CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. Ngôn ngữ trong tục ngữ ca dao về lao động sản xuất
2.2.1. Từ địa phương
“Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngơn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ khơng phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học." [15, 292-293]
Tư liệu luận văn thống kê và khảo sát được lấy trong hai bộ sách Kho tàng tục ngữ người Việt và Kho tàng ca dao người Việt, là những cơng trình thu thập các câu tục ngữ, bài ca dao chung của người Việt, không thu thập tục ngữ, ca dao của riêng vùng miền nào. Q trình khảo sát chúng tơi thấy trong ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất xuất hiện ít từ địa phương (có 190 từ).
Nhìn chung, các từ địa phương xuất hiện trong ca dao tục ngữ về lao động sản xuất phần lớn là những từ ngữ chỉ nghề nghiệp, không phải là những đơn vị thuộc lớp từ ngữ giao tiếp hàng ngày. Chúng chủ yếu là những từ nói về thời tiết, nói về nghề trồng trọt và đánh bắt cá, đây là những nghề lâu đời của cư dân Việt trên các vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền lại có những đặc trưng về phương thức canh tác, quy trình đánh bắt, những từ ngữ riêng biệt để chỉ các cơng cụ sản xuất,… do đó các từ địa phương tuy khơng nhiều nhưng chúng phần nào phản ánh được đặc trưng của các ngành nghề nói trên ở một số vùng miền.
- Roọng có rường, nương có nạp. [26, 2329] (Ruộng có bờ, vườn có hàng rào)
- Tháng bảy lôông ngọn khoai tra, tháng ba lôông ngọn khoai bưa. [26, 2473]
(Tháng bảy trồng ngọn khoai già, tháng ba trồng ngọn khoai vừa) - Rồi mùa tc rã rơm khơ
Bạn về xứ bạn biết nơi mơ mà tìm. [29, 1960]
(Rồi mùa rạ nát rơm khô
Bạn về xứ bạn biết nơi đâu mà tìm)
- Hị khơng đi, ri khơng đứng, nhủ đi đằng ri, nó đi đằng tắc. [26, 1346] (Qt khơng đi, ghì lại thì khơng đứng, bảo đi bên trái, nó đi bên phải) - Được mùa xồi xoai mùa lúa. [26, 1145]
(Được mùa xoài mất mùa lúa)
(Chim bay về núi trời tạnh)
- Nước ngời trời động. [26, 2176] (Nước dâng lên nhanh trời động)
- Làm ăn cả năm không bằng trộ săm tháng tám. [26, 1506] (Trộ săm là một nghề đi biển)
- Lưới tay le, te chân gộc. [26, 1675]
(Khi kéo lưới phải tay thò tay thụt gọi là tay le; khi đi thả te chân phải đứng nhiều nên to gọi là chân gộc)
- v.v…
Trong số các từ địa phương xuất hiện trong ca dao tục ngữ về lao động sản xuất có những từ rất cũ, phản ánh lớp từ cổ của tiếng Việt, nhiều từ gắn liền với nghề trồng lúa nước và nghề đánh bắt, là những nghề lâu đời của người Việt. Ở trạng thái hiện tại có những từ chúng ta chưa tìm ra nghĩa. Việc tìm hiểu nghĩa của các từ này nhiều lúc trở nên khó khăn, địi hỏi người nghiên cứu phải đặt chúng trong những văn cảnh cụ thể và phải có vốn từ nguyên nhất định.
- Một chạp mặt thây, giêng hai vàng rộm. [26, 1815]
- Tháng năm chười, tháng mười ăn. [26, 2482]
- Tháng giêng rét đài, tháng hai rét đôốc, tháng ba rét đôốc côộc rau
mưng. [26, 2478]
Như vậy, qua khảo sát các đơn vị ca dao tục ngữ về lao động sản xuất, chúng ta thấy hầu như từ địa phương rất ít được sử dụng. Bởi đây không phải là những câu tục ngữ, những bài ca dao của riêng vùng miền nào mà chúng là sản phẩm chung của người Việt, do đó từ ngữ sử dụng phổ biến là lớp từ vựng toàn dân – “là những từ tồn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau.” [15, 291]