Năm
Ngành - lĩnh vực
1997 2000 2005 2010
1. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (%) 10,6 12 12,9 12,11
2. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ (%) 50-26,2- 23,8 41,5-27,8- 30,7 30,5-38- 31,5 25-44-31 3. Thu nhập bình quân đầu
người (triệu đồng) 2 3,7 7,7 20
4. Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD) 20 32 210,5 530
5. Thu ngân sách (tỷ đồng) 120 190 1.250 3.036 6. Giá trị thu được trên 1 ha
canh tác (triệu đồng) 28 32 39 41
7.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
(%)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Tạo việc làm mới (vạn lao động) 1,4 10 0,98 1,2 6,67 1,4 0,99 13,2 2,2 0,94 3 2,5 8. Tỷ lệ trạm xá xã có bác sĩ (%) 41,2 50 100 100 9. Tỷ lệ làng văn hoá (%) 25,3 30 55 72
10. Giáo dục và đào tạo
(%): - Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT - Tỷ lệ học sinh đỗ CĐ, ĐH 85,1 18,9 89 23 97,8 23 92,25 37,5
Về kinh tế, trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Hưng Yên đã có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, đưa tỉnh nhà nhanh chóng trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển khá nhanh trên nhiều phương diện. Thắng lợi mang tính quyết định và có ý nghĩa tổng quát, đó là kinh tế Hưng Yên phát triển với tốc độ cao và khá ổn định. Tổng sản phẩm GDP bình quân tăng 12,11% (năm 1997 là 10,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 25% - 44% - 31% (năm 1997: 50% - 26,2% - 23,8%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/năm.
Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Hưng Yên là một trong 2 tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn phí thuỷ lợi cho nông dân; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để nông nghiệp, nông thôn và nông dân đẩy mạnh sản xuất; nhiều nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ trong nông thôn được khuyến khích phát triển. Quản lý và sử dụng tài nguyên, đất đai từng bước đi vào nền nếp, có hiệu quả, cơ bản đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Công nghiệp phát triển nhanh, giá trị sản xuất bình quân tăng 21%/năm; phát triển mạnh một số ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép với kỹ thuật tiên tiến; sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ khi tái lập tỉnh, Hưng Yên xác định từ một tỉnh thuần nông muốn trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải thu hút đầu tư, mở cửa cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào. Đến năm 2010 đã thu hút 813 dự án đầu tư, nhiều dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đóng góp trên 80% số thu ngân sách hàng năm. Quan tâm tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển mạnh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động.
Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 15%. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, hành khách được phát triển. Du lịch bước đầu phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự liên kết với các địa phương lân cận; giá trị xuất khẩu hàng nông sản và chế biến ngày càng tăng; tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và tăng sức cạnh tranh. Hệ thống tín dụng, ngân hàng hoạt động có tiến bộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Về văn hoá xã hội có sự phát triển về nhiều mặt. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hưng Yên thuộc nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ học sinh vào đại học cao nhất toàn quốc. Khuyến học được quan tâm, mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, nâng cấp bệnh viện tuyến, bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, nâng cao năng lực khám và chữa bệnh cho nhân dân. Duy trì tỷ lệ phát triển dân số ở mức 0,95%. Văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Số hộ nghèo từ 10% (1997), 13% (2006) xuống còn 3% (2010). Thực hiện tốt chính sách với các gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với nước. Công tác dạy nghề và xã hội hoá dạy nghề được quan tâm. Đa dạng hơn các hình thức, loại hình đào tạo; mở rộng mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề, nhiều cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Đã dạy nghề cho 11,4 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%; tạo việc làm thường xuyên cho hơn 11 vạn lao động; chuyển đổi được nhiều lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp dịch vụ. Năm 2010, cơ cấu lao động Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ là 53,5% - 25,5% - 21%.
Để có được những thành tựu to lớn như vậy là nhờ sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, sự nỗ lực của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh và đặc biệt là sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người hoạt động khoa học và công nghệ.
2.1.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Hưng Yên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh Hưng Yên phát triển từ nhiều nguồn: đào tạo trong tỉnh, trong nước, đào tạo ở nước ngoài. Lực lượng này đã góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau 16 năm tái lập tỉnh và thực hiện CNH, HĐH, đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc xác định hướng đi của tỉnh trong từng giai đoạn, xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, tạo tiền đề kỹ thuật cần thiết đưa Hưng Yên vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu trước năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp.
Đến nay đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh Hưng Yên đã được phát triển nhanh về cả mặt số lượng và chất lượng, lao động năng động và sáng tạo hơn trong cơ chế mới so với những năm đầu tách tỉnh. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 (khoá XVII) đã đánh giá: Phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá trong giai đoạn trước mắt và lâu dài của Hưng Yên; phát triển nhân lực trên cơ sở yêu cầu của thị trường, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư và tiếp cận trình độ, cơ cấu nhân lực khu vực và quốc tế.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về số lượng
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 - 2020 xác định số lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tăng ít nhất từ 5 - 7 lần so với hiện nay với chất lượng, đa dạng về cơ cấu và ngành nghề và hiểu biết sâu sắc về khoa học và công nghệ (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Số liệu dự báo kinh tế - xã hội và nhân lực tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
Năm 2005 2010 2015 2020
Dân số (triệu người) 1,134 1,128 1,52 2,1
Lao động (vạn người) 15 57 80 94
GDP/ người (triệu đồng) 7,7 20 43,6 80,2
Trong đó: Nông nghiệp (%) 65 53,5 43 37
Công nghiệp (%) 16 25,5 30 31,84
Dịch vụ (%) 19 21 27 31
Nhân lực: Đại học-Cao đẳng... (nghìn
người) 37,2 52 97 171
Nguồn: [61, tr. 3]
Về số lượng, nhân lực KH&CN ở tỉnh Hưng Yên ngày càng tăng, đặc biệt là những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.
