Các dạng cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 74 - 78)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các dạng đề tài trong thơ Cao Bá Quát

3.2.5. Các dạng cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát

Những phần mục trên triển khai phân tích bốn đề tài lớn trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Sợi dây nối kết tất cả những đề tài trên trong tổng thể chính là mạch ngầm cảm xúc của tác giả. Với mỗi đề tài, Cao Bá Quát có cách cảm riêng, cách viết riêng dưới sự chi phối của từng loại cảm xúc. Những cảm xúc đó là những cảm xúc chân thực, sống động, khi bồng bột, lúc tha thiết, bền lâu... Những tình cảm, cảm xúc trong thơ ơng gắn với các đề tài rất đa dạng, chúng tôi xin được tổng kết lại trong hai mạch cảm xúc chính. Đó là dịng cảm xúc gắn với đề tài mang tính “hàn lâm” quen thuộc và cảm xúc gắn với những đề tài mới.

Trước hết là những tình cảm, cảm xúc gắn với đề tài mang tính “hàn lâm”. Tình u với q hương là tình cảm mn thủa trong thơ. Đó là thứ tình mới trên nền cũ bởi lẽ mỗi nhà thơ có một miền q, một trạng thái tình cảm khác nhau trên sự cảm nhận và thể hiện mang phong cách riêng. Trong thơ Cao Bá Quát, tình yêu quê hương là tình cảm chủ đạo. Dường như trong bài thơ nào của ông cũng đề cập đến thứ tình cảm ấy. Có khi là cả bài thơ nhưng nhiều lúc tình cảm ấy chỉ thống hiện lên trong một hai câu thơ, ý thơ, hay thậm chí là một từ “quê hương” xuất hiện, có lúc là cái cúi đầu hướng đầu về phía bắc khi ơng đang ở dải đất miền trung... Tuy vậy, người đọc vẫn cảm thấy sự da diết nặng sâu của nỗi nhớ, tính liên tục được nối kết từ bài thơ này đến bài thơ khác như mạch ngầm văn bản vậy. Tình u đó ln ngự trị trong ơng ở mọi thời điểm, mọi nơi, ở bất kì trạng thái nào (thức ngủ) thì tâm hồn nhà thơ vẫn hướng về một và chỉ một nơi mà thôi.

Cao Bá Quát cũng giống như bao nhà thơ khác, gặp cảnh đẹp, địa danh đẹp đều có thơ. Cảm hứng đăng cao viễn vọng giúp ơng nhìn, cảm và viết được những dịng thơ đẹp bởi khung cảnh và tình cảm lắng đọng mà ông dành cho thiên nhiên. Với mỗi sự vật ln được gửi gắm theo đó tình cảm thầm kín nào đó của ơng (tình u q hương, tình với vợ con, hay đơn thuần chỉ là những tâm sự riêng...). Cao Bá Quát cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên chỉ là điều kiện để ơng nói lên tình cảm nào đó của mình. Tình cảm, cảm xúc trong thơ là cái chỉ đạo nội dung thơ, nó giúp cho người ta hiểu tấm chân tình của nhà thơ. Mỗi bài thơ kết lại là tâm tình chân thực của Cao Bá Quát.

Tình cảm, cảm xúc gắn với đề tài cảm thông, yêu thương con người cho chúng ta cảm nhận khía cạnh khác trong tâm hồn nhà nho tài tử này. Đây là tình cảm nằm trong khuynh hướng nhân đạo chủ nghĩa nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn này với tên tuổi của nhiều tác giả lớn. Đại thi hào Nguyễn Du có những vần thơ cảm động về thân phận người phụ nữ thì Cao Bá Quát cũng dành những tình cảm cho thân phận hồng nhan. Dịng thơ ơng viết về họ dạt dào niềm cảm thơng cùng sự chia sẻ. Ơng cũng dành nhiều tình cảm cho những người bất hạnh, đau khổ trong xã hội khiến lịng người xúc động. Ơng viết trong thơ không chỉ cảnh bất hạnh của con người trong xã hội mà trong đó cịn thấm đẫm tâm trạng cá nhân bởi sự bất lực của ông khi phải chứng kiến cảnh tượng đau khổ của kiếp người mà chẳng thể giúp gì cho họ. Những lời thơ này gợi cho người đọc nghĩ tới hình ảnh của nhà nho hành đạo hơn là vai trò của nhà thơ. Nhưng nhà nho hành đạo ấy lại mang trong mình đầy sự tân tiến. Theo quan điểm hà khắc của Nho giáo không thấy tồn tại cách cư xử khi nhà nho phải “cúi mình” cảm thơng, quan tâm đến nỗi niềm của thân phận phụ nữ nhỏ bé trong xã hội. Cái mà một nhà nho chính thống cần quan tâm là lẽ xuất xử, là làm sao giúp vua xây dựng xã hội tốt đẹp theo đúng tiêu chuẩn của Nho giáo. Có lẽ chính vì vậy mà phần trách nhiệm hay hình bóng nhà nho trong thơ Cao Bá Qt bị mờ đi, đọng lại trong thơ là tình cảm chân thực, tự nhiên từ tấm lịng con người ln nặng lịng với tình người, tình đời.

