Những kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007 (Trang 115 - 133)

Chƣơng 3 : Một số nhận xét và kinh nghiệm

3.2. Những kinh nghiệm

Thứ nhất, công tác tuyên truyền quán triệt Quy chế dân chủ ở cơ sở phải liên tục, có chiều sâu tác động đến nhận thức và thực hành dân chủ trong tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã kịp thời đúc kết kinh nghiệm, tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến, đồng thời phê phán những địa phương chưa thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông suốt về tư tưởng, chuyển biến nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa; vai trò, vị trí của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với việc huy động trí tuệ, sức mạnh toàn dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết vướng mắc nảy sinh ngay từ cơ sở, đồng thời tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ hoạt động và phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tích cực giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ mới thực sự phát huy tác dụng trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Kiên quyết khắc phục tình trạng người dân, cán bộ không biết hoặc không nắm được đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp

luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh việc đưa nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở vào sinh hoạt định kỳ của hệ thống tổ chức chính trị và phát tài liệu liên quan đến việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ đến từng hộ gia đình, kết hợp với phát huy cao độ các loại hình thông tin đại chúng và thông tin cơ sở trong tuyên truyền. Phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phải có sự chuẩn bị chu đáo về tài liệu, địa điểm, đặc điểm các đối tượng cần tuyên truyền.

Mở rộng dân chủ phải đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở phải chú ý làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật, nâng cao dân trí, giúp người dân hiểu đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, có ý thức tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng đắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương cư trú. Chỉ khi nào người dân nhận thức đúng, hành động đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không trái với pháp luật thì khi đó Quy chế dân chủ mới thực sự phát huy tốt hiệu quả, giữ vững kỷ cương phép nước, nâng cao quyền làm chủ cho nhân dân, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển. Dân chủ không phải là hành động tùy tiện theo ý thích, tự do vô chính phủ, tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của xã hội. Những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối, những hoạt động tự do vô chính phủ vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Để Quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân, dân dễ hiểu, dễ làm, thì một việc quan trọng là phải xây dựng, hoàn thiện các bản quy ước, hương ước cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; huy động trí tuệ và lòng nhiệt tình tham gia của quần chúng nhân dân trong việc

xây dựng quy ước, hương ước; cần mở rộng việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở tất cả các tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, xóm…và coi đây là một tiêu chuẩn để đánh giá thi đua, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhằm tạo nên một sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ hai, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải thực sự nghiêm túc, thường xuyên ở các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và của toàn dân.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, có bước đi thích hợp, lựa chọn các nội dung trong Quy chế mà thực tiễn đang đòi hỏi thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân. Xây dựng các quy chế, quy định trên từng lĩnh vực cho phù hợp, có tính khả thi và phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, tránh khoa trương, hình thức. Các cấp ủy đảng và các đồng chí đứng đầu cần có sự chuyển biến nhanh trong nhận thức về vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, tạo động lực lôi cuốn và phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện, phải đề cao trách nhiệm trước dân, nói phải đi đôi với làm, là tấm gương để người dân học tập và làm theo với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Phải chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng, chú trọng hoàn thiện, mở rộng nội dung thực hiện dân chủ cho phù hợp với những yêu cầu của tình hình mới.

Qúa trình triển khai Quy chế dân chủ phải gắn liền với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó chú trọng việc phát huy dân chủ trong Đảng. Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh gắn liền với cải cách hành chính nhà nước, đẩy mạnh thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, đồng thời nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu các

tổ chức ở địa phương. Cán bộ, đảng viên phải có đức, có tài, có tâm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, xứng đáng là “đầy tớ” của nhân dân, được nhân dân tin, ủng hộ, làm theo.

Muốn thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đòi hỏi trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành, các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ đó đưa ra giải pháp, cách làm mới có hiệu quả hơn. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cơ sở vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, chính xác, trung thực kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân thực hiện tốt Quy chế dân chủ, đồng thời sớm phát hiện những tồn tại khuyết điểm để uốn nắn, sửa chữa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải kiên quyết, đồng bộ, không ngại va chạm, không nể nang, né tránh, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, vướng mắc. Kiên quyết xử lý công khai những tổ chức, cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, vi phạm Quy chế dân chủ, tham nhũng, thoái hóa, biến chất; xử lý những cá nhân lợi dụng Quy chế dân chủ gây rối làm mất ổn định an ninh trật tự. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, phát huy vai trò tác dụng trong đời sống xã hội vừa bảo đảm dân chủ hóa đời sống xã hội, vừa giữ gìn kỷ cương phép nước. Thực tiễn cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được duy trì thường xuyên, nghiêm túc có sự tham gia kiểm tra, giám sát của đại diện nhân dân và được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh kịp thời thì hiệu quả sẽ cao hơn. Phải tiến hành công phu, thường xuyên kiểm tra, sơ kết, đánh giá, uốn nắn, rút kinh nghiệm để đưa ra phương pháp, cách làm mới phù hợp, đúng đắn, có hiệu quả hơn.

