người bán hàng
- Tên và địa chỉ người mua và người thanh toán ( nếu không là một ) - Các điều kiện giao nhận ( theo địa điểm )
- Danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng ( nếu có )
- Tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ.
- Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì người bán hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của của phần hàng hóa trả lại và sau đó hoàn lại tiền cho người mua hàng.
- Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian ( ví dụ các hóa đơn thanh toán cho các luật su hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc ) thông thường đưa ra các số liệu từ các bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ.
* Phân loại
Ngoài hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có các loại hóa đơn:
- Hóa đơn tạm thời:( Provisional invoice ) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp, giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa ( trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần ).
- Hóa đơn chính thức: ( Final invoice ) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện thoàn bộ hợp đồng.
- Hóa đơn chi tiết( Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.
- Hóa đơn chiếu lệ(Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toàn vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Hóa đơn chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu ( đối với hàng xuất nhập khẩu có điều kiện).
g. Bản lược khai hàng hóa:
Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn ( trường hợp gom hàng ).
* Lược khai hàng hóa bao gồm những nội dung chính sau: - Tên, địa chỉ người gửi
- Tên, địa chỉ người nhận - Số thứ tự của vận đơn - Tên hàng
- Ký mã hiệu - Trọng lượng
- Số kiện hàng của từng vận đơn - Nơi đi
- Nơi đến
- Bản kê chi tiết hàng hóa ( Packing list)
Là bảng khai chi tiết về hàng hóa của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đòng gói thay bản kê khai chi tiết
KẾT LUẬN
Một trong những nội dung quan trọng nhất trong một chuỗi các nghiệp thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Và nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế có những đặc điểm sau:
- Vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực hành sâu sắc.
- Nôi dung của nghiệp vụ là quá trình cụ thể hóa tất cả các môn có liên quan đến nghiệp vụ ngoại thương như: luật ngoại thương, thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế… Là công ty dịch vụ vận tải và thương mại hoạt động có uy tín trong và ngoài nước, Bensa Việt Nam luôn nỗ lực khai thác những tiềm năng sẵn có để nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố thị trường hiện tại và tìm thị trường mới. Bensa Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước và công ty đang dần hoàn thiện để trở thành một công ty giao nhận hàng đầu Việt Nam. Nhờ vào quy trình tổ chức thực hiện các thủ tục và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng yêu cầu của khách hàng, đúng thời gian, đúng địa điểm.
Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty Bensa Việt Nam, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Dung và sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty và sự tạo điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo công ty đã giúp em thực tập tốt trong thời gian vừa qua
Em hy vọng đề tài này sẽ mở ra một hướng đi mới cho công tác giao nhận, em hy vọng quy trình này sẽ đáp ứng được nhu cầu hiện nay và tiến đến hoàn thiện hơn quy trình giao nhận tại công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Dung và toàn thể công ty Bensa Việt Nam đã tận tình chỉ bảo cho em để em có thêm kiến thức về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Em xin cảm ơ