7. Kết cấu của luận văn
1.2. Học sinh trung học phổ thông và vai trò của nhà trường trung học
1.2.1. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông
Giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong thời đại ngày nay chỉ phát huy hiệu quả tích cực khi phù hợp với đối tượng giáo dục. Đối tượng giáo dục vừa là khách thể mà giáo dục hướng tới, nó quy định nội dung, phương pháp, con đường và phương tiện, đặt ra yêu cầu đối với chủ thể làm công tác giáo dục. Việc giáo dục chủ nghĩa yêu cho học sinh trung học phổ thông cần nắm vững đặc điểm về sinh lý, tâm lý, nhận thức và xã hội của học sinh với tư cách đối tượng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
- Đặc điểm sinh học:
Học sinh THPT là những người mới lớn. Phương pháp luận biện chứng duy vật khẳng định: con người với tư cách là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Cấu trúc nhân cách của đối tượng là học sinh THPT là chưa định hình. Vì thế, cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý học xã hội với những quy luật bên trong của sự phát triển. Tuổi học sinh THPT được xác định từ năm lớp 10 đến hết năm 12 theo quy định của Luật Giáo dục. Học sinh THPT được xếp ở lứa tuổi thanh niên (từ 14, 15 đến 17, 18) đây là tuổi thanh niên mới lớn. Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát
triển cơ thể còn kém so với sự phát triển của cơ thể người lớn. Tuổi đầu thanh niên bắt đầu từ thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của bán cầu đại não có những đặc điểm như trong của tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết phân định khác nhau của võ não. Điều đó tạo điều kiện cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của võ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Nhìn góc độ con người - sinh học, học sinh THPH có một thể chất phát triển mạnh, là người lớn ở giai đoạn trưởng thành.
Ở trong môi trường gia đình, học sinh THPT cũng ®ang trong quá trình trở thành người lớn, ở nhà trường các em đủ tuổi gia nhập đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong tổ chức Đoàn các em có thể tham gia công tác tập thể, công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách nhiệm hơn, 18 tuổi có quyền bầu cử, có chứng minh thư có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động. Tất cả các em đều biết suy nghĩ về việc chọn ngành, nghề. Học sinh PTHT là thanh niên, nhưng thanh niên học sinh còn phụ thuộc vào người lớn, người lớn quyết định nội dung và xu hướng hoạt động của các em. Các em vẫn đến trường học dưới sự bảo hộ của người lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất và tinh thần. Các em là cá nhân đang trong quá trình hoàn thiện cả về con người - sinh học và con người - xã hội để xác lập cái “tôi” nhân cách.
- Đặc điểm tâm lý - ý thức và quan hệ xã hội:
Vì mới từ tuổi thiếu niên bước sang tuổi thanh niên, các em luôn mang trong mình một tâm lý muốn khẳng định cái tôi của một cá nhân đang trưởng thành mạnh mẽ, năng động, hoạt bát, sôi nổi, hồn nhiên và một đời sống tâm hồn thật trong sáng, đẹp đẽ thơ mộng. Tâm hồn tuổi học trò theo đúng nghĩa của nó. Ở tuổi này do có sức lực nên các em có ý chí và nghị lực vươn lên để tư chất nhân cách của người lớn trong các em được khẳng định. Đây vừa là
mặt tốt nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ có thể đưa tới sự phát triển lệch lạc về nhân cách đạo đức: yêu sớm, sao nhãng học tập, đua đòi, ăn chơi, thoát ly khỏi nền giáo dục của gia đình, ham cái lạ, manh động, liều lĩnh, bồng bột…
Giao tiếp bè bạn: tuổi học sinh THPT thì tập thể có ý nghĩa hết sức quan trọng, các em luôn có mong muốn được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Ở lứa tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Điều này do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng tự lập. Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, rỗi rải, trong việc phát triển nhu cầu sở thích, học sinh THPT hướng vào bạn bè nhiều hơn.
- Đặc điểm hoạt động học tập.
Có thể nói quãng thời gian học phổ thông thì những năm tháng học tập ở THPT là vô cùng quan trọng đối với tương lai của các em.
So với học sinh trung học cơ sở thì học sinh THPT tính năng động và tính độc lập cao hơn, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết phong phú hơn, các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ và ý thức động cơ của các em đối với học tập rõ nét hơn. Thái độ của học sinh đối với các môn học có sự lựa chọn nhiều hơn. So với học sinh trung học cơ sở, khối lượng, thời gian biểu học tập cả học tập nội khóa và học tập ngoại khóa lớn hơn rất nhiều. Ở các em có hứng thú học tËp có khuynh hướng chọn ngành, nghề nhiều hơn, ý thức học tập nhiều em có nhược điểm một mặt các em học tập một số môn học mà các em cho là quan trọng đối với ngành, nghề mình đã chọn. Mặt khác các em bỏ qua, xem nhẹ, hoặc học nhằm mục đích đối phó các môn học mà mình không thi tốt nghiệp hay thi đại học liên quan đến bản thân mình, các em sao nhãng học tập các môn mà các em cho là không quan trọng. Chính
điều này là một cản trở rất lớn trong việc giáo dục cho các em về chủ nghĩa yêu nước, về lòng tự hào dân tộc .