Thứ ba, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở không tách rời thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bảo đảm công bằng và tiến bộ xã

hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Từ thực tiễn triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh Thái Bình cho thấy: không nên hiểu phát huy dân chủ chỉ là tổ chức những cuộc họp lấy ý kiến nhân dân một cách hình thức hoặc bàn bạc không gắn với việc chăm lo giải quyết những vấn đề thiết thực liên quan trực tiếp đến lợi ích và đời sống nhân dân tại cơ sở. Trái lại, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng lên, đây sẽ là tiêu chuẩn quan trọng, là thước đo kết quả của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, khi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn khó khăn, phải lo miếng cơm, manh áo và sinh hoạt hàng ngày thì người dân chưa có điều kiện hoặc sẽ không quan tâm chú ý đến việc tìm hiểu về pháp luật, về quyền lợi và trách nhiệm của công dân. Tình hình mất ổn định ở tỉnh Thái Bình một phần xuất phát từ đời sống của đa số người dân nông thôn còn thấp. Người dân thiếu việc làm, không có thu nhập thêm ngoài nguồn thu chủ yếu từ cây lúa, mảnh ruộng và chăn nuôi mang tính tự cấp, tự túc. Trong khi đó, người dân lại phải nộp nhiều khoản đóng góp không hợp lý do địa phương đặt ra (kinh phí coi đồng, kinh phí tưới tiêu, kinh phí trị an…). Sự dồn nén những khó khăn về kinh tế cộng với những bức xúc của nhân dân trước những tiêu cực về tham nhũng trong hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương, đã làm người dân phản ứng quyết liệt, gây ra tình trạng mất ổn định ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Do đó, phải xem việc thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh là trọng tâm, chú ý thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những gia đình có công với nước, những người già cả neo đơn, những hộ gia đình nghèo… kết hợp với giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thông qua việc khuyến khích các hình thức tạo việc làm như: phát triển

nghề và làng nghề; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; xuất khẩu lao động đi nước ngoài…để từng bước cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động lao động sản xuất, tăng nguồn thu nhập, cải thiện mức sống vật chất, cần phải đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… nhằm phục vụ tốt nhu cầu học tập, hưởng thụ văn hóa, khám chữa bệnh của nhân dân. Chỉ khi dân sinh, dân trí, dân luật được quan tâm và nâng cao thì ý thức người dân thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mới thường xuyên và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thực hiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa được Đảng ta nhận thức từ sớm và sâu sắc trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Lý luận và thực tiễn ngày càng khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng. Thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam. Dân chủ là bản chất của chế độ. Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để tiến đến nền dân chủ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định thì việc thực hiện rộng rãi và có hiệu quả dân chủ ở cơ sở là bước đi hết sức quan trọng, có tính chất quyết định. Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát huy dân chủ ở cơ sở để huy động tối đa sức mạnh toàn dân là rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và các Nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực tiễn 10 năm qua đã khẳng định sự đúng đắn, cần thiết, được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhanh chóng đi vào cuộc sống, đã trở thành động lực quan trọng trong việc giải quyết và giữ vững ổn định tình hình chính trị ở cơ sở. Thực tế đã cho thấy, ở đâu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nội dung của Quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở đó bảo đảm được sự đoàn kết, ổn định vững chắc, phát huy được sức mạnh vật chất, trí tuệ trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường niềm tin của nhân dân với chế độ, quan hệ giữa Đảng với dân gắn bó hơn. Hệ thống chính trị vững mạnh, các tệ nạn xã hội và tiêu cực bị đẩy lùi, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; an ninh - quốc phòng được củng cố.

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, nhân dân Thái Bình có truyền thống yêu nước. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ người Thái Bình đều có đóng góp to lớn về sức người, sức của, ở mỗi thời kỳ cách mạng đều có những phong trào quần chúng tiêu biểu đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Thái Bình là tỉnh dẫn đầu về năng suất lúa và huy động sự đóng góp của quần chúng nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong những năm 1997 - 1999, tình hình nông thôn trong tỉnh xảy ra mất ổn định, tập hợp khiếu kiện đông người, tập trung tại các công sở, kiến nghị giải quyết các bức xúc của nhân dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân cơ bản là chưa thực hiện dân chủ trong quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền ở cơ sở, chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào quản lý kinh tế, quản lý xã hội, vào công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, chưa thực hiện đầy đủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vì vậy, chưa tạo ra được sự thống nhất cao trong nhận thức cũng như trong hành động ở Đảng và ngoài nhân dân.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đã tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện đồng bộ tới tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các đoàn thể, cá nhân. Xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể ở từng địa phương, từ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đã có những cách làm linh hoạt, phù hợp để đưa Quy chế dân chủ vào cuộc sống, đến với từng người dân, từng hộ gia đình và phát huy vai trò tác dụng của Quy chế dân chủ trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Chính phủ; sự quan tâm giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và sự tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết của các cấp, các ngành, đoàn thể; sự đồng tình ủng hộ của cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007 (Trang 115 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)