Các bước trả vỏ container

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC GIAO NHẬN MÁY KHÂU CÔNG NGHIỆP HIỆU ZOJE NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DỊCH VỤ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT (Trang 75)

- Chạy container rỗng đến cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải phòng để trả vỏ container

Khi hàng hóa đưa về kho khách hàng và dỡ hàng ra khỏi container, vệ sinh container thì người vận tải chạy xe container rỗng đến cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng để trả vỏ container .

Nhân viên vận tải đến phòng Thương Vụ cảng xuất phiếu giao nhận container liên Vàng để trả vỏ container, khi trả vỏ container cần phí hạ vỏ container nộp phí cho nhân viên thu ngân là 330.000 VND sau đó ra bãi để thực hiện việc hạ vỏ container .

Bảng 3. 6: Tốc độ và thời gian chạy xe trên tuyến Hà Nội- Hải Phòng (không hàng) ST

T Tên đoạn đường

Chiều dài (km) Tốc độ (km/h) Thời gian (giờ) 1 Đường nội thành 8 30 0.27 2 Quốc lộ 5 103 35 2.94 3 Đường ĐT356 7 35 0.2 Tổng 118 3.41

Thời gian vận chuyển container rỗng là: 3.41 giờ 3 giờ 25 phút.

- Lấy lại tiền cược vỏ container

Sau khi có đầy đủ giấy giao nhận container và nâng hạ container nhân viên vận tải sẽ đến văn phòng hãng tàu để lấy lại tiền cược vỏ là 2.000.000 VND.

Từ các bước trên ta tổng hợp bảng thời gian, chi phí như sau:

Bảng 3. 7: Định mức chi phí và thời gian khi nhận và giao hàng cho khách hàng

Đến văn phòng hãng tàu lấy tiền cược vỏ

container Vận chuyển container

STT Nội dung Thời gian (phút)

Chi phí

(VNĐ) Ghi chú

1 Vận chuyển 205 0 Đã kê ở trên

2 Làm thủ tục văn phòng hãng tàu 30 330,000 Phí hạ container 3 Xe vào cảng 10 0 4 Hạ container 10 50,000 Phí bốc xếp 5 Xe ra khỏi cảng 10 0 6 Tổng 265= 4 giờ 25 phút 380,000

 Sau khi đã hoàn tất các công việc ta có bảng tổng hợp về thời gian tổ chức nhận hàng cụ thể như sau :

Thời gian kế hoạch của công ty luôn luôn lớn hơn thời gian thực tế thực hiện do cần phải dự trù các khoảng thời gian như tắc đường hay tắc nghẽn tại cảng và các thời gian phát sinh khác.

Bảng 3. 8: Bảng tổng hợp về thời gian và chi phí của phương ánST ST

T

Nội dung công

việc Bộ phận đảm nhận Thời gian dự kiến của công ty Thời gian thực tế tổ chức Chi phí (VNĐ) 1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu

1 nhân viên chứng từ 2 giờ 2 giờ 0

2 Lấy lệnh từ hãng tàu

1 nhân viên hiện

trường 2 giờ 2 giờ 200,000

3 Làm thủ tục hải quan

1 nhân viên chứng từ và 1 nhân viên hiện

trường

7 giờ 6 giờ 300,000

4 Nhận hàng tại cảng

1 nhân viên hiện

trường 4 giờ 1 giờ 05 phút 593,000 5 Vận chuyển nội địa giao hàng cho khách hàng

1 nhân viên vận tải 11 giờ 9 giờ 35

phút 3,600,000 6 Quyết toán chứng từ cho chủ hàng 1 kế toán và 1 nhân viên giao nhận chứng từ 4 giờ 4 giờ 330,000 7 Trả vỏ container

cho hàng tàu 1 nhân viên vận tải 5 giờ

4 giờ 25

phút 380,000

8 Tổng

5 nhân viên 35 giờ

29 giờ 05

phút 5,403,000

3.3. Đánh giá hiệu quả phương án

3.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

a. Chỉ tiêu thời gian của quá trình giao nhận

Sau khi đã hoàn tất các công việc ta có bảng tổng hợp về thời gian tổ chức nhận hàng nhập khẩu cụ thể ở bảng sau:

Do trong lúc làm hàng không xảy ra bất kì rắc rối nào nên thời gian làm hàng được rút ngắn rất nhiều cho thấy hiệu quả công việc cao. Thời gian thực tế luôn nhỏ hơn thời gian dự kiến của công ty. Đặc biệt chi phí không chênh lệch quá nhiều cho thấy công ty đã làm rất tốt việc dự trù chi phí của lô hàng này.

