Cấp dạy
Trình độ giảng viên
TCCN Cao đẳng
Đại học
Công lập Ngoài công lập
Trên Đại học 12 313 390 246 Đại học - Cao đẳng 49 424 229 Trình độ khác 6 - 3 Tổng 67 737 868
Đội ngũ trí thức trong ngành GD&ĐT của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ giáo viên của tỉnh có 12.028 người, trong đó giảng viên (bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học lớn trong cả nước) là 2.146 người, chiếm 88,7%. Đội ngũ trí thức của ngành GD&ĐT là lực lượng chủ yếu trong các đơn vị trường học, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp cho thị trường trên 12.000 lao động, góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển và hội nhập của tỉnh và đất nước. Trong giáo dục phổ thông, toàn tỉnh hiện có 7.051 giáo viên; cán bộ quản lý, trình độ đại học trở lên chiếm 55,3%. Trong giáo dục chuyên nghiệp hiện có 2.419 giảng viên, cán bộ quản lý thuộc 19 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh.
- Về đội ngũ cán bộ y tế: Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Năm 2000, toàn tỉnh có 1.893 cán bộ y tế, năm 2005 toàn tỉnh có 2.101 cán bộ y tế. Năm 2010 có 2.871 người, trong đó 2.698 người ngành y và 173 người ngành dược. Số lượng cán bộ y tế có trình độ bác sỹ tăng từ 456 bác sỹ năm 2005 lên 579 bác sỹ vào năm 2010. Các bác sĩ ở bệnh viện tỉnh đã phối hợp với bệnh viện tuyến Trung ương ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển lên các bệnh viện Trung ương giảm bình quân 1%/năm.
Nhìn chung, phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh trên một số lĩnh vực đặc thù có sự gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt đội ngũ nhân lực này có trình độ khá cao và phát triển theo hướng ngày càng tăng đội ngũ giảng viên ngành GD&ĐT, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển và hội nhập của tỉnh Hưng Yên.
- Cơ cấu trình độ theo nhóm ngành kinh tế:
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001-2010 phân theo lĩnh vực
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) NÔNG NGHIỆP 443.395 100,0 402.319 100,0 408.160 100,0 Cao đẳng nghề - - 501 0,12 229 0,06 Cao đẳng 1.799 0,41 5.692 1,41 4.280 1,05 Đại học 1.248 0,28 8.249 2,05 6.483 1,59 Trên đại học 78 0,02 229 0,06 166 0,04 CÔNG NGHIỆP- XD 46.899 100,0 104.892 100,0 191.439 100,0 Cao đẳng nghề - - 577 0,6 1.292 0,91 Cao đẳng 1.633 3,5 2.671 2,5 5.980 4,21 Đại học 1.867 4,0 3.245 3,9 9.102 6,41 Trên đại học 20 0,04 132 0,126 296 0,21 DỊCH VỤ 53.200 100,0 73.703 100,0 129.036 100,0 Cao đẳng nghề - - 258 0,4 562 0,44 Cao đẳng 1.731 3,25 4.476 6,1 9.752 7,56 Đại học 961 1,81 3.668 5,0 8.049 6,24 Trên đại học 38 0,07 162 0,219 352 0,27
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên năm 2012, [41, tr. 2]
Nhân lực theo các nhóm ngành nghề đào tạo được biểu hiện thông qua cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong mỗi ngành kinh tế. Giai đoạn 2001-2010, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của tỉnh, từ 443.395 người năm
2000 xuống còn 408.160 chiếm 60,1%. Nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trong lĩnh vực nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần, từ 3.047 người (năm 2000) lên 10.992 người (năm 2010). Nhân lực trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tăng bình quân 11,7%/năm, tăng 95.040 lao động trong vòng 10 năm; trình độ cao đẳng, đại học tăng 5 lần từ 3.500 (năm 2000) lên 16.274 (năm 2010). Khu vực có số lao động tăng nhanh nhất trong ngành dịch vụ, tăng 8 lần từ 2.692 người lên 18.363 người (2010). Nhân lực có trình độ sau đại học trên lĩnh vực nông nghiệp tăng ít và có biến động; lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh.
