Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục

2.3.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo

giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.

Cần có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả, thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.

Xác định rõ vai trò của từng thiết chế giáo dục như gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.

C.Mác từng viết rằng: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Điều đó khẳng định rằng, sự phát triển nhân cách, phát triển của mỗi con người chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường sống, môi trường xã hội, trong đó gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội là những thành tố cơ bản. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, trước mắt cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất: giữa gia đình, nhà trường, xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Có như vậy thì chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước mới không ngừng được nâng cao. Gia đình và xã hội phải có những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh và phải thường xuyên quan tâm đến công tác này. Trên

thực tế, có một số gia đình do thiếu thông tin, hiểu biết không đầy đủ về nội dung và hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước ở nhà trường nên đã cản trở con cái tham gia một số phong trào hoạt động có tính chất chính trị - xã hội, do Đoàn thanh niên, hoặc lớp tổ chức, điều này có ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.

Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN.

Thực tiễn công tác giáo dục - đào tạo những năm qua cho phép chúng ta khẳng định rằng ở đâu và lúc nào Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường quan tâm đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, đến quyền lợi chính đáng của học sinh, thường xuyên phối hợp với gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh, thì ở đó, lúc đó học sinh ít vi phạm kỷ luật, định hướng chính trị được giữ vững, phong trào học tập, mọi hoạt động sẽ đi vào nề nếp ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Mọi sự hạ thấp hay buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của BGH và các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, sẽ dẫn đến nguy cơ chệch hướng trong giáo dục, xa rời mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo đã được đề ra.

Ngoài sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, ngay bản thân các thầy cô giáo, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các thôn, xóm, khu phố cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Trên thực tế, sự kết hợp này ở một số trường nhiều lúc, nhiều nơi làm chưa tốt, tư tưởng phó thác cho các thầy cô và nhà trường vẫn còn. Do đó, làm cho mọi người nâng cao ý thức được trách nhiệm trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh là vô cùng cần thiết.

Thư ba: Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành trên địa bàn thủ đô cần quan tâm, chăm lo hơn nữa công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em học sinh. Văn kiện Đại hội Đảng XI khẳng định “tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỷ năng thực hành, khả năng lập nghiêp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ nhà trường với gia đình và xã hội” [10, tr.131]. Công tác lãnh chỉ đạo về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, đạo đức, lối sống, sự hình thành nhân cách cho học sinh còn kém hiệu quả.

Môn Giáo dục công dân - đúng như tên gọi của nó, là một trong những bộ môn có nhiệu vụ dạy học sinh trở thành công dân thực thụ với đủ kiến thức và kü năng sống. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra nội dung môn giáo dục công dân phải có tính thực tiễn cao, định hướng cho suy nghĩ và hành vi của học sinh phù hợp với những chuẩn mực đạo đức mới. Hiện nay, bộ môn này có nội dung thiên về lý thuyết khoa học chính trị, số tiết dạy về các vấn đề về đạo đức chiếm tỷ lệ ít. Nội dung các bài quá nặng và dài, nhất là những bài có kiến thức về triết học, kinh tế chính trị hay chính sách pháp luật. Do đó, giáo viên khó có lựa chọn nào khác là thuyết trình suông. Môn giáo dục công dân thường được coi là môn phụ nên không được nhà trường và giáo viên quan tâm đúng mức. Thậm chí, nếu thiếu giáo viên giáo dục công dân, nhà trường điều chuyển giáo viên văn, sử hoặc địa lí sang giảng dạy. Trong trường hợp này, bản thân giáo viên còn chưa hiểu sâu sắc kiến thức bộ môn, nói gì đến giảng bài tốt. Do đó, học sinh đã chán học lại càng không hứng thú với bộ môn giáo dục công dân. Kết quả, môn học không hoàn thành được “sứ mệnh” của nó. Vì vậy, cần phải tăng cường nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc, phải tăng cường số giờ dạy lên 2 tiết/tuần, bố trí đúng chuyên môn vào giảng dạy, nên đưa bộ môn giáo dục công dân vào thi chính thức tốt nghiệp THPT, nhằm giúp học sinh hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng của đạo đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 91 - 94)