Bên cạnh những vần thơ đó là những vần thơ thể hiện những tình cảm mới mẻ. Trước hết cần phải đề cập đến những bài thơ nhà thơ thể hiện tình cảm với vợ với

con. Nhớ quê hương là tình cảm quen thuộc nhưng nhớ vợ nhớ con thì ít gặp trong thơ. Theo dòng chảy lịch sử, các nhà thơ nổi tiếng khác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hầu như khơng có những bài thơ thể hiện tình cảm với vợ con, trực tiếp nhất là nỗi nhớ với người vợ thân yêu. Khi tìm đọc tuyển tập thơ chữ Hán của hai tác giả trên chắc chắc độc giả sẽ thấy rõ điều đó. Nguyễn Trãi tồn tập (tập 1) gồm toàn bộ tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập của ơng nhưng khơng hề xuất hiện hình bóng của những vần thơ viết về vợ con của mình. Có lẽ Nguyễn Trãi là tác giả ở thế kỷ XV, khi mà Nho giáo đang ở thời kì thịnh trị, nhất là với tư cách một nhà nho hành đạo mẫu mực thì thơ ơng khơng xuất hiện những vần thơ nói về tình cảm riêng tư thầm kín cũng là điều dễ lý giải. Sang những thế kỷ sau này, khá gần thời với Cao Bá Quát là tác gia Nguyễn Du. Trong Toàn tập Nguyễn Du (tập1) bao quát toàn bộ

những bài thơ chữ Hán của ông từ ba tập là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục với 238 bài thơ. Trong số này ơng có nhiều bài thơ viết về

thân phận người phụ nữ đáng thương trong xã hội với sự cảm thơng sâu sắc nhưng chỉ có hai bài thơ viết về vợ con, cũng không thấy xuất hiện những vần thơ nói về tình cảm tự nhiên của tình vợ chồng đằm thắm, tình cha con thân thiết. Cịn với Cao Bá Quát, qua phần trên đã phân tích chúng ta có thể thấy rõ tình cảm chân thành, tự nhiên nhất của tình vợ chồng đằm thắm, tình cha con nồng ấm thể hiện chân thật trong thơ mà không cần giấu giếm hay mờ khuất đi. Nó dung dị như ngồi đời thực vậy. Nhiều khi còn khiến người ta phải rơi lệ theo nỗi nhớ nhung da diết cùng những khát khao đời thường quá đỗi.

Thậm chí ở lớp thế hệ các nhà thơ sau Cao Bá Quát như Nguyễn Khuyến hay Tú Xương cũng không thể có được những tình cảm đó. Nguyễn Khuyến có bài thơ

Khóc vợ, Nhất vợ nhì trời, câu đối Khóc con nhưng đó chỉ là sự tri ân, cảm thơng

cho số phận người vợ với nỗi khổ khi bà thay chồng gánh vác mọi trách nhiệm với gia đình, bà ra đi để lại sự hụt hẫng trong lòng người chồng Nguyễn Khuyến. Nhưng ơng làm thơ khóc vợ chỉ khi vợ đã ra đi. Mạnh dạn hơn, Tú Xương có bài thơ thể hiện sự tri ân với người vợ tần tảo thay ơng hồn thành trách nhiệm với gia đình, với cả người chồng “hờ”. Đỉnh cao của sự tri ân, sự trân trọng khi ông làm hẳn bài Văn tế sống vợ. Dẫu vậy, đó cũng chỉ là sự trả nghĩa, đền bù, tri ân với những gì

mà người vợ đã làm được cho cuộc đời nhà thơ, những yếu tố tình cảm người chồng với người vợ khơng thấy xuất hiện. Trong khi đó Cao Bá Qt đã khơng ngần ngại thể hiện tình cảm vợ chồng đằm thắm, nồng nàn, những phút giây nhớ nhung, thậm chí nhà thơ làm cả cuộc trở về trong tâm tưởng gặp vợ, gặp con. Ngay ở thời điểm đó mà Cao Bá Quát mạnh mẽ thể hiện tình cảm của mình như vậy thật là điều đáng trọng.