Sở dĩ có thay đổi như vậy là do Hưng Yên là tỉnh đang phát triển mạnh các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Do đó nhu cầu về nhân lực KH&CN có trình độ là rất cần thiết. Để phục vụ sự phát triển của tỉnh, đã có những chương trình, đề án tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực KH&CN có trình độ, theo kịp với sự phát triển chung của cả nước và hội nhập quốc tế. Vốn là tỉnh thuần nông, nên trước đây lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn, và chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có trình độ cao ngày càng bức thiết; ở tỉnh Hưng Yên có khá nhiều khu công nghiệp trong nước và vốn đầu tư nước ngoài nên cần lượng lớn nhân lực KH&CN có trình độ. Do vậy trong những năm gần đây tỷ lệ lao động qua đào tạo khá lớn. Giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lao động của ngành nông nghiệp đã tăng từ 4,9% năm 2000 lên 12,7% năm 2010, các ngành công nghiệp và dịch vụ con số tương ứng là 11,1% năm 2000 lên 31,3% năm 2010 và 18,6% năm 2000 lên 47,6% năm 2010. Bên cạnh đó, Hưng Yên cũng là tỉnh tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học có khả năng đào tạo lực lượng nhân lực KH&CN đủ tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành nghề.
* Cơ cấu trình độ nhân lực khoa học và công nghệ phân theo vùng:
Cơ cấu đội ngũ nhân lực KH&CN tỉnh Hưng Yên còn nhiều bất hợp lý mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn: lao động khu vực thành thị chiếm 25% trong khi khu vực nông thôn chiếm 75%. Tỷ lệ những nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung ở thành thị cao gấp 3,8 lần ở nông thôn. Trong khi những nghề trong nông nghiệp, thợ thủ công và các thợ khác có liên quan, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, nghề giản đơn chiếm đến 87,0% ở nông thôn (thành thị là 55,5%). Như vậy, lao động ở khu vực nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị và chủ yếu tham gia các nhóm nghề giản đơn.
Về giáo dục và đào tạo, số cán bộ giảng dạy có trình độ cao tập trung ở các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm và thành phố Hưng Yên. Sự chênh lệch cán bộ giảng dạy càng được thể hiện rõ trong sự phân bố theo vùng: Thành phố Hưng Yên có khoảng 381 người chiếm 18,5%, huyện Khoái Châu có 650 người chiếm 31,5%, Mỹ Hào có khoảng 23%, thấp nhất là 2 huyện Phù Cừ, Tiên Lữ hầu như không có. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của từng vùng quy định. Thành phố Hưng Yên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của tỉnh, nơi đặt nhiều trụ sở quan trọng của các sở ngành lớn trong tỉnh nên thu hút được nhiều nguồn nhân lực KH&CN do có cơ hội về mức sống cao quy định. Bên cạnh đó các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang là những huyện tập trung nhiều trường Cao đẳng, Đại học trong tỉnh nên thu hút nguồn nhân lực trong tỉnh và ngoài tỉnh về công tác, giảng dạy. Còn 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ do vị trí địa lý và điều kiện không đảm bảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy KH&CN nên hạn chế thu hút nhân lực. Bên cạnh đó, các huyện này hệ thống trường cao đẳng, đại học hầu như không có, sự đầu tư các khu công nghiệp cũng ít nên số lượng nhân lực khoa học công nghệ còn hạn chế.
