Tài gắn với niềm cảm thông, thương yêu con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 69 - 72)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các dạng đề tài trong thơ Cao Bá Quát

3.2.3. tài gắn với niềm cảm thông, thương yêu con người

Tình yêu thương giữa con người với con người được thể hiện trong thơ ông khá đa dạng với nhiều cảm xúc và những cảnh ngộ khác nhau. Thơ của nhà nho tài tử này luôn dành địa vị nhất định trong cho người phụ nữ. Ông viết về họ với niềm cảm thông sâu sắc. Bài thơ Chinh phụ nhân (vợ chinh nhân) thể hiện niềm cảm

thông, chia sẻ với nỗi niềm của người vợ có chồng đi chiến trường, nàng cô đơn đợi chờ sự trở về của người chồng, nhưng giặc chưa dẹp yên nên người chồng trở về “qua quýt” để lại sự hụt hẫng, cô đơn cùng bao nỗi niềm ngổn ngang chốn khuê phòng. Tiếp nối mạch cảm hứng trên, Cao Bá Quát làm chùm thơ (ba bài) mang tên

Khuê oán (nỗi ốn kh phịng) để diễn tả nỗi lịng người phụ nữ sinh đẹp, trẻ trung

nhưng mang nỗi niềm chốn phòng khuê: nhớ nhung, cô đơn, khát khao, hụt hẫng, bất hạnh bởi họ luôn chịu sự ghẻ lạnh từ người chồng hững hờ.

Không chỉ cảm thông với nỗi niềm của người phụ nữ mà Cao Bá Quát mở rộng lịng mình để đón nhận và trao đi tình cảm của mình cho bao lớp người khác

nhau trong xã hội, những con người bất hạnh. Có lần trên đường đi ơng gặp người đói. Ơng rất thương cảm mà hỏi han bằng những lời tha thiết. Biết được hồn cảnh của người đó, bằng những gì mình có, ơng mở lịng mời họ một bữa ăn đạm bạc (bài thơ Đạo phùng ngã phu):

“Vũ vũ thùy gia tử “Một người đi thất thểu,

Y phá lập bất hồn Áo nón rách tả tơi.

…Phùng nhân đẫn ngộ hỉ, …Gặp người những mừng hụt.

Dục ngơn thanh lũ cam muốn nói khơng ra lời

-Y! Tử thả hưu lệ! - Than ôi! Hãy ngừng lệ,

Nhất quĩ dữ tử hoan...” Một bữa ta tạm mời...”

Một lần khác, ông gặp và hiểu được nỗi thống khổ đến cùng đường của người phu khn vác. Ơng cảm động như muốn rơi lệ. Niềm cảm thông, sự sẻ chia dạt dào trong bài thơ Phụ tương tử:

“Vũ vũ phụ tương tử, “Thất thểu anh vác hòm,

Nhất bộ nhất hồi thán. Mỗi bước lại than thở.

Hốt phùng y quan nhân. Bỗng gặp người áo khăn,

Ác thủ lệ doanh nhãn…” Cầm tay lệ giàn giụa..”.

Những lời hỏi han quan tâm của ơng khơng có tác dụng thay đổi số phận con người nhưng trong những lúc cùng cực đó, một sự quan tâm sẻ chia cũng giúp người trong cuộc phấn chấn hơn trong cuộc sống vì trên cõi đời này vẫn cịn những người tốt. Lời thơ tái hiện cảnh cùng cực của từng số phận khiến người đọc rất xúc động. Nhưng trước hết là sự xúc động trước tấm chân tình của người nghệ sĩ. Cao Bá Quát, một nhà nho tài tử đâu chỉ biết ham hố khẳng định cái tôi, thể hiện và khẳng định cái “ngơng” trước cuộc đời đầy rẫy ngang trái. Ơng đâu chỉ biết lúc nào cũng ngẩng cao đầu để cái tơi là tất cả mà ơng biết “cúi mình” trước nỗi đau khổ của người khác để cảm thông và chia sẻ với họ. Cuộc đời ông không phải bằng phẳng. Ông đã từng nói lên hồn cảnh tàn tạ của chính ơng trước sự tra tấn dã man mà chỉ biết kêu hai chữ “Khổ! Oan uổng” trong Đằng tiên ca. Nỗi đau của ông, sự khổ cực mà thân xác ông đang phải gánh chịu có thấm vào đâu trước bao nỗi đói khổ của người dân một vùng trước ngày phát chẩn. Niềm mong mỏi của họ khác gì

