Quan niệm về tính linh trong tƣ tƣởng thi học Việt Nam thế kỷ XVIII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 43 - 47)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2. Quan niệm về tính linh trong tƣ tƣởng thi học Việt Nam thế kỷ XVIII

Văn học Việt Nam nói chung, quan niệm văn chương nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc. Nền văn học nước ta thời kỳ này phát triển rực rỡ với hàng loạt tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên các lý thuyết văn chương của các tác giả Việt Nam giai đoạn này hầu như chưa trở thành hệ thống mà thể hiện rải rác trong các tác phẩm văn chương, trên các tựa sách, hay những lời phát biểu về thơ của tác giả khác… Đáng kể đến là phần trình bày quan điểm văn học của Lê Quý Đôn trong cuốn sách Vân đài loại ngữ.

Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã bộc lộ khá nhiều quan điểm của mình về văn học nhưng điểm đáng chú ý nhất là việc ơng đề cập đến tính linh. Có thể nói rằng Lê Quý Đơn là người đầu tiên nhắc đến hai chữ tính linh trong lý luận văn học

Việt Nam. Lê Quý Đôn dẫn lời Nhan Chi Thôi và đưa ra ý kiến của mình rằng: “từ xưa đến nay, các văn nhân phần nhiều mắc phải cái bệnh khinh bạc, nguyên là cái thể chất văn chương làm cho hứng của họ thì bay lên cao vút, tính linh của họ thì phát lộ một cách bồng bột mà trở thành kiêu căng, quên cả việc giữ gìn và hăng hái tiến thủ. Ta cho rằng, đó là vì học vấn ít, thiếu hàm dưỡng, thành ra bị cái khí nó sai sử. Nếu ý hứng, tính linh vẫn giữ được bình đạm, một khi nêu lên và phát ra, lại càng thấy ung dung” [7, tr.239]. Theo cách nói trên thì “tính linh” là một từ ngữ chỉ “tính tình”, nhấn mạnh cảm xúc, cảm hứng chủ quan của tác giả. Những trạng thái cảm xúc, tư tưởng tình cảm cần bình dị nhưng thể hiện chân thực. Tuy nhiên quan niệm trên có ý nghĩa “mở đầu cho việc đưa khái niệm này vào lý luận văn học nước nhà. Ơng đã dùng nó gần với ý nghĩa ngun gốc tính tình...” [39, tr.145].

Cũng trong tác phẩm này, ông rất nhấn mạnh đến cảm xúc chân thực trong tác phẩm văn chương: “thơ phát khởi từ trong lòng người ta. Ba trăm bài trong kinh thi phần nhiều là của nơng dân, phụ nữ làm ra nhưng có những bài mà văn sĩ đời sau khơng theo kịp được, như thế là vì nó chân thực. Những bài ca, bài hành của nhạc phủ đời Hán, đời Ngụy làm có ý vị đời cổ. Từ đấy về sau bó buộc về thanh luật, hạn chế về âm vận, người có tài cịn lo vấp váp, người vô tài khổ về câu nệ mà lời thơ phát ra không được thực” [7, tr.252]. Qua cách nói của ơng cho thấy quan niệm về tính chân thực rất sâu sắc mà ông điểm nhấn. Cái chân thực được khởi phát từ lòng người mà ra gây nên những rung cảm mạnh mẽ, cho dẫu người sáng tác là những con người đời thường bình dị (nơng dân, phụ nữ) chứ không phải con người cộng đồng hay con người lý tưởng xã hội. Tính chân thực của tình cảm, cảm xúc như thước đo giá trị của mỗi sáng tác. Ngay cả với những người có tài năng thơ ca đã khó huống chi những người khơng tài càng khó hơn bởi cách họ nệ cổ, bắt chước để tạo ra văn chương mà không phải bắt nguồn từ cảm xúc chân thật của chính họ. Như thế có nghĩa sự chân thực của cảm xúc, tình cảm được xem như một trong những khía cạnh quan trọng trong quan niệm về tính linh của Lê Q Đơn. Có chân thực với chính tâm hồn, tấm lịng của mình thì văn chương mới có giá trị.

Quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn được tổng hợp lại như sau: “cho nên ta thường cho làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Thiên lãi

