Khái quát đặc điểm tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007 (Trang 36 - 37)

1.2. Tình hình nông thôn tỉnh Thái Bình trước khi thực hiện Quy chế dân

1.2.1. Khái quát đặc điểm tỉnh Thái Bình

Là vùng đất trẻ, đất đai Thái bình được hình thành do sự bồi tụ của hai sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Thái Bình có địa hình bằng phẳng không có đồi núi, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Tính đến năm 2006, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.534,4km2

, có 54 km đường biển, 3 cửa sông lớn. Thái Bình là tỉnh có diện tích đất tự nhiên vào loại trung bình so với cả nước nhưng là tỉnh có số dân và mật độ dân số vào loại cao của cả nước (dân số 1.810.930 người, mật độ 1.165 người/km2). Dân cư Thái Bình chủ yếu sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp lấy nghề trồng lúa nước làm chính. Ngoài kinh tế nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ của Thái Bình chưa có điều kiện phát triển. Thu nhập của người dân phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống còn thấp, có nhiều khó khăn, lam lũ với cây lúa, thửa ruộng.

Hiện nay, Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố, 285 xã, phường, thị trấn với 1.976 thôn, tổ dân phố. Nhân dân Thái Bình có truyền thống yêu nước, cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Các phong trào yêu nước của nhân dân Thái Bình nổi lên như một điểm sáng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục (Bát Nạn tướng quân) chống ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán; là căn cứ địa quan trọng của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII; các cuộc khởi nghĩa yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược nửa cuối thế kỷ XIX của Nguyễn Mậu Kiến (Kiến Xương), Nguyễn Khuê (Vũ Thư), Tạ Hiện (Thái Thụy)…

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân cả nước đấu tranh giành chính quyền, Thái Bình luôn luôn có những phong trào cách mạng tiêu biểu, thực sự là cái nôi, là điểm xuất phát hình thành lên các phong trào yêu

nước của các tầng lớp nhân dân trong cả nước như cuộc biểu tình của nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà (1- 5 - 1930), nông dân Tiền Hải (14 - 10 - 1930)…Cách mạng Tháng Tám 1945, Thái Bình là một trong những tỉnh giành được chính quyền sớm của cả nước (ngày 18 - 8 - 1945). Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), Đảng bộ và nhân dân Thái Bình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Thái Bình hăng say lao động sản xuất nhằm xây dựng quê hương 5 tấn ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2007 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)