CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn hóa học
1.2.4. Quan hệ giữa mơi trường văn hóa và ứng xử của người Việt
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nơng nghiệp (văn hóa nơng nghiệp lúa nước) mang đặc trưng cơ bản của văn hóa thực vật, văn hóa sông nước. Những đặc trưng cơ bản này chi phối toàn bộ ứng xử của người Việt trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, do làm nghề trồng trọt, người dân phải sống định cư và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nên "dân nơng nghiệp có ý thức tơn trọng tự nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên" [43, 22]. Mặt khác, do làm nông nghiệp, con người phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên: nắng, mưa, gió, bão, đất, nước,... "cho nên về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng. Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ mà là mối quan hệ giữa chúng" [44, 22]. Người Việt đã tích lũy được một kho kinh nghiệm phong phú, quý
báu về các loại quan hệ này. Lối tư duy tổng hợp, biện chứng này không chỉ thể hiện trong ứng xử của người Việt với môi trường tự nhiên mà cả trong cách ứng xử với môi trường xã hội, trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
Trong cách ứng xử với môi trường xã hội, về mặt tổ chức cộng đồng, người dân nơng nghiệp thường phải đồn kết với nhau trong cộng đồng làng xã nên "ưa sống theo ngun tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định, lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hịa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. "Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái tình"" [44, 22]. Chính "lối tư duy tổng hợp và biện chứng luôn đắn đo, cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, ln biến báo cho thích hợp với từng hồn cảnh cụ thể: "Ở bầu thì trịn, ở ớng thì dài", "Đi với
bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" [44, 23-24].
Từ những vấn đề lí luận trên đây có thể thấy giữa ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Ngơn ngữ là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa. Do đó, khi tìm hiểu tục ngữ ca dao về lao động sản xuất của người Việt cần đặt trên nền tảng văn hóa Việt Nam - văn hóa nơng nghiệp. Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa nơng nghiệp chi phối cách nhận thức cũng như cách ứng xử của con người về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Qua nhận thức của người Việt, có thể thấy rõ tầm quan trọng, vai trị cũng như ảnh hưởng to lớn của mơi trường tự nhiên, điều kiện tự nhiên đến hoạt động lao động, sản xuất, đến kết quả của lao động sản xuất nông nghiệp. Những dấu ấn văn hóa nơng nghiệp thể hiện đậm nét qua hệ thống các câu tục ngữ, ca dao nói về kinh nghiệm lao động sản xuất của người Việt.