Từ Hán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bức tranh ngôn ngữ văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2. Ngôn ngữ trong tục ngữ ca dao về lao động sản xuất

2.2.2. Từ Hán Việt

Trong lịch sử, giữa tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc rất lâu dài. Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ lớn từ tiếng Hán làm phong phú thêm kho từ vựng tiếng Việt của mình. Đặc biệt là vào thời nhà Đường của Trung Quốc, “tiếng Việt đã tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống bằng con đường sách vở.” [15, 275]. Qua thời gian, khi tiếng Hán ở Trung Quốc đã biến đổi rất nhiều, trong khi đó ở Việt Nam, các triều đại vẫn sử dụng tiếng Hán làm ngơn ngữ chính thức. Nhưng do khơng quan hệ và bị lệ thuộc vào tiếng Hán như trước nữa, nên Việt Nam vẫn sử dụng tiếng Hán được đọc như chữ Hán của đời Đường. Cách đọc đó vẫn tồn tại đến ngày nay và được gọi là cách đọc Hán Việt. Vậy “cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt Nam.” [15, 275], và từ Hán Việt là “các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt” [15, 276]

Trong số các đơn vị tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất khảo sát được, chúng tơi thấy có ít từ Hán Việt được sử dụng, và có những từ được sử dụng ở nhiều câu, nhiều bài khác nhau, tuy nhiên với tần số xuất hiện cũng khơng nhiều. Có thể kể đến các từ Hán Việt nói về lao động sản xuất có trong ca dao tục ngữ sau:

- Từ Hán việt có trong ca dao về lao động sản xuất: chạp, giêng, thời cơ,

nghề, hịa cớc, phong đăng, di sản, nơng, chí, dân, điền, khinh, cơng, phong vận, Thân, Dậu, thuận hòa, phong lưu, nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, nông gia, tiểu thử, hàn lộ, lập đông, ngọ, tứ túc, huyền đề, ngư nghệ, thanh nhàn, nông dân, đông, tây, cơ nghiệp, …

+) Từ Hán Việt có trong tục ngữ về lao động sản xuất: giêng, chạp, tứ túc, huyền đề, cơ nghiệp, đại hàn, trì, viên, điền, sĩ, nơng, nhất, nhì, tam, tứ, thập, bảo biền, khai hậu, thổ công, nghề, tiền, hậu, ngọ, mùi, hoa ngư, tong, hoa cốc, sơn lâm, ngư, điểu, điền, nhân, canh, hướng, đơng, tây, nam, bắc,

chí, vơ, nghệ, tinh, thân, vinh, tụ, thực, cơ hàn, công nợ, đại hạn, thanh minh, lập hạ, cốc vũ, lục, thục, …

Nhìn chung các từ Hán Việt được sử dụng rất hạn chế. Số lượng các đơn vị tục ngữ ca dao có chứa từ Hán Việt khơng nhiều, số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong mỗi câu tục ngữ hay bài ca dao cũng ít, thường chỉ có một hoặc hai, ba từ Hán Việt cùng xuất hiện trong cùng một câu tục ngữ hay trong cùng một bài ca dao.

- Hễ mà hoa quả được mùa

Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời Ai ơi nên nhớ lấy lời

Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn. [29, 1268]

- Vô tác gác mỏ. [26, 2889]

- Đị tơi ở bến sơng Dâu

Buôn chè mạn hảo tháng sau mới về Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề Chiếc về Hà Nội, chiếc về Vạn Vân Vạn Vân có bến Thổ Hà

Vạn Vân nấu rượu, Thổ Hà nung vôi Nghĩ rằng đá nát thì thơi

Ai ngờ đá nát nung vơi lại nồng Chăn đơn gới chiếc lạnh lùng

Nửa thì mình đắp, nửa phịng tình nhân. [29, 916]

Số lượng các đơn vị ca dao, tục ngữ có chứa từ năm từ Hán Việt trở lên không nhiều.

- Rủ nhau đi tát nước hồ

Nước thì chẳng tát, lại chờ trời mưa

Tứ thương, ngũ thảm, lục mơ, thất màng

Mặt trời đã mọc đàng đông

Trách ông Trời làm hạn hán, lỡ công tôi cấy cày Thà rằng tát nước cho đầy! [29, 1971]

- Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá. [26, 2064]

Tuy nhiên, chúng tơi khảo sát thấy có mười sáu câu tục ngữ chỉ sử dụng từ Hán Việt.

1- Nhất bạch, nhị hoàng, tam khoang, tứ đốm. [26, 2050] 2-Nhất nhân canh, thập nhân tụ thực.

(Một người cày, mười người cùng ăn) [26, 2062] 3- Bách nghệ hảo tùy thân.

(Trăm nghề tốt giỏi là tùy thuộc vào mình) [26,192-193] 4-Cần bất như chuyên.

(Chăm chỉ không bằng chuyên môn cao) [26, 396] 5-Hoa ngư tong hoa cốc.

(Mùa cá theo mùa lúa) [26, 1349] 6- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

(Học được, giỏi được một nghề tinh xảo thì sung sướng vinh hiển cả đời) [26, 2061]

7- Dĩ nông vi bản.

(Lấy nghề nông làm gốc) [26, 896]

8- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. [26, 2051-2052]

9- Nhất niên chi kế mạc như chủng cốc, thập niên chi kế mạc như chủng mộc.

(Kế sách một năm khơng gì bằng trồng lúa, kế sách mười năm khơng gì bằng trồng cây ăn quả) [26, 2063]

11- Nhất sĩ nhì nông tam công tứ cổ. [26, 2066] 12- Nhất thì, nhì thục.

(Gieo trồng đúng thời vụ và ruộng đất tốt là những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng) [26, 2070]

13- Nhất thốn thổ, nhất thốn kim. (Một tấc đất, một tấc vàng) [26, 2070] 14- Tam niên chi kế, mạc như chủng mộc.

(Kế sách ba năm không bằng trồng cây) [26, 2334]

15- Sanh nghề tử nghiệp, vị nghiệp vong thân. [26, 2385] 16- Sinh ư nghệ, tử ư nghệ. [26, 2385]

Nhìn chung, từ Hán Việt tuy là bộ phận từ vựng chiếm đa số trong kho từ vựng của tiếng Việt, nhưng qua khảo sát ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất chúng tôi thấy từ Hán Việt được sử dụng rất ít, đặc biệt là các từ Hán Việt nói về lao động sản xuất. Điều này có thể lí giải, do từ Hán Việt là lớp từ trước đây chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực hành chính, khoa cử, trong khi đó ca dao tục ngữ lại là những sáng tác được lưu truyền trong dân gian, là sản phẩm của người dân lao động. Do đó việc sử dụng ít từ Hán Việt, đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều từ thuần Việt sẽ làm cho các câu tục ngữ, các bài ca dao trở nên gần gũi, dễ hiểu, giúp cho người dân dễ nhớ, dễ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bức tranh ngôn ngữ văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)