Nguyên nhân và một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 85 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Nguyên nhân và một số nhận xét

Nguyên nhân khách quan : Tác động mặt trái của cơ chế thị trường đến các thầy cô giáo và học sinh; hoạt động chống phá của các thế lực tội phạm, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, sự xâm nhập của các yếu tố phản văn hóa từ bên ngoài trái với truyền thống yêu nước và các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường là nguyên nhân chính. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường sẽ khơi dậy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân trong sản xuất và kinh doanh. Sự mở cửa và quan hệ đa phương giúp con người tiếp cận được nhiều giá trị mới từ bên ngoài, tạo điều kiên hòa nhập với thế giới. Tuy nhiên, kinh tế thị trường là mảnh đất của chủ nghĩa cá nhân, tính vụ lợi, ích kỷ, tôn thờ các giá trị vật chất, lối sống thực dụng, xem nhẹ, thờ ơ, thậm chí phỉ báng các giá trị tinh thần, văn hóa, đạo đức của dâ tộc. Con người nếu quan tâm quá mức đến lợi ích cá nhân sẽ làm giảm đi ý thức với cộng đồng, quốc gia, dân tộc, ý thức tình cảm đối với Tổ quốc sẽ bị sao nhãng, biến dạng, lệch lạc. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường tiềm tàng cả nguy cơ đánh mất truyền

thống dân tộc, mất bản sắc văn hóa, là nguyên nhân làm gia tăng khuynh hướng cực đoan, hẹp hòi, ích kỷ, tham nhũng, tệ nạn xã hội, vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước.

Mặt khác, do âm mưu của “Diễn biến hòa bình”,một số thanh niên học sinh trên địa bàn thủ đô dễ bị lôi kéo, kích động vào các hoạt động chống phá cách mạng như: Truyền đạo trái phép, lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước, tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, truyền bá tư tưởng tự do và lối sống phương Tây quá khích, vô chính phủ,...

Nguyên nhân chủ quan :

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Trên thực tế, công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, lối sống mà trọng tâm là giáo dục chủ nghĩa yêu nước chưa nhận được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các ngành, các cấp kể cả ngành giáo dục. Tình trạng thiếu nhất quán, có nơi thiếu nghiêm túc, không kiểm tra đôn đốc kịp thời, không sâu sát ở các trường là một thực tế đang diễn ra trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay.

Mặc dù sự chỉ đạo của BGH nhà trường của các trường THPT đã có sự quan tâm nhất định đến chất lượng giáo dục toàn diện trong đó có giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Các trường THPT đã thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành và khả năng lập nghiệp của học sinh.

Tuy nhiên trong thực tế công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo của không ít trường học chưa thực sự quan tâm đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Vẫn có nhiều trường chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần để có tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT hoặc thi đại học , cao đẳng, có nhiều học sinh giỏi coi đó là danh hiệu lớn của thi đua. Nhiều trường chưa thực sự quan tâm thỏa

đáng đến giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp cũng như các hoạt động ngoại khóa. Hoặc những hoạt động giáo dục này không được đầu tư công sức một cách thỏa đáng, chỉ thực hiện một cách hình thức, không có sự chỉ đạo sát sao của BGH. Các biện pháp, phương pháp tiến hành một cách đơn điệu, không lôi cuốn được tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác tham gia nên rất ít hiệu quả.Vì là cấp học cuối của phổ thông, nên hầu như các trường, các thầy cô giáo đều quá chú ý đến vấn đề dạy kiến thức để học sinh thi vào các trường chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó công tác tuyên truyền thi đua, khen thưởng, xử phạt còn hạn chế. Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước bị bỏ ngỏ nhiều nơi, ngành giáo dục thủ đô cũng đã làm được một số hoạt động, phong trào liên quan nhưng so với tổng thể mục tiêu và vai trò quan trọng của học sinh THPT trên địa bàn thủ đô thì còn quá hạn chế. Lý do vì không giám sát chỉ đạo, khuyến khích động viên hay xử lý giáo viên bỏ qua không dạy nội dung này, cũng như chưa có chế độ khuyến khích thỏa đáng về vật chất cho những cán bộ giáo viên trực tiếp làm công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh nên đã góp phần làm giảm hiệu quả của công tác này trên địa bàn thủ đô hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 85 - 87)