Bài thơ Dương phụ hành là bài thơ tiêu biểu cho cảm xúc mới mẻ trong thơ

Cao Bá Qt. Ơng là người có tư tưởng tự do, phóng khống, ơng khơng có cái nhìn phiến diện, kì thị với văn hóa tây phương xa lạ với văn hóa phương đơng truyền thống. Ơng chẳng hề thấy ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh một người phụ nữ phương tây nũng nịu chồng hết sức tự nhiên, điều mà ở văn hóa Việt Nam, kể cả văn hóa phương đơng nói chung khơng thể có. Đây có thể coi là “chứng cứ cho phép hiểu được tầm nhìn nội dung hiếm hoi của nhà nho trước một nền văn hóa khác lạ. Khơng theo tư duy truyền thống của nho gia, dễ dãi phán xét Hoa – Di đối với cái khơng giống mình, Cao Bá Quát quan sát chăm chú và hứng thú với những biểu hiện ứng xử nói lên tinh thần đề cao phụ nữ của người Tây Dương và chợt nhận ra tình cảnh xa nhà cùng người vợ nơi quê nhà” [54, tr.9]. Ở Việt Nam hay Trung Quốc trung đại thường nói đến mệnh đề trọng nam khinh nữ thì bài thơ này của Cao Bá Quát về người phụ nữ tây phương là trường hợp hiếm hoi. Nó thể hiện được cá tính phóng khống của Cao Bá Qt, khơng chịu bó mình trong khn khổ nho giáo. Hay nói như Nguyễn Nghiệp là “giữa một anh nhà nho phương đơng cịn đang ở thời kì bế quan tỏa cảng, với một cặp vợ chồng tây dương hồn tồn khơng có gì là “đồng văn đồng chủng” cả mà có được một sự giao cảm nhân đạo chủ nghĩa đến thế thì thật là một điều mới mẻ, phi thường” [3, tr.116]. Tác giả Vĩnh Sính đưa ra nhận xét giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa tư tưởng này của Cao Bá Quát: “trong mảng thơ văn đi sứ hay đi cơng cán nước ở nước ngồi của các sứ thần Việt Nam vào thế kỷ XIX, bài thơ của Cao Bá Quát về người phụ nữ tây phương là một trường hợp rất hiếm hoi và có ý nghĩa bởi lẽ điều này nói lên cá tính phóng khống của Cao Bá Qt – khơng chịu bó mình trong những khn phép Nho giáo. Chính những khn thước gị bó của Nho giáo đã ngăn chặn các sứ thần của Việt Nam hay Trung Quốc khi đi sứ ở Tây phương quan sát hay ghi lại những điều gì có liên quan

đến nếp sống của người phụ nữ nói riêng hay sinh hoạt hàng ngày của dân chúng nói chung…” [57].

Cao Bá qt khơng giấu được cảm xúc khi chứng kiến tàu thủy chạy bằng hơi nước của người tây dương và ông để lại bài thơ Hồng Mao hỏa thuyền ca. Đây là

phát minh khoa học của người phương tây nhưng cũng là kết quả của nền khoa học, kỹ thuật riêng mà thời Nguyễn cũng như các nhà nho giai đoạn này không hiểu được điều đó, bởi họ vẫn lấy cái nhìn của tư tưởng phong kiến để đánh giá. Cao Bá Quát “là trí thức mẫn cảm trước thời cuộc. Trên thực tế, Cao Bá Quát là một trong số ít người Việt Nam đã cảm nhận rất sớm – ngay giữa thập niên 1840 – về mối hiểm họa Tây xâm và chế độ khoa cử lỗi thời chỉ dựa trên từ chương và hư văn.” [57]. Qua đó chứng tỏ tính đúng đắn trong suy nghĩ nhà thơ. Hơn thế, “đó là sự sịng phẳng trong tư duy của con người dám nghĩ một cách mới về cái mới, dám thừa nhận sự ưu việt của kỹ thuật phương tây” (Trần Nho Thìn). Khơng những vậy ơng cịn mạnh dạn thể hiện điều đó trong thơ thì quả là điều táo bạo, mới mẻ. Chúng ta có thể nhận ra thế giới thơ có nét riêng khơng thể trộn lẫn với các nhà thơ cùng thời hay khác thời, cũng có thể nói đó là đóng góp của nhà thơ với đất nước trên phương diện góc nhìn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)