Bên cạnh đó, còn có đội ngũ nhân lực KH&CN ở các doanh nghiệp. Khi tái lập tỉnh trên địa bàn chỉ có 04 dự án đầu tư; đến nay, tỉnh đã thu hút trên 1000 dự án đầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp, đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 52 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 50 lần. Kéo theo đó là đội ngũ nhân lực KH&CN là công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ sư giỏi được thu hút về doanh nghiệp trong tỉnh công tác và làm việc. Đội ngũ này đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là lực lượng trực tiếp tiếp nhận, làm chủ và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện và các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mẫu mã và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về chất lượng
Kể từ khi tái lập tỉnh Hưng Yên năm 1997 đến nay, nhân lực KH&CN Hưng Yên không ngừng tiếp thu những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế giới, nâng cao năng lực, trình độ công nghệ của cán bộ quản lý, chuyên môn và nhân dân. Trí thức KH&CN Hưng Yên đã tập trung vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ dân trí của nhân dân ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng triển khai, cải tiến kỹ thuật được thực hiện một cách nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực. Giai đoạn từ năm 1997-2008, đã có 74 đề tài, dự án đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thành công. Trong đó có 6 đề tài, dự án trên lĩnh vực điều tra cơ bản, 13 trên lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, 17 trên lĩnh vực y tế, môi trường, 25 trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và 4 đề tài, dự án trên lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh đã từng bước hướng mạnh sang nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất, đời sống và nhu cầu thiết yếu của xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số hoạt động khoa học và công nghệ đã khẳng định thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định phương hướng phát triển, đề ra các chính sách, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, có 30 - 35 đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học, công nghệ được triển khai, đã lựa chọn phát triển được nhiều giống cây, con mới chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh, tiêu biểu như: giống lúa nếp thơm Hưng Yên, giống lúa thuần HYT100, RVT, giống lúa lai TH3-3, GS9, giống ngô nếp HN88, chuối tiêu hồng, nhãn lồng chín muộn Khoái Châu, vải lai chín sớm Phù Cừ, quýt đường canh Văn Giang, quất cảnh Văn Giang, hoa lan Hồ Điệp, hoa ly, bò thịt BARHMAN đỏ lai sind, gà Đông Tảo, gà tây HUBA, gà Ai Cập, ngan Pháp, cá rô phi đơn tính, cá rô đồng đầu vuông, chép lai 3 máu,…đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, hình thành những cánh đồng có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.
Nhiều doanh nghiệp đã tiếp nhận và chuyển giao dây chuyền công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của địa phương. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận Nhãn lồng Hưng Yên đứng thứ 12 trong TOP 50 sản phẩm trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam và Tương Bần đứng thứ nhất trong TOP 10 thứ nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam. Xây dựng các thế mạnh của địa phương: làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chạm bạc ở Phù Ủng (Ân Thi), phát triển nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu ở huyện Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên. Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là một nhu cầu bức thiết. Đến nay số lượng nhân lực công nghệ của tỉnh có gần 1.000 người. Đội ngũ này đã góp phần đẩy nhanh ứng dụng kết quả công nghệ thông tin vào giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh; tăng cường hướng dẫn và nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin cho nhân dân trong tỉnh. Một số sản phẩm của công nghệ thông tin được chú ý gần đây nhất là công trình “Vườn tri thức VNPT” tỉnh Hưng Yên nhằm hỗ trợ cộng đồng, phổ cập và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, ứng dụng Internet vào lao động, học tập, nghiên cứu để tạo ra những giá trị thiết thực cho cuộc sống. Ngoài ra, đây là là địa điểm bán hàng kiểu mẫu của Đoàn thanh niên ngành bưu chính tỉnh trong việc thực hiện lộ trình xây dựng điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và chăm sóc khách hàng văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, là “Ngôi nhà xanh” hỗ trợ đắc lực cho hiệp Hội làng nghề thủ công, mỹ nghệ tỉnh trong việc trưng bày, quảng bá các sản vật, sinh vật cảnh của tỉnh, là trung tâm quà tặng sản vật địa phương thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và giao diện Internet để quảng bá và lan toả hình ảnh thân thiện, hiếu khách, đầy tiềm năng xa hơn với cộng đồng quốc tế của một địa danh nổi tiếng xưa. Ngoài ra, nhân lực công nghệ còn thực hiện thành công các đề án, dự án về công nghệ thông tin như: ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong xử lý văn bản khối Đảng, chính quyền tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng phần mềm tạo và xác thực chữ ký điện tử; ứng dụng CNTT đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên.
Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, các đề tài, dự án đã tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng, có tính thực tiễn cao, tiêu biểu là việc biên soạn cuốn sách “Làng truyền thống hiếu học Hưng Yên”, “Lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1945 - 1975”, “Tiến sỹ Hưng Yên”, “Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến”… đã góp phần
bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn tỉnh. Để có được những thành tựu tiến bộ về KH&CN như trên là sự cố gắng trau dồi, học hỏi của đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay của tỉnh cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ nhân lực tham gia công tác quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể luôn cố gắng nâng cao năng lực, thực hiện tốt vai trò của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị. Đội ngũ nhân lực này đã đóng góp tích cực vào xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch phát