(tiếng sáo thiên thai) kêu ở trong lịng, động vào máy tình, nhãn căn (con mắt) tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ chứng kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần, tuy tư tưởng khơng phải chỉ có một mối nhưng đại khái khơng ngồi ba điều ấy.... Tình là người, cảnh là trời, sự là hợp cả trời đất mà quản thơng. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì phát ra lời nói, nhân nói thành tiếng; cảnh khơng hẹn đến mà tự đến, nói khơng mong hay mà tự hay, cứ như thế có thể lên đến bậc thơ tao nhã được” [7, tr.251-252]. Lê Quý Đôn chú trọng đến ba yếu tố “tình”, “cảnh”, “sự” trong mối liên hệ mật thiết với nhau. “Tình” là tình cảm, cảm xúc cũng là cái chủ quan của tác giả. “Cảnh” và “sự” là cái khách quan bên ngoài gồm sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống. Tác giả Nguyễn Thanh Tùng đưa thêm ý nghĩa của “sự” rằng “thông thường, sự là sự kiện, sự việc. Điều đó hiển nhiên là đúng, nhưng chưa đủ. Trong thơ văn xưa, Sự cịn được hiểu là điển tích, điển cố. Việc sử dụng điển tích điển cố cịn được gọi là dụng sự” [39, tr.121]. Điều này có nghĩa “sự” không chỉ là sự vật, hiện tượng diễn ra trực tiếp trong đời sống mà mở rộng ra gồm sự kiện quá khứ qua sách vở. Nhưng điều cốt yếu nhất ở đây là việc ơng coi trọng tình và lấy nó làm gốc trong q trình sáng tạo. Sáng tác văn học ra đời do nhu cầu, sự thơi thúc của tình cảm cá nhân, sự gắn kết tình cảm chủ quan của tác giả với hiện thực cuộc sống chứ không phải xuất phát từ quan hệ văn và đạo theo quan niệm chính thống nho gia. “Thiên lãi” hiểu là cái tâm, tiếng tự nhiên từ trong lòng khởi phát ra tiếp xúc với thế giới bên ngoài tạo vẻ đẹp chân thực của cảnh và tình. Tác giả Trần Nho Thìn giải thích khái niệm “thiên lãi” “là khái niệm của mỹ học Trang Tử nói đến trong thiên Tề vật luận (Nam hoa kinh)… Tiếng sáo này tự nhiên phát ra, tự nhiên thi nhiên, hồn tồn khơng do con người tác động… Lê Quý Đôn đã vơ tình hay hữu ý dùng khái niệm mỹ học Lão Trang vốn có tinh thần phản biện tinh thần văn luận nho gia để trình bày văn luận” [33, tr.242]. Cùng quan điểm về âm hưởng tự nhiên trong văn chương, tác giả Quỳ Giang Nguyễn Địch Cát nhận xét nét nổi bật trong tập thơ Thập anh đường thi tập của Ngô Nhân Tĩnh ở chỗ thơ ưa tự nhiên bởi “sáo trời vang lên, ý tới thì bút tới, khơng phải cái phí sức gọt dũa tìm tịi mà cũng không thấy cái dấu vết gọt đẽo chạm trổ” [35, tr.226]. Lê Quý Đôn không chỉ đặt vấn đề chân thực của sáng tác văn chương trong

mối tương quan với hiện thực mà yêu cầu người sáng tạo đứng trước đối tượng miêu tả cần tình cảm chân thực và thể hiện đúng những tình cảm tự nhiên của chính mình. Quan niệm này nhất quán với quan niệm coi trọng tình cảm chân thật từ tâm hồn con người, không đề cao những sáng tác theo lối “câu nệ”, bắt chước, rập khuôn khuôn sáo.

Như vậy, theo Lê Q Đơn thì tính linh được hiểu theo nghĩa tính tình, kết hợp với sự chân thực của những tình cảm và sự tự nhiên của cảm xúc trong văn chương. Mở rộng ra là việc đề cao chữ tình chứ khơng phải chữ chí để khẳng định xu hướng phát triển của quan niệm phi chính thống, văn học nghiêng về vẻ đẹp thuần chất văn chương. Nói cách khác “việc Lê Q Đơn luận về quan hệ tình – cảnh – sự, lưu ý người làm thơ lấy tình để đối cảnh đã phản ánh sự chuyển biến từ “thi ngơn chí” sang “thi duyên tình” của thi luận thế kỷ XVIII” [33, tr.242]. Tác giả Nguyễn Thanh Tùng cho rằng việc đề cao tính chân thực (thuyết q chân) là “tiền đề” hình thành một lý thuyết cùng giai đoạn là thuyết tính linh. Thực chất thuyết tính linh mà Cao Bá Quát quan niệm chính là việc đề cao chữ tình trong văn chương nhưng ơng đặc biệt nhấn mạnh tính chân thật, tự nhiên của tình cảm. Lê Q Đơn là người đúc kết và phản ánh xu hướng đề cao chữ tình và sự chân thực trong thi ca thời kỳ này. Điều này đối lập với khuynh hướng mô phỏng, nệ cổ, coi trọng hình thức phổ biến trong văn chương đương thời để hướng tới giá trị văn chương chân chính với nguồn gốc từ tình cảm.

Cùng thời với Lê Q Đơn có hai tác giả khác sử dụng khái niệm về tính linh. “Phan Lê Phiên trong Bài khải về ngự chế càn nguyên thi tập của Trịnh Doanh viết “các thành vương trước nối ngôi, nhờ được di mưu của các thánh tổ, chuộng việc văn, kính theo mưu trước, trọng việc học xét lời dạy xưa. Để sửa sang đạo hóa thì tìm rõ đầu mối ở chính kinh, để nung đúc tính linh thì thường thấm nhuần lục nghĩa...”. Ninh Tốn trong bài Hoa trình học bộ thi tập tự của Vũ Huy Đĩnh viết: “thi học của thầy, vốn được dấu kín trong lịng mà nay phát tiết ra nơi cảnh đẹp của Trung Châu, có thể nói đó là có điều gặp gỡ vậy, dạy ở nhà mà biểu lộ ra ở cái hội gió mây nơi triều đình, có thể nói đó là sự nối truyền vậy. Đâu phải chỉ là luôn luôn vấn vương với quang cảnh, khn nặn tính linh, chỉ một mực cùng các ông thời

Tấn, thời Đường bàn về thanh vận sao”. Tính linh ở đây ngồi nghĩa về tính tình dường như đã hàm chứa trong nó quan niệm về sự “chân thành”, “chân tình” của cảm xúc thơ. Hơn nữa, tính linh theo Phan Lê Phiên và Ninh Tốn khơng chỉ có tự nhiên vốn có mà cịn phải nung đúc, khn nặn mới nên” [55, tr.113]. Nhìn chung các tác giả thời kỳ này mới nhắc đến và chỉ ra một số điểm về tính linh. Trong đó nhấn mạnh đến tình cảm, cảm xúc tự nhiên và sự thể hiện chân thực trong các sáng tác. Dẫu vậy lý thuyết này vẫn chưa định hình thành hệ thống có quan niệm rõ ràng. Sang thế kỷ XIX thuyết tính linh mới thực sự được hình thành với tên tuổi nổi bật là Cao Bá Quát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)