Tuy nhiên chi phí này vẫn chưa thực sự là tối ưu do phần vận tải công ty phải thuê ngoài nên giá cả chất lượng dịch vụ bán ra chưa thật sự cạnh tranh.

Bảng 3. 9: Bảng so sánh chênh lệch về thời gian của phương án. STT Nội dung công việc Định mức

của công ty

Phương án tổ

chức Chênh lệch

1 Tổng thời gian thực hiện 35 giờ

29 giờ 05

phút 5 giờ 55 phút

2 Tổng chi phí 6,000,000 5,403,000 597,000

3 Nhân công 5 5 0

3.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội

Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu. Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia khác. Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực, sự bổ sung hàng hoá giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trường gần 20 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh. Do đó hoạt dộng nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH – HĐH đất nước. Cụ thể những vai trò những vai trò được thể hiện rõ nét như sau:

+ Trước hết nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế.

+ Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân.

+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia là cầu nối thông suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở công nghiệp hóa,

+ Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại.

+ Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới tham gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.

Những vai trò to lớn đó của nhập khẩu mỗi quốc gia luôn luôn cố gắng để tận dụng tối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để vận dụng tối đa vai trò đó là cả một vấn đề đặt ra với đường lối phát triển của mỗi quốc gia, với những quan điểm của Đảng lãnh đạo.

Từ khi nền kinh tế thị trường thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng có lợi cho đất nước. Nền kinh tế đóng đã hoàn toàn bị diệt vong thay thế vào đó là nền kinh tế mở, hợp tác, quan hệ trên cơ sở cùng có lợi chuyển từ tư tưởng đối đầu sang đối thoại. Các chính sách mở rộng nhập khẩu đã bước đầu phát huy được vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động với khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hoá không ngừng tăng lên về giá trị và chất lượng, thu hút được sự tham gia của của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần theo đường lối của Đảng. Một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu. Để tiếp tục bước đi trên con đường đúng đắn đó và tiến thêm những bước vững chắc hơn trong tương lai thì trách nhiệm không thuộc về riêng ai, cần hơn ai hết sự lãnh đạo, chỉ đường và động viên của các cơ quan chức trách, tinh thần học hỏi, lao động, nghiên cứu tìm tòi cố gắng hết mình của từng doanh nghiệp, từng cán bộ công nhân viên hoạt động trong xuất nhập khẩu nói chung và trong nhập khẩu nói riêng. Cụ thể sự cố gắng hết mình đó phải được thể hiện trên các góc độ.

+ Thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương nhưng dưới sự quản lí của nhà nước

+ Hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong quan hệ thương mại quốc tế

+ Không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác, tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

+ Lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích riêng của đơn vị kinh doanh với lợi ích của toàn xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Ngày nay, trước quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động trao đổi thông thương hàng hóa phát triển mạnh mẽ giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng đó là sức ép từ cạnh tranh từ thị trường khi mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều tại Việt Nam và họ luôn ứng dụng công nghệ mới để quản lý tối ưu hơn quá trình giao nhận. Bên cạnh đó là sức ép từ khách hàng, họ mong muốn được cung cấp dịch vụ tốt nhất, thuận tiện nhất với mức chi phí thấp nhất. Do đó doanh nghiệp cần có những giải pháp để tối ưu hóa quá trình giao nhận, giảm chi phí đến mức thấp nhất nhưng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường ngành, phát triển bền vững, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mà còn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Vì vậy cần xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc bao gồm kiến thức chuyên môn, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển, cơ chế chính sách, hệ thống quả lý chuyên nghiệp…Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt, em được tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty và hoàn thiện đề tài này. Đề tài đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về giao nhận bằng container nhập khẩu bằng đường biển Chương II: Phân tích hiện trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt.