Bảng 2.3: Nhân lực Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001-2010
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 543.494 100,0 580.914 100,0 679.135 100,0
Cao đẳng nghề - - 1.336 0,23 2.083 0,23
Cao đẳng 5.163 0,95 12.838 2,21 20.012 2,21
Đại học 4.076 0,75 15.162 2,61 23.634 2,61
Trên đại học 136 0,03 523 0,09 815 0,09
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên 2012, [41, tr. 2]
thành phố phát triển khác. Năm 2000, cả tỉnh có khoảng trên 10 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; 10 năm sau, số lượng này đã tăng gần 4 lần. Đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh so với trước đây có phát triển nhưng với số dân hiện nay là khoảng 15 cán bộ KHCN/1000 dân. Số cán bộ và nhân viên làm công việc trong trung tâm nghiên cứu trực thuộc sở, ngành tính trên một vạn dân ở Hưng Yên là 12 người. Đội ngũ cán bộ KH&CN thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về công nghệ.
Chỉ trong 10 năm lại đây số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng tăng 3 - 4 lần. Số người được đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ tăng lên đáng kể. Hiện nay cả tỉnh có khoảng 43.646 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có 1.826 thạc sỹ, 17 tiến sỹ. Mặc dù tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng trên số dân của tỉnh Hưng Yên chưa cao so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng đây là một lượng cán bộ khoa học to lớn, một nguồn nhân lực quý giá của tỉnh, có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh.
Với một đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ khá lớn như hiện nay thì đây là một tiềm năng lớn và là nhân tố cơ bản nhất trong các yếu tố cấu thành tiềm lực KH&CN của tỉnh. Mặc dù, nguồn nhân lực KH&CN có những bước tiến đáng kể song so với mặt bằng chung cả nước và với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tỉnh còn thiếu nhiều về số lượng cũng như hạn chế về chất lượng.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh ngày càng tăng. Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng nhanh, từ 8,5% năm 2000 lên 40% năm 2010; tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm từ 91,5% năm 2000 xuống còn 60,0% năm 2010. Lao động được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề tăng chậm (do ngạch đào tạo này chưa được lao động quan
tâm; việc sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo). Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và tăng cả về số lượng, tuy nhiên còn thấp so với mức bình quân của vùng và cả nước.
Như vậy, thực trạng lực lượng lao động về cơ bản số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao (60%); cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương; nhân lực một số chuyên ngành còn thiếu nhiều như ngành y, thợ kỹ thuật, chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao... Trình độ chuyên môn kỹ thuật của đa số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn thấp; kỹ năng và kỷ luật lao động chưa tốt, thiếu tính ổn định, chưa gắn bó với doanh nghiệp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ít được tiếp cận các thông tin về khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng trong sản xuất nên năng suất lao động thấp. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chủ yếu nằm ở các ngành như: giáo dục, y tế và quản lý nhà nước; thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành điện tử, tin học, công nghiệp chế biến... Đây là một trong những thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới.
Hưng Yên là tỉnh có truyền thống hiếu học. Hàng năm, tỉnh có số lượng học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tương đối cao nhưng một số lượng lớn những người tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường ở lại công tác tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác. Đây là một bài toán đặt ra về thu hút, sử dụng nhân lực trình độ cao của tỉnh trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao nhưng không học và thi tốt nghiệp các bậc đào tạo nêu trên nên vẫn bị xếp vào lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ thuật trong một số lĩnh vực đặc thù
- Về đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện: Đây là lĩnh vực
với các lĩnh vực, ngành kinh tế khác. Đến năm 2010 trên toàn tỉnh Hưng Yên có tổng số cán bộ, công chức là 1.584 người và phân theo trình độ như sau:
Về chuyên môn, nghiệp vụ có 1 tiến sỹ (chiếm 0,06%); 75 thạc sỹ (chiếm 4,73%); 1.331 đại học (84,03%), 20 cao đẳng (1,26%), 127 trung cấp (8%), còn lại trình độ khác là 30 người (1,89%).
- Về đội ngũ viên chức: Toàn tỉnh có 17.586 người, bao gồm viên chức
cấp tỉnh 4.041 người, cấp huyện 13.545 người.
Về chuyên môn, nghiệp vụ có 05 tiến sỹ (0,028%), 340 thạc sỹ (1,93%), 5.894 đại học (33,5%), trung cấp 4.285 (24,4%), cao đẳng 6.285 (35,7%), còn lại trình độ khác 777 người (4,4%).
- Về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã: Tổng số cán bộ chuyên trách và
công chức chuyên môn cấp xã có 2.878 người. Về trình độ chuyên môn: trung cấp: 47,34%, cao đẳng: 1,86%, đại học: 9,59%, trình độ khác 41,2%.
Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngoài chuyên môn, nghiệp vụ, thời gian qua được quan tâm đào tạo về lý luận chính trị. Tuy nhiên, tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ tin học, ngoại ngữ còn thấp.
- Về đội ngũ giáo viên, giảng viên: