Tài về nỗi nhớ gia đình, quê hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 60 - 65)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các dạng đề tài trong thơ Cao Bá Quát

3.2.1. tài về nỗi nhớ gia đình, quê hương

3.2.1.1. Nỗi nhớ gia đình

Cuộc đời nhiều sóng gió khiến thời gian Cao Bá Quát phải xa gia đình rất nhiều. Ở nơi đất khách q người đó, ơng ln hướng về gia đình và người thân với những tình cảm yêu thương trìu mến nhất. Ơng có những câu thơ thương vợ, thương con với tình cảm mộc mạc, chân thực mà dường như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của cảm xúc.

Bài thơ Hữu sở tư là nỗi nhớ da diết của ông dành cho những đứa con yêu dấu của mình. Tác giả tình cờ nhìn thấy hai đứa nhỏ mà ơng đã gặp bất ngờ trên đường đã khiến ơng nảy sinh nỗi nhớ về gia đình nhỏ với những đứa con thơ đáng yêu bởi “đã mấy người quên hẳn được tình – ta cũng nhớ đến con ta”. Những kỷ niệm về chúng lại ùa về trong tâm trí nhà thơ khiến cảm xúc trong ơng trào dâng mãnh liệt, ông khơng ngừng hồi tưởng: “Khi quấy mẹ kêu đói - Lúc học ơng chào người”. Có

thể đó khơng phải là những kỉ niệm vui nhưng khi ấy gia đình ơng vẫn sống hạnh phúc. Cuộc sống có khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng tinh thần vui vì có mẹ, có cha và các con ln ở bên nhau. Kết thúc bài thơ, nỗi nhớ ngập tràn trong tâm hồn đã được ông bộc bạch chân thực, thẳng thắn: “Trước nhà nay nửa vắng - Tưởng nhớ vì con ai”.

Cùng cảm xúc về niềm thương nỗi nhớ với các con của mình, Cao Bá Quát viết bài thơ Mộng vong nữ đầy xúc động:

“Thân viễn ngô đương bệnh, “Nhà xa bệnh lại dày vò,

Tư nhi mỗi tiết ai. Nhớ con hằng nén xót chua nghẹn ngào

Hốt nhiên trung dạ mộc, Đêm qua bỗng thấy chiêm bao,

Sậu kiến lệ như thôi. Gặp con, giọt lệ tuôn dào như mưa.

Y phục hàn nhưng phá, Áo đơn lạnh lẽo xác xơ,

Dung nham nhảm bất khai. Ủ ê nét mặt, bơ phờ hình dung!

Thái diêm bần vị khuyết, Tuy nghèo dưa muối đủ dùng,

Tân khổ nhữ qui lai!” Đắng cay con hãy về cùng với cha!”

Bài thơ là sự kết hợp của bút pháp hiện thực và lãng mạn, của yếu tố hiện thực và trữ tình, vừa đối thoại lại vừa độc thoại. Nhà thơ đang sống trong hoàn cảnh cơ cực nhưng không ngừng nhớ về các con. Và “hạ sách” mà nhà thơ đưa ra trong hoàn cảnh ấy là trở về gặp con trong giấc chiêm bao. Mới trơng thấy hình của con nhà thơ đã khơng kìm lịng mình mà lệ rơi. Bài thơ là hiện thực về cái chết của người con gái nhưng những gì ơng nói thật cảm động bởi tình phụ tử thiêng liêng. Nhà thơ quên đi nỗi đau của bản thân để dành tất cả tình thương cho con.

Trong bài thơ khác, cũng trong hồn cảnh bị ốm nặng, ơng vẫn khơng nguôi nỗi niềm nhung nhớ về vợ về con. Hình như nỗi nhớ niềm thương với gia đình ln thường trực trong ơng ở mọi thời điểm, ở bất cứ nơi đâu:

“Chuyết thê ỷ chẩm sơ bồng mấn “Tựa gối vợ đần tung tóc chải,

Trĩ tử khiên y tạ khúc quăng”. Lôi tay con nhỏ ngã đầu nằm”.

Hình ảnh người vợ có thể coi là hình ảnh trung tâm trong thơ khi ông nhớ về gia đình. Dù ở xa nhau nhưng ông luôn nhớ về người vợ nơi q nhà. Ơng ln dành cho vợ những tình cảm sâu đậm, tha thiết nhất cùng một “địa vị danh dự”:

“Tự quân chi xuất hỹ, “Từ ngày anh ra đi,

Dạ dạ thủ không sàng. Đêm đêm giương quạnh hiu.

Hải nguyệt chiếu cô mộng, Trăng khơi soi mộng lẻ,

Giang phong sinh mộ lương. Gió bến lạnh hơi chiều.

Tiểu kính ký viễn nhiếp, Áo rét em cất giữ,

Hàn y lưu cố phường. Gương nhỏ anh mang theo.

