5. Cấu trúc của đề tài
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến văn chƣơng Cao Bá Quát
3.1.1. Những nhân tố khách quan
Cao Bá Quát sinh trưởng vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn đã ổn định về tình hình chính trị và các chính sách kinh tế xã hội. Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, biến Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị. Sống trong hồn cảnh đó, Cao Bá Qt khơng thể thốt khỏi con đường tiến thân bằng khoa cử, không thể không dùi kinh mài sử để đi thi, mong đỗ đạt làm quan và cống hiến cho đời giống như các thế hệ nhà nho truyền thống khác. Nhìn từ bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc, Cao Bá Quát vẫn là một nhà nho. Trước sau tư tưởng và hành động của ơng khơng vượt ra ngồi khn khổ của Nho giáo truyền thống. Cao Bá Quát từng suy nghĩ nhiều về trách nhiệm của mình, mong muốn tha thiết nhân dân có cuộc sống yên vui: “Thốn tâm ưu thế trọc - Lão nhãn vọng hà thanh” (Tấc lòng lo trời loạn - Con mắt già chỉ mong sông Hà nước trong). Qua văn chương có thể nhìn nhận ông là nhà nho hành đạo nhưng thực tế ông không tuân thủ các quy phạm Nho giáo thấu triệt. Cá tính cá nhân trong ơng ln ly tâm, luôn muốn vươn lên để bộc lộ và khẳng định cái tơi của mình. Tuy nhiên, ơng khơng tìm được nguồn sáng tạo nào khác biệt với lý tưởng Nho giáo. Giữa cái muốn và thực tế xã hội là hai việc quá xa vời, đứng trước thực tế phũ phàng như thế mà khơng thể làm gì nên nảy sinh bất mãn, ức chế. Vì thế trong thơ ơng có nhiều bài thể hiện cảm hứng “bi phẫn”, bất lực khi khơng tìm ra được con đường cho mình.
Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc ở nhiều mặt như quan niệm văn chương, đề tài, thể thơ, ngơn ngữ... Có nhiều lý thuyết văn học được du nhập vào Việt Nam, thuyết tính linh mà Cao Bá Quát tiếp thu, tiếp biến mang màu sắc Việt Nam và đưa thuyết này lên đến đỉnh cao trong nền văn học là ví dụ. Chính điều ấy tạo nên bước chuyển biến trong quan niệm sáng tác cũng như nội dung, nghệ thuật lấy những cảm xúc, cảm hứng chân thực là nền tảng trong thơ ơng. Thời kì này có sự tiếp xúc và ảnh hưởng bước đầu của văn hóa phương tây xa lạ với văn hóa phương đơng truyền thống. Sự ảnh hưởng này dẫn đến việc hình thành nhiều tư tưởng, quan niệm mới trong văn hóa và văn học. Yếu tố mới và yếu
tố truyền thống nhiều khi xung đột với nhau. Cái truyền thống nhiều khi tỏ ra lạc hậu, khơng cịn phù hợp hay không đáp ứng được với hiện tại nữa. Cái mới góp phần hình thành những tư tưởng mới, nhất là trong tư tưởng của lớp nhà nho thị tài, đa tình như Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là nhà nho sống trong xã hội như vậy nên cũng bị tác động ít nhiều. Thơ ca của ơng khơng chỉ xuất phát từ tấm lịng của con người u tự do, phóng túng mà cịn mang nét đặc trưng cho tinh thần của thời đại bấy giờ. Yếu tố tình cảm chân thật được nói đến nhiều trong thơ ơng. Khơng phải cái tình với bậc qn vương, cái tình thuộc đạo đức mà là tình cảm cá nhân riêng tư, tình cảm cuộc sống chân thành và giản dị nhưng gần gũi, cảm động. Nghĩa là Cao Bá Quát vừa ảnh hưởng bởi việc đề cao tình cảm chân thật trong thuyết tính linh và cũng ảnh hưởng chung của thời đại đó.
3.1.2. Những nhân tố chủ quan
Cao Bá Quát là con người có nội lực, con người của tư tưởng rộng lớn, luôn mở lòng hướng tới cuộc sống bao la của núi cao, sông dài, trời biển và của những con người trong cuộc đời thực. Những suy nghĩ trong thế giới tâm hồn được dồn vào thơ, coi thơ như một phương tiện để thể hiện, nói hộ, giải tỏa khiến cho vốn thơ của ông dồi dào hơn hẳn so với các nhà thơ cùng thời. Kết quả hơn 1000 bài thơ chữ Hán, 21 bài văn xuôi cùng một số bài thơ Nôm được giữ lại trong cuộc đời ngắn ngủi của ông là con số đáng kể.
Dù chịu ảnh hưởng từ quan niệm của Nho giáo về văn học nhưng với bản tính yêu tự do, phóng túng nên nói như tác giả Trần Đình Sử thì “chiếc nón nghênh ngang lẫn với đời – “Giang ngoại xuân” dạo hát thảnh thơi – chịu sao nổi mái nhà thấp khúm núm cúi ngửa theo ý người”... Vì thế về nội dung văn học, Cao Bá Quát đã có nhiều cởi mở. Trong khi nhiều nhà nho cùng thời không dám bộc bạch những nỗi niềm cảm xúc và tâm trạng riêng tư thì Cao Bá Quát lại là người tiêu biểu cho lối dùng văn chương nói lên bản ngã chân thực, chan chứa tình cảm tự nhiên cùng tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Chúng ta có thể nhận thấy những thăng trầm diễn ra đến quá nửa cuộc đời ông. Cuộc đời ông biết bao lần di chuyển, xa quê hương gia đình suốt thời gian dài. Chính vì vậy ơng rất nặng tình cảm với gia đình, q hương. Ơng nói nhiều đến tuổi
già của cha mẹ, tình cảm nhớ thương vợ con, tình làng nghĩa xóm, cả những khung cảnh gợi nhớ về nơi quê hương ấy thường trực xuất hiện trong thơ ơng. Tình cảm dành cho vợ con, đặc biệt là người vợ tần tảo được ông nhắc đến nhiều lần với những cung bậc cảm xúc khác nhau hết sức chân thành, cảm động mà so với các tác giả khác trong nền văn học khơng có được. Hình ảnh người vợ hiện lên trong thơ ông cùng nỗi niềm nhớ thương, niềm khao khát rất đỗi đời thường tạo màu sắc mới.
Chuyến đi dương trình hiệu lực năm 1884 đã có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng của ông, đặc biệt gắn với thơ ca. Thực tế tiếp xúc với văn hóa và con người phương tây đã giúp ông hiểu nhiều điều về thế giới xa lạ. Những gì ơng viết trong thơ khi đi dương trình hiệu lực cũng những chuyển biến trong tư tưởng sau đó cho thấy tư tưởng riêng của ơng. Trước hết đó là đề tài về người phương tây. Với tầm nhìn sáng suốt, Cao Bá Quát thấy trước được hiểm họa xâm lược của thực dân phương tây. Cao Bá Qt khơng hề có cái nhìn kì thị văn hóa, khơng lấy quan điểm Nho giáo mà phán xét, thể hiện rõ nhất qua bài thơ Dương phụ hành. Những suy
nghĩ, ý tưởng như thế chưa nhiều nhưng chúng khẳng định tính chất đúng đắn, tích cực trong suy nghĩ của ông.