Đặc điểm tình hình liên quan đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tình hình liên quan đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư và cơ cấu hành chính.

- Về địa lý, địa giới thủ đô Hà Nội từ 1/8/2008 đến nay.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội là sự kiện có ý nghĩa chiến lược và tầm vóc lịch sử, đã tạo điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển Hà Nội xứng tầm với đất nước ta, dân tộc ta.

Với phạm vi được mở rộng, Hà Nội đã có quy mô địa giới hành chính phù hợp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của một thành phố đóng vai trò là trung tâm đầu não về chính trị-hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đồng thời bảo đảm được yêu cầu phát triển của Thủ đô cho giai đoạn trước mắt và trong tương lai khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức do quy mô dân số lớn, yêu cầu phải giải quyết khối lượng công việc nhiều, đan xen phức tạp, phát triển kinh tế trong điều kiện suy giảm kinh tế trong và ngoài nước, nhưng Đảng bộ, chính quyền Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, những khâu đột phá, điều hành quyết liệt để tổ chức

thực hiện thắng lợi Kết luận Hội nghị TƯ 6 (khóa X) của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội.

So với năm 2008, năm đầu tiên thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, GDP bình quân đầu người tăng 1,33 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1,86 lần, thu ngân sách tăng 2 lần vào năm 2012; lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển; công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng giao thông và vệ sinh môi trường đô thị được cải thiện; ùn tắc giao thông cơ bản được giải quyết; tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững, củng cố và tăng cường; công tác đối ngoại được tăng cường mở rộng; công tác xây dựng hệ thống chính trị được củng cố ngày càng hoàn thiện. Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô sau 5 năm phát triển. 70% số xã, phường của Thành phố đạt chuẩn quốc gia về y tế. Quan hệ hợp tác của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng này, cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng, kinh tế Thủ đô tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có những chuyển biến tiến bộ song vẫn còn hạn chế. Tình trạng quản lý trật tự giao thông, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cải cách hành chính đã đạt được những kết quả ban đầu song còn một số mặt hạn chế: Những khó khăn này đòi hỏi Hà Nội cần phải nỗ lực, quyết tâm hơn mới có thể thực hiện tốt chủ trương mở rộng địa giới hành chính.

- Dân cư, mật độ dân cư.

Sau khi được mở rộng địa giới hành chính, năm 2008, dân số của Thủ đô là 6,35 triệu người, đến tháng 12/2011 đã ở mức 6,87 triệu người. Còn tính

đến thời điểm này, căn cứ theo mức biến động thì dân số Hà Nội đã lên tới 7,1 triệu người. Trong khi đó, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển dân số của Hà Nội đến năm 2015 là 7,2 - 7,3 triệu người, đến năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người.

Việc tăng dân số cũng có tác dụng tích cực là làm tăng lực lượng lao động trẻ, tạo điều kiện tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển kinh tế tri thức. Ngoài ra, lực lượng lao động ngoại tỉnh cũng bù đắp nguồn nhân lực cho Hà Nội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông.

Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh...

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế.

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế – chính trị , văn hóa của đất nước. Hà Nội là đầu tàu về kinh tế, là thủ đô đang trong quá trình phát triển năng động, tập trung những mối quan hệ kinh tế nhộn nhịp, năng động và cũng có những yếu tố phức tạp.

Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than... đã minh chứng cho điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.

2.1.3. Đặc điểm về văn hóa – giáo dục.

Thủ đô Hà Nội là một thủ đô có truyền thống văn hiến lâu đời; Hà Nội là thủ đô vì hòa bình; Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của đất nước đồng thời là nơi tiếp thu những giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại; Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Tuy là thủ đô, trung tâm văn hóa của Việt Nam, nhưng một số sự kiện văn hóa tổ chức ở Hà Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý, điển hình là vụ tàn phá hoa của người Hà Nội tại Lễ hội hoa anh đào diễn ra giữa thủ đô năm 2008, hay những hành động thiếu ý thức, kém văn minh và đáng xấu hổ tại Lễ hội phố hoa Hà Nội vào Tết Dương lịch 2009 tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm. Nhà văn Băng Sơn phát biểu: “Tôi cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối cùng”. Những vụ việc trên đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặt câu hỏi lớn về “văn hóa người Tràng An” trong thời đại ngày nay.

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có trường dân lập và trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 59 - 63)