Nâng cao vai trò, tính tích cực của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

2.3.2. Nâng cao vai trò, tính tích cực của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức

tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trung học phổ thông trên đại bàn thành phố Hà Nội.

Nâng cao vai trò của các thầy cô giáo như đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo, là tấm gương cho học sinh, quan tâm tới chế độ chính sách cho giáo viên – nhất là các giáo viên làm công tác giáo dục rèn luyện về đạo đức cho học sinh, quan tâm đến công tác Đoàn, Đội, lựa chọn các giáo viên tâm huyết, nhiệt tình có trách nhiệm.

Trong các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay thì việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh được đội ngũ giáo viên xác định là lĩnh vực cực kỳ quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh, là nhiệm vụ có tầm chiến lược bao trùm và xuyên suốt quá trình giảng dạy và giáo dục đạo đức của mình. Từ những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như lòng nhân ái, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng tự trọng. Ngoài việc trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, thì các thầy, cô giáo còn trang bị cho các em ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể, nội quy, quy chế của nhà trường. Số học sinh vi phạm nội quy của trường, vi phạm pháp luật có giảm trong những năm gần đây. Kết quả đó là nhờ có vai trò to lớn của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện cả đức, tài. Niềm vui của người thầy, cô giáo chính là thành quả đào tạo các thế hệ học sinh. Để giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi thầy cô giáo phải thực sự là “Một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Người thầy phải là tấm gương sáng dẫn dắt, truyền nhân cách cho sự cảm thụ đạo đức của mỗi học sinh. Người thầy phải hết lòng vì học sinh thân yêu.

Trong quá trình dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của các thầy cô giáo mang ý nghĩa rất quan trọng. Bởi tính nhân văn trong quá trình nhận thức và hướng đi của các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, trước hết các thầy, cô giáo phải nắm vững kiến thức chuyên môn, phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy môn Giáo dục công dân. Người trực tiếp tác động và truyền thụ cho học sinh những kiến thức, ngoài những kiến thức sách giáo khoa hay sách tham khảo các thầy cô giáo thường xuyên cập nhật thông tin trên vô tuyến, sách báo. Mỗi tiết học hay bài học giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiện nay, phương pháp dạy học (phương pháp nêu vấn đề hay

phương pháp thảo luận, lấy học sinh làm trung tâm) là phương pháp phát huy được tính tích cực, tính chủ động trong học tập của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức và sự hoàn thiện nhân cách học sinh, ngoài ra còn định hướng cho các em nhận thức đầy đủ hơn về giá trị đạo đức. Sau này học sinh tự ý thức và tu dưỡng đạo đức trở thành người có đức có tài xứng đáng là con ngoan, trò giỏi; trở thành người công dân tốt phục vụ cho xã hội, cho đất nước.

Các thầy cô giáo thường xuyên phối kết hợp với Đoàn trường tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu những ngày lễ lớn của dân tộc, tổ chức học sinh đến thăm và giúp đỡ Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, người có công với cách mạng. Nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, học sinh thấy được lòng tự hào dân tộc, đó là những giá trị đích thực mang tính nhân văn sâu sắc.

Những nội dung giáo dục lý tưởng XHCN cho thanh niên nói chung và học sinh nói riêng. Chính là vấn đề cốt lõi xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Đoàn trường nhằm giáo lý tưởng sống, tăng thêm niềm tin cho thế hệ trẻ trên con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong những năm gần đây Thành Đoàn, Huyện Đoàn phối kết hợp với các Đoàn trường THPT đã tổ chức được nhiều hoạt động sôi nổi. Hoạt động tuyên truyền giáo dục về Đảng, Đoàn về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được tiến hành sâu rộng, lồng ghép với các ngày lễ lớn những ngày kỷ niệm trọng đại của Đất nước (Ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Quốc khánh 2/9…). Cùng với đó là những phong trào hoạt động thực tiễn được đông đảo thanh niên học sinh tham gia như phong trào “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”. “Thanh niên học sinh tình nguyện”, hay phong trào nhân đạo “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”. Thông qua các hoạt động tình nguyện học sinh được rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt. Và quan trọng

hơn, các em khẳng định mình, dần hoàn thiện nhân cách của mình trong cuộc sống.

Tăng cường biểu dương khen thưởng các nhân tố tích cực, tập thể và các cá nhân có sáng kiến hay trong phong trào. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc cổ vũ động viên cho những học sinh ưu tú, đồng thời khơi dậy trong các em lòng nhiệt tình, tinh thần đoàn kết, tính tích cực tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên phát động và tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 88 - 91)