1.2.2. Vai trò của nhà trường bậc trung học phổ thông trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.
- Sự cần thiết của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT.
Có thể nói rằng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội công tác này đã được chú trọng đặc biệt và đã thu được những kết quả to lớn. Nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đoàn viên thanh niên học sinh nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm lớn của Đảng, đất nước, dân tộc được triển khai, thực hiện có hiệu quả, được đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng, được các cấp các ngành và nhân dân đánh giá cao.
Chủ nghĩa yêu nước luôn tiêu biểu cho giá trị bền vững đứng đầu hệ các giá trị truyền thống và được coi là tiêu chí cao nhất của đạo lý, phẩm giá dân tộc và con người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống cao nhất của dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước là kết tinh tư tưởng, bản lĩnh của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh chống lại thiên nhiên và chống ngoại xâm. Do vậy, cần phải giáo dục trước hết là lòng yêu xóm làng, yêu quê hương, đất nước.Đây là cơ sở ban đầu rất tự nhiên, bình dị nhưng sâu sắc, lắng đọng với những hình ảnh, tình cảm sẽ đi theo suốt cuộc đời mỗi con người. Vì vậy phải giáo dục cho học sinh biết quý trọng tiếng nói, nền văn hóa và các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, ý thức tập thể, đoàn kết, tình nghĩa đồng bào, gắn bó trong một cộng đồng dân tộc; phải biết kính yêu tổ tiên, gia đình và mọi người xung
quanh đã đổ bao mồ hôi, xương máu để tạo lập nên và giữ gìn làng xóm, quê hương, đất nước.
Hiện nay đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy phải giáo dục cho học sinh thấy rõ sức mạnh dân tộc trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập của Tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó còn là sức mạnh của văn hóa, lịch sử, truyền thống, các nhân tố tinh thần làm nên sức mạnh nội lực của dân tộc. Sức mạnh dân tộc được thể hiện qua mỗi con người, vì vậy con người với toàn bộ thể chất và tinh thần bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của quê hương đất nước.
Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc chủ động hội nhập càng trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm tranh thủ vốn, công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến... Nhưng muốn tiến hành hội nhập hiệu quả mà không đánh mất mình thì chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nắm vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự cường, bảo đảm giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay là một việc rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Đây là một nội dung cần được các nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
- Vai trò của nhà trường THPT trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Chủ nghĩa yêu nước là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, chủ nghĩa yêu nước bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong xã hội. Đối với trường học, giáo dục chủ nghĩa yêu nước có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần đào tạo ra một thế hệ biết về lịch sử của đất nước mình, biết tôn trọng những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã mất bao công sức để gây dựng nên, biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một nhiệm vụ rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường nói riêng và cả nước nói chung vì nếu mỗi cá nhân mà không có lòng yêu nước, không có lòng tự hào dân tộc thì đất nước đó khó mà phát triển và giữ được bản sắc riêng của mình.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, tinh thần yêu nước của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, rất nhiều học sinh và thanh niên sống có hoài bão hơn, biết thể hiện quan điểm và tình cảm cá nhân đối với những vấn đề của đất nước và quốc tế. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập và trưởng thành về lý tưởng. Công bằng mà nói, giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong nhà trường
chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố, thái độ thờ ơ, vô cảm trước những mất mát của đồng bào, tham ô, tham nhũng, chống phá nhà nước ta...Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành chủ nghĩa yêu nước trong nhà trường hiện nay.
Chủ nghĩa yêu nước được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
1.3. Nội dung, yêu cầu cơ bản của nhà trường trung học phổ thông trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh
1.3.1. Những nội dung cơ bản.
- Giáo dục tinh thần yêu tổ quốc, yêu đồng bào cho học sinh THPT là phải thể hiện ở lòng hy sinh vì nước. Yêu nước cần phải trung với nước, hiếu với dân. Trung, Hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông. Tư tưởng yêu tổ quốc, yêu đồng bào hay trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nó không chỉ là sự kế thừa những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là phải trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời hy sinh vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt mà còn lâu dài về sau.
Giáo dục cho học sinh THPT yêu thương con người, sống có nghĩa tình. Tình yêu đó là tình cảm rộng lớn, trước hết là giành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột.
Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, với những người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mỗi học sinh THPT phải luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Điều này thật sự quan trọng trong thời điểm hiện nay khi con người ngày càng thờ ơ và vô cảm trước những bất hạnh của người khác. Trong đó có một bộ phận không nhỏ học sinh THPT, điều này được minh chứng bằng hàng loạt vụ nữ sinh và nam sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng hoặc rất nhiều