Chương III: Xây dựng phương án nhận hàng container nhập khẩu bằng đường biển cho khách hàng Trần Hiêú của công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt.

Đề tài làm sát với thực tế về việc làm giao nhận ở môi trường Việt Nam nói chung và sát với quy trình công việc của công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt nói riêng.

2. Kiến nghị

Kiến nghị Nhà nước: kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam nói chung và công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt nói riêng trong quá trình phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ như sau:

Đơn giản hóa thủ tục, chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Tuy thủ tục, chứng từ giao nhận hàng hóa XNK đã có nhiều cải tiến, đơn giản hơn. Nhưng đôi khi chưa có sự nhất quán giữa các quốc gia nên gây chậm trễ, kéo dài thời gian trong quá trình giao nhận. Việc đơn giản hóa thủ tục, chứng từ hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, giao nhận giúp việc làm giảm thời gian thông quan, chậm trễ không cần thiết trong quá trình thủ tục giấy tờ, vận tải, trung chuyển hàng hóa.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp về giao nhận hàng hóa quốc tế

Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giao nhận vận tải là vấn đề rất đáng quan tâm vì đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp không nhiều. Đội ngũ cán bộ chủ chốt tại các doanh nghiệp tuy có kinh nghiệm nhưng phong cách quản lý cũ, chưa có sự thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế, chưa áp dụng triệt để khoa học quản trị hiện đại vào quản lý quá trình giao nhận.

Giao nhận hàng hóa quốc tế là lĩnh vực tiên tiến, ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ giao nhận cần phải nắm vững ngoại ngữ để giao dịch. Trong khi đa phần nguồn nhân lực trình độ ngoại ngữ còn yếu kém. Vì vậy cần phải tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng độ ngũ cán bộ, nhân viên làm công có chuyên môn về giao nhận hàng hóa quốc tế theo hướng nắm vững nội dung, chứng từ, các quy định pháp lý có liên quan đến giao nhận, vận tải, có ngoại ngữ (tiếng Anh) thông thạo, kiến thức marketing, giao tiếp để thực hiện tốt giao nhận quốc tế. Về hình thức có đào tạo trong nước, gửi đi đào tạo nước ngoài do nguồn của các công ty, bổ sung cho nguồn của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ thương mại quốc tế, Hải Quan, vận tải về tin học để trao đổi thông tin về hóa đơn, chứng từ, thủ tục, giấy tờ,… và trao đổi kinh nghiệm tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tham quan thực tế cũng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực về giao nhận hàng hóa quốc tế.

Ngoài ra nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển các công ty giao nhận XNK như: có chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi cho các chủ hàng Việt Nam thuê dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài để thực hiện giao nhận hàng hóa quốc tế cả ở Việt Nam và nước ngoài, mở rông thị trường giao nhận cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp đề tài: xây dựng phương án nhận hàng nhập khẩu bằng container cho khách hàng Trần Hiếu của công ty cổ phần vận tải

SCS. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình các cán bộ công nhân viên tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dịch Vụ Hàng Hóa Đặc Biệt, sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của T.S Nguyễn Thị Thu Hương . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không tránh những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tg. Hoàng Văn Châu (2003);Vận tải – Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật.

[2] TS Nguyễn Thị Phương; Khai thác cảng đường thủy, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải; Hà Nội.

[3] PGS. TS. Từ Sỹ Sùa (2010); Thương vụ Vận tải, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải

[4] PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2003) ; Kỹ thuật Ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê.

[5] Các luật, nghị định, thông tư và văn bản khác về giao nhận, hải quan. [6] Các tài liệu, số liệu thu thập trong quá trình thực tập tại công ty.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC GIAO NHẬN MÁY KHÂU CÔNG NGHIỆP HIỆU ZOJE NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DỊCH VỤ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w