Trì thử các tự uý, Tạm cùng để yên ủi

Bất khiển lưỡng tương vương”. Khơng lạt tình thương u”.

(Tư quân chi xuất hỹ)

Bài thơ là sự “hóa thân” của chính Cao Bá Quát vào thân phận của người vợ thân u khi ơng đi xa. Ơng hóa thân và tưởng tượng ra cảnh người vợ cô đơn trong nỗi niềm thương nhớ với người chồng, cùng tình nghĩa thủy chung. Thiên nhiên (trăng, gió, sơng) như nghe thấu nỗi niềm tâm trạng của lịng người. Những kỉ niệm được ông mang ra nâng niu giúp xua tan nỗi nhớ thương, gợi nhớ về lời hẹn ước ngày trở về bình an và tình cảm vẹn nguyên. Bài thơ đâu chỉ là niềm thương nỗi nhớ của ông với người vợ mà ông đang sống chung với tâm trạng của vợ khi ông tưởng tượng ra hình ảnh người vợ cơ đơn trong căn phịng vắng, giữ gìn những kỉ niệm thân thương giữa hai người. Hai con người cùng hiểu nhau, cùng nặng tình với người kia để đợi mong ngày hạnh phúc xum vầy.

Cuộc sống xa nhà nên khi nhận được tấm áo bông vợ gửi cho, ông rất cảm động trước tình yêu thương của vợ, cảm động trước từng đường kim mũi chỉ:

“Nhất giam đăng hạ vạn hàng đề, “Trước đèn thư mở,lệ muôn hàng, Thử dạ tàn hồn nhiễu tú khuê. Hồn gửi phòng the luống vấn vương

Trường hận thùy giao luân cảm tự? Kiếp hận, ai xui thêu chữ gấm,

Độc miên nhân tự vọng kim kê. Đêm suông ta những ngắm gà vàng.

Hàn y ổn thiếp phong tân tứ, Áo mền, ủ ấm bao tình tứ,

Tố quản tiêm minh tẩy cựu đề. Bút mới dầm tan mọi thảm thương!

Lai nhất tha thời hảo qui khứ, Rồi nữa nhà Lai khi trở lại,

Nhập môn tri hữu nhẫm thung thê”. Bước vào mừng có bạn tao khang”.

Cảm động biết mấy khi chứng kiến những giọt lệ của người chồng phải tuôn rơi khi nhận được lá thư từ người vợ. Cao Bá Quát hình dung trong tâm hồn việc trở về nơi “chốn buồng thêu”, nơi có người vợ ngày đêm mong ngóng, chờ đợi ơng trở về. Tình cảm nhớ nhung mặn nồng tới mức nhìn cảnh vợ chồng người khác đang hạnh phúc bên nhau cũng khiến ơng xúc động, trạnh lịng và nỗi niềm nhớ thương lại trào lên mãnh liệt:

“Tây dương thiếu phụ y như tuyết, “Cô gái phương tây áo như tuyết,

Độc bặng lang kiên tọa thanh nguyệt. Ngồi kề vai chồng dưới ánh nguyệt.

Khước vọng nam thuyền đăng hỏa minh, Nhìn sang thuyền ta đèn sáng Bả duệ nam nam hướng lang thuyết. Níu áo, cùng chồng nói ríu rít.

Nhất uyển đề hồ thư lãn trì, Uể oải cốc sữa biếng cầm tay.

Dàn hạ vô ná hải phong xuy. Gió bể chừng e đêm lạnh đây!

Phiên thân cánh thiến lang phù khởi, Nhích lại cịn địi chồng đỡ dậy,

Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly”. Tình ta ly biệt có ai hay”. (Dương phụ hành)

Bài thơ cảm động người đọc bởi xuất phát từ xúc cảm “trông người lại nghĩ đến ta”, một bên là nhà thơ cô đơn nơi đất khách quê người với bao nỗi niềm nhớ thương với một bên là cảnh vợ chồng hạnh phúc. Vị trí ấy nhấn mạnh cái tội nghiệp của cảnh biệt ly và niềm thương nhớ người vợ thân yêu nơi quê nhà của tác giả. Bài thơ toát lên cái nhìn hồn tồn mới mẻ. Ơng khơng theo tư duy truyền thống của Nho giáo mà quan sát một cách chăm chú và hứng thú nói lên tinh thần đề cao phụ nữ của tây dương. Giữa những lời thơ tri ân với vợ của ông và cái nhìn mới mẻ về người phụ nữ phương tây là sự thống của quan niệm coi trọng người phụ nữ nói chung, đặc biệt là hình ảnh người vợ trong tư tưởng của ơng.

