Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tạo động lực cho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên. (Trang 84 - 87)

nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh

- Về cơ sở vật chất

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mạng thông tin phổ biến và chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, xây dựng nguồn nhân lực khoa học cần những trợ giúp nhất định về cơ sở vật chất. Muốn có nguồn nhân lực đủ mạnh, UBND tỉnh cần đầu tư kinh phí thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học một cách cơ bản. Đầu tư nhưng không có nghĩa

là Nhà nước bao cấp tràn lan, mà có trọng tâm trọng điểm theo quy hoạch phục vụ cho đời sống và thực tiễn.

Tăng cường xây dựng, mở rộng các phòng thí nghiệm, các công viên, vườn ươm khoa học công nghệ, các công trình nghiên cứu thử nghiệm. Xây dựng các thư viện chuyên ngành, các trung tâm phổ biến thông tin và chuyển giao sản phẩm khoa học. Mỗi cơ quan, tổ chức, sở, ngành có thể lập những trang web, tạp chí riêng để giới thiệu, phổ biến quảng bá, chào hàng rộng rãi kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đồng thời để đăng tải những nhu cầu vướng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các cơ quan, đơn vị cần được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đây là con đường để nối liền khoa học công nghệ với thực tiễn cuộc sống xã hội.

Ngoài ra, các cơ quan, sở, ngành của tỉnh tập trung phát triển hệ thống thông tin và thống kê khoa học công nghệ. Trang thiết bị thông tin hiện đại, mở rộng mạng thông tin để tất cả các cán bộ KH&CN đều có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn tài liệu khoa học công nghệ vào công tác nghiên cứu của mình. Một chính sách không kém phần quan trọng là khuyến khích phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN là tạo động lực để họ có thể dốc sức phục vụ đời sống và sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình.

+ Cần phải có biện pháp tích cực nhằm thoả mãn những nhân tố vật chất đối với nhân lực khoa học và công nghệ. Tri thức và khoa học tỉnh ta có phát triển, trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội được hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của nó trong tiềm thức chung của con người Việt Nam, trong sự tôn vinh và trân trọng của toàn xã hội, với một chế độ đãi ngộ "chất xám" hợp lý. Cụ thể là về chế độ lương bổng, đãi ngộ, điều kiện làm việc, trang thiết bị nghiên cứu, sự trao đổi tiếp xúc thông tin về chuyên môn cho cán bộ KH&CN. Bởi tiền lương và thu nhập thấp trong cơ quan khoa học là yếu tố hạn chế chủ yếu làm cho cơ quan KH&CN không thu hút được những cán bộ trẻ tài năng và làm cho đội ngũ KH&CN

thiếu sức sống. UBND tỉnh cũng như nhà trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề cũng phải kết hợp cung cấp kinh phí cho những công trình nghiên cứu KH&CN của giảng viên, sinh viên nhằm tạo điều kiện khuyến khích họ phát triển hơn nữa các công trình về sau.

+ UBND tỉnh, các sở liên quan cần phải có những biện pháp tạo thành động cơ thúc đẩy mạnh mẽ trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo mà nhân tố chủ yếu của nó là sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc (sự say mê tìm kiếm cái mới, sự chủ động trong công việc…), trách nhiệm, sự thăng chức, sự trưởng thành. Cụ thể là: chế độ đánh giá khoa học nghiêm túc cả về thủ tục hành chính lẫn về thực chất của các cống hiến khoa học, phát huy dân chủ và chống độc quyền trong hoạt động KH&CN, bãi bỏ các chế độ quản lý hành chính gò bó, hình thức, khuyến khích tranh luận khoa học. Tôn vinh chế độ trách nhiệm và phẩm chất thẳng thắn, trung thực của nhân lực KH&CN. Sự tôn vinh những thành tựu KH&CN và theo đó là sự tôn vinh những người làm ra nó với những khen thưởng công khai, khách quan và công bằng.

- Giải pháp về vốn

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nhân lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 cần phải huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các chương trình, dự án chiếm 30-40% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Nguồn vốn này sử dụng chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng, mua sắm các trang thiết bị dạy và học, hỗ trợ cho người lao động học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng lao động và hỗ trợ đào tạo chuyên sâu. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp chiếm 11-12% nhu cầu vốn đầu tư, chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm dạy nghề thuộc các doanh nghiệp, hỗ trợ cho người lao động học tập để đào tạo nghề, bỗi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Người được đào tạo đóng góp 28- 29% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Các nguồn vốn ODA chiếm 14-15% tổng nhu

cầu vốn đầu tư, phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trường, các trung tâm. Các nguồn vốn khác chiếm 5-6% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên. (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)