đâu tâm lý trời đại hạn mong mưa. Ông chứng kiến những cảnh thương tâm thấy bất lực, hổ thẹn (bài thơ Quan chẩn). Ông thương tâm trước cảnh người ăn xin đang

cận kề với cái chết, nỗi đau ấy bị lại khoét sâu hơn sự khinh rẻ của những người khác (thậm chí cả những đứa trẻ). Đó là nạn nhân đau khổ nhất ở thời điểm thu thuế (bài thơ Cái tử). Rồi một buổi chiều tối nhá nhem, ông vô cùng xúc động khi bắt gặp trên cầu cô gái làng bên, cô vừa mới đi cầm cố manh áo rét duy nhất để mua về cho gia đình chút tấm cám đắt như châu ngọc. Cơ gái cứ thản nhiên băng mình qua sương gió lạnh thấu xương như khơng biết gì tới cái rét nữa. Trong lịng cơ lúc này chỉ có một hình ảnh duy nhất là ở nhà đang có người tựa cửa mong cơ về. Ghi lại được cảnh xúc động đó, Cao Bá Qt khơng chỉ gửi gắm tấm lịng thương cảm bình dị mà là sự cảm phục kín đáo (bài thơ Mộ kiều quy nữ).

Cuộc đời ông tha hương quá lâu nhưng khi trở về quê hương, ông luôn gần gũi với con người nơi đây bằng những tình cảm chân thành tha thiết. Ông thấy vui mừng sảng khối với cái niềm vui của những người nơng dân trong dịp được mùa:

“Thôn biên tam ngũ thùy gia tử, “Con ai bên xóm năm ba ngã,

Nhật mộ hà sừ cam túy quy. Chiều vác bừa về say nghiêng ngả.

Phụ ác đồn đề nhi tải tửu, Vợ cầm giò lợn, con mang rượu,

Nhất chước nhất ca sừ tại thủ. Vừa uốn, vừa ca, bừa vẫn kéo.

Lạp phiêu tiễn thấu kỷ trùng y, Nón nghiêng ướt thấm áo bao lần,

Do tự hoan nhan thoại nam mẫu. Vui chuyện đồng ruộng nói líu tíu.

Thả quy liêu ly vạn tự tương, Sửa soạn nhiều thêm vạn bịch bồ,

Vũ thuận phong hòa bảo tuế nhượng...” Gió hịa mưa thuận được mùa to...” (Các thí nơng nhu lạc tuế hành)

Tình thương, sự cảm thơng hay đúng hơn là thứ tình người cao cả đã đi vào thơ Cao Bá quát thật dung dị khiến người đọc hết sức xúc động. Ông viết về những cảnh huống khác nhau của những thân phận đau khổ khơng phải bởi mục đích gì khác, đơn giản chỉ là phút giây xúc động của tâm hồn giàu tình u thương. Cuộc đời ơng trải qua bao thăng trầm, thậm chí kết cục bi thảm chu di tam tộc của chính ơng dường như cũng khởi phát từ mong ước thay đổi cuộc sống con người. Tình

yêu thương con người của nhà thơ ở đây khơng dám nói là thương tất cả bỏ quên mình nhưng những gì ơng thể hiện trong thơ khiến chúng ta thực sự xúc động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)