Qua những bài thơ mà Cao Bá quát viết về người vợ, hình như ơng ln thể hiện tình u, niềm cảm thơng, sự trân trọng. Trong thơ, người vợ hiện lên không phải là người phụ nữ tài sắc mà là người phụ nữ bình dị nhất với những lo toan của cuộc sống đời thường, đôi khi là khổ cực bởi phải thay chồng gánh vác trách nhiệm với gia đình. Thế nhưng người vợ ấy hiện lên thật đẹp với những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, rất mực yêu

thương chồng con, thủy chung son sắt đợi chờ người chồng nơi phương xa, thay chồng hoàn thành nghĩa vụ với gia đình… Người đọc cảm động hơn trước những tình cảm mà ơng dành cho vợ. Đó đâu chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng mà cịn là tình u, tình thương, sự cảm thơng, thấu hiểu, là lời tri ân của ông dành cho vợ. Ơng đã ghi cơng cho người vợ yêu quý cả trong lòng và trong thơ.

3.2.1.2. Nỗi nhớ quê hương

Đối với quê hương, Cao Bá Qt có niềm trìu mến đặc biệt. Viết về quê hương bằng tình yêu dạt dào và nỗi nhớ tha thiết vô bờ bến. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ơng. Ngắm nhìn cảnh vật khi chiều về, Cao Bá Quát bồi hồi nhớ về quê hương. Cảnh vật đó rất đỗi gần gũi và quen thuộc: khói bếp, rặng tre, tiếng giã gạo, tiếng hát trèo đò... Tất cả tạo nên một bản nhạc du dương với thanh âm trong trẻo rất đỗi yên bình của cuộc sống đời thường. Những âm thanh nhộn nhịp, sum vầy, đầm ấm đã tác động vào tâm hồn nhớ quê, yêu quê, làm cho nỗi nhớ ấy cứ tràn lên trong lịng nhà thơ. Ngắm cảnh sơng nước mênh mơng, nhà thơ như tìm về được cõi bình yên, thảnh thơi trong tâm hồn (bài thơ Thôn cư vãn cảnh).

Ngồi lặng lẽ giữa giữa đêm khuya gió lạnh, ơng càng thấm thía hơn sự chia lìa xa cách. Tâm hồn ông dù ở đâu vẫn luôn hướng về quê hương với một tình yêu tha thiết, cháy bỏng (bài thơ Hàn dạ tức sự). Cao Bá Qt nhìn cảnh đẹp ở nước ngồi cũng nghĩ về quê hương mình:

“Hương quốc tam xuân ý, “Quê qn bâng khng dạ,

Kiến khơng vạn lý tình. Đất trời man mác tình!

Đã lâu tần bắc vọng. Lầu thuyền trông hướng bắc,

Độc kiến tảo yên hồnh”. Mịt mù buổi bình minh”.

(Châu trung hiểu vọng phụng trình đồng châu chư quân tử)

Đi giữa muôn dặm trên bước đường xa xơi, gặp bao trắc trở và sóng gió, lịng ơng vẫn nhớ về quê hương. Quê hương là nơi khơi dậy niềm tin và ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc đời nhà thơ. Một lần nữa, Cao Bá Quát lại mượn cảnh thiên nhiên để nói hộ lịng mình:

“Vũ thấp phàm nhưng trọng, “Mưa thấm buồm nặng trĩu,

Phong hồi đĩnh khước lưu. Gió quanh thuyền đỗ lâu,

Khách trình do vạn lý, Tính đường cịn vạn dặm,

Hương tứ kịch tam thu”. Nhớ nước tưởng ba thu”.

Sau bao năm xa cách nhà thơ lại được trở về với quê hương yêu dấu của mình, khi trở về ông thấy cảnh vật quê hương vẫn bình n như ngày ơng đi:

“Cao cao mộc miên thụ, “Cây gạo cao cao đó,

Cán cổ hà thanh sơ! Gốc cỗi ngọn thanh thanh.

Thiều thiều vọng thử bang, Xa xa trông nẻo ấy,

Quyết hữu cao nhân lư...” Nhà ở bậc cao minh...”

(Tương đáo cố hương)

Hình ảnh cây gạo, biểu tượng cho sự bình yên, dân dã quen thuộc của làng quê là hình ảnh cứ trở đi trở lại trong thơ Cao Bá Quát. Tuy Cao Bá Quát là một người có khí phách, phóng túng nhưng ơng cịn là một người có tâm hồn đã sầu đa cảm. Làm sao nói rằng khơng có tình cảm ở một con người chỉ mới chợt nghe tiếng sáo vọng trên sông mà đã dậy lên niềm nhớ quê da diết, day dứt dù cả trong giấc mơ (Du Hội An phùng vị thành ca giả). Có thể nói tình u với q hương là thứ tình cảm thiêng liêng trong thơ của Cao Bá Quát. Lúc nào, ở đâu, ở trạng thái nào trong lịng ơng vẫn ln ln nhớ về một nơi ấy. Tình u q hương giúp ơng vững bước vượt qua các thử thách, là điểm tựa tinh thần nhưng cũng là cái đích cuối mà ơng hướng về. Thế nên tình cảm ấy thể hiện chân thành, tha thiết, mãnh liệt và đầy xúc động trong thơ ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